Đề thi cuối kì 1 lịch sử 12 kết nối tri thức (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 12 kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 1 môn Lịch sử 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
`SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Từ năm 1951 đến năm 1952, về chính trị có sự kiện gì quan trọng nhất?
A. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2-1951).
B. Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt (3-3-1951).
C. Hội nghị thành lập “Liên minh nhân dân Việt – Miến – Lào”.
D. Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ I (1-5-1952).
Câu 2. Mặt trận Liên hợp quốc dân Việt Nam ra đời dựa trên cơ sở hợp nhất của hai tổ chức nào?
A. Hội Liên Việt và Mặt trận thống nhất dân tộc giải phóng Đông Dương.
B. Hội Liên hợp quốc dân Việt Nam và Mặt trận Đông Dương độc lập Đồng minh.
C. Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt.
D. Hội Liên hợp quốc dân Việt Nam và Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng mình.
Câu 3. Tháng 12-1952, kì họp thứ ba Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua
A. Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B. Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất.
C. Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ.
D. Luật cải cách ruộng đất.
Câu 4. Nguyên nhân chủ quan quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là gì?
A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
B. Toàn dân, toàn quân đã phát huy được tinh thần yêu nước, đoàn kết, sáng tạo trong chiến đấu và sản xuất.
C. Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, mặt trận dân tộc thống nhất không ngừng được củng cố và mở rộng.
D. Hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
Câu 5. Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam là
A. sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.
C. tinh thần yêu nước và đoàn kết của nhân dân ta.
D. thắng lợi của quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít.
Câu 6.Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
A. Sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa.
B. Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất.
C. Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ.
D. Tinh thần đoàn kết trong liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương.
Câu 7. Báo Nhân dân trở thành cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam khi nào?
A. Năm 1930.
B. Năm 1931.
C. Năm 1951.
D. Năm 1952.
Câu 8. “Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các chặng đường lịch sử đấu tranh oanh liệt kể từ ngày ra đời, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng” là nội dung của báo cáo nào được trình bày tại Đại hội Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (1951)?
A. Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh.
B. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Trường Chinh.
C. Bản đề cương văn hóa của Trường Chinh.
D. Báo cáo chính trị của Lê Duẩn.
Câu 9. Hội đồng chính phủ và Hội đồng quốc phòng Pháp thông qua kế hoạch quân sự Na-va vào thời gian nào?
A. Tháng 5 – 1953.
B. Tháng 6 – 1953.
C. Tháng 7 – 1953.
D. Tháng 8 – 1953.
Câu 10. Na-va đề ra kế hoạch quân sự mới với hy vọng sẽ giành thắng lợi trong thời gian bao lâu?
A. 18 tháng.
B. 16 tháng.
C. 12 tháng.
D. 20 tháng.
Câu 11. Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
A. Sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa.
B. Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất.
C. Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ.
D. Tinh thần đoàn kết trong liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương.
Câu 12. Đâu không phải là ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
A. Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của thực dân Pháp.
B. Miền Bắc được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Miền Nam được giải phóng, thống nhất hoàn toàn đất nước.
D. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.
Câu 13. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 có điểm gì khác so với chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?
A. Là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên do quân đội ta chủ động mở.
B. Là chiến dịch có sự phối hợp giữa chiến trường chính và các chiến trường cả nước.
C. Là chiến dịch phòng thủ có quy mô lớn của quân đội ta.
D. Là chiến dịch có quy mô lớn thứ hai của quân đội ta.
Câu 14. Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau đây: “Chiến thắng Điện Biên Phủ ghi vào lịch sử dân tộc như: .................... của thế kỉ XX”
A. Một Chi Lăng, một Xương Giang, một Đống Đa.
B. Một Ngọc Hồi, một Hà Hồi, một Đống Đa.
C. Một Bạch Đằng, một Rạch Gầm – Xoài Mút, một Đống Đa.
D. Một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa.
Câu 15. Khẩu hiệu mà ta nêu ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?
A. “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”.
B. “Thà hy sinh tất cả để đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ”.
C. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!”.
D. “Phải phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp”.
Câu 16. Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí
A. quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp.
B. án ngữ Hành lang Đông - Tây của thực dân Pháp.
C. ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ.
D. có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp.
Câu 17. Đâu không phải là văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền biển đảo do Việt Nam ban hành?
A. Luật Kinh tế Việt Nam. B. Luật Biển Việt Nam.
C. Luật Hàng hải Việt Nam. D. Luật Cảnh sát Biển Việt Nam.
Câu 18. Việt Nam tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa vào năm
A. 1987. B. 1967. C. 1997. D. 1977.
Câu 19. Việt Nam là quốc gia thứ bao nhiêu phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982?
