Đề thi giữa kì 2 ngữ văn 11 kết nối tri thức (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 11 kết nối tri thức kì 1 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 gữa kì 2 ngữ văn 11 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

 

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Mỗi người, dù ít hay nhiều, dù nặng hay nhẹ, đều đã từng phạm lỗi, làm sai trong đời, đó là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, thái độ của con người đối với lỗi lầm hoàn toàn khác nhau. Có một số người dám dũng cảm thừa nhận mình làm sai, dám gánh vác trách nhiệm, như cậu học trò ở Hải Phòng, vô tình làm vỡ gương ôtô mà không có chủ xe ở đó, đã để lại bức thư xin lỗi và số điện thoại với mong muốn được đền bù. Cũng có những người trốn tránh lỗi lầm, rũ bỏ trách nhiệm. Kì thực, nhận lỗi, gánh vác trách nhiệm là nghĩa vụ mà mỗi người đều nên làm, bất cứ ai, nếu không muốn phá hỏng danh dự của mình. Đây là phẩm đức tối thiểu mà mỗi người nên chuẩn bị cho mình.

Nhận lỗi, gánh vác trách nhiệm cần dũng khí. Dũng khí này bắt nguồn từ cảm giác chính nghĩa của con người – lòng tự trọng của nhân loại. Lòng tự trọng là tất cả những thứ cơ bản nhất của lương thiện và nhân từ. Nó khiến con người có hành vi đúng đắn, tư tưởng cao thượng, tín ngưỡng chân chính, cuộc sống tốt đẹp. Chúng ta nên “gieo” nhận lỗi lầm, gánh vác trách nhiệm vào cõi lòng, để chúng trở thành một kiểu ý thức mãnh liệt trong não chúng ta.

(Trích nguồn Internet)

Câu 1 (0.5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2 ( 0.5 điểm). Hãy chỉ ra thao tác lập luận chủ yếu trong văn bản.

Câu 3 ( 1.0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu “Chúng ta nên “gieo” nhận lỗi lầm, gánh vác trách nhiệm vào cõi lòng, để chúng trở thành một kiểu ý thức mãnh liệt trong não chúng ta.”?

Câu 4 (1.0 điểm). Anh/ chị hãy rút ra thông điệp của văn bản trên.

Câu 5 (2.0 điểm). Từ đoạn trích trong phần đọc hiểu hãy viết đoạn văn ngắn 200 từ nói về lòng tự trọng.

  1. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

Câu 1 (5.0 điểm): Nỗi đau của Thúy Kiều được thể hiện như thế nào trong đoạn trích Trao duyên?

 

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

2

0

1

 

 

 

 

0

3

2

Thực hành tiếng Việt

 

 

 

 

 

 

0

1

0

1

1