A. 61. B. 63. C. 65. D. 67.
Câu 20.Về quản lí hành chính, năm 1982, Chính phủ Việt Nam thành lập huyện đảo
A. Côn Đảo, Lí Sơn. B. Hoàng Sa, Trường Sa.
C. Vịnh Hạ Long, Trường Sa. D. Thổ Chu, Phú Quốc.
Câu 21. Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt (từ tháng 12-1978) đã được
A. một số nhà lãnh đạo Trung Quốc ủng hộ.
B. một số nhà lãnh đạo Liên Xô ủng hộ.
C. một số nhà lãnh đạo Mỹ ủng hộ.
D. 5 nước sáng lập ASEAN ủng hộ.
Câu 22. Để không ngừng phát huy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân, cần
A. phát huy vai trò trong việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
B. xây dựng và phát triển sáng tạo nghệ thuật quân sự Việt Nam.
C. đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống mỗi người Việt Nam.
D. xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và có chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.
Câu 23. Trong những năm 1975 đến nay, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của chính quyền
A. Việt Nam Cộng hòa.
B. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
C. Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 24. Theo Luật Biển Việt Nam, khi tiến hành bắt, tạm giữ, tạm giam người có hành vi vi phạm pháp luật, hoặc tạm giữ tàu thuyền nước ngoài, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho Bộ nào?
A. Bộ Công an.
B. Bộ Tư pháp.
C. Tòa án nhân dân tối cao.
D. Bộ Ngoại giao.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Mới 12 giờ trưa, những nẻo đường dẫn vào vườn hoa Ba Đình, nơi được chọn để cử hành lễ ngày độc lập đã thấy cuồn cuộn những dòng chảy đến. Đủ mặt các giới, các đoàn thể... Tất cả, hôm đó, đều không còn giữ sự phân biệt của mọi ngày thường về đẳng cấp, về tín ngướng, về nam nữ, về thế hệ,... Đến đây, ai cũng chỉ còn là một người dân Việt Nam giữa những người dân Việt Nam khác đi đón nhận lời tuyên bố chính thức về nền độc lập nước nhà...”.
(Báo Cứu Quốc, số 36, ngày 5 – 9 – 1945)
a) Đoạn tư liệu viết về sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 2 – 9 – 1945.
b) Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam đã thắng lợi hoàn toàn.
c) Đoạn tư liệu phản ánh sự kiện mở đầu cuộc Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam.
d) Đoạn tư liệu phản ánh lực lượng quần chúng nổi dậy giành chính quyền ở Hà Nội.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“...Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19 – 12 – 1946), trích trong Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 534)
a) Nhân dân Việt Nam kiên quyết không nhượng bộ chủ quyền lãnh thổ cho thực dân Pháp.
b) Nhân dân Việt Nam phải đứng lên kháng chiến chống phát xít Nhật khi không thể chung sống hòa bình được nữa.
c) Đoạn trích thể hiện quyết tâm khởi nghĩa giành chính quyền từ tay Pháp của nhân dân Việt Nam.
d) Đoạn trích thể hiện dã tâm xâm lược nước ta lần thứ hai của thực dân Pháp
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“ Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976), trích trong: Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 37, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2004, tr.457)
a) Đoạn tư liệu thể hiện kết quả của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc Việt Nam.
b) Đoạn tư liệu phản ánh ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam (1954 – 1975).
c) Thắng lơi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam (1954 – 1975) có tác động to lớn đến thế giới.
d) Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam (1954 – 1975) cho thấy nhân tố con người giữ vai trò quyết định.
Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Ngày nay, trước cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, trước sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và quá trình quốc tế hóa mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, càng cần phải kết hợp chặt chẽ yếu tố dân tộc với yếu tố quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại để đưa đất nước tiến lên”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), trích trong: Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kì Đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.407)
a. Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
b. Cần kết hợp kinh tế trong nước với kinh tế thế giới trong quá trình phát triển.
c. Yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế sẽ đóng vai trò quyết định sự phát triển của đất nước.
d. Trong thời đại ngày nay, càng cần phải kết hợp giữa yếu tố dân tộc với yếu tố quốc tế.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
--------------------------------------
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Tìm hiểu lịch sử | 4 | 4 | 2 | 2 | 3 | 0 |
Nhận thức và tư duy lịch sử | 3 | 4 | 5 | 4 | 3 | 2 |
Vận dụng ‘kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 1 | 0 | 0 | 1 | 1 |
TỔNG | 8 | 9 | 7 | 6 | 7 | 3 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
LỊCH SỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Tìm hiểu lịch sử | Nhận thức và tư duy lịch sử | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY) | 24 | 16 | 24 | 16 | ||||
Bài 7. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) | Nhận biết | Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. | 3 | 2 | C1, C2. C3 | C1a, C1b | ||
Thông hiểu | Trình bày được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. | 3 | 1 | C4, C5, C6 | C1c | |||
Vận dụng | Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. | 2 | 1 | C7, C8 | C1d | |||
Bài 8. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) | Nhận biết | Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. | 3 | 1 | C9, C10 | C2a | ||
Thông hiểu | Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. | 3 | 4 | C11, C12, C13 | c2b, C2c, C3a, C3b | |||
Vận dụng | Trân trọng, tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương. | 2 | 3 | C14, C15, C16 | C3c, C3d, C2d | |||
Bài 9. Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay | Nhận biết | Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay. | 3 | C18, C19, C20 | ||||
Thông hiểu | Phân tích được nguyên nhân, diễn biến của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến đầu những năm 80 của thế kỉ XX), cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía Bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay. | 3 | 2 | C17, C21, C22 | C4a, C4b | |||
Vận dụng | Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. | 2 | 2 | C23, C24 | C4c, C4d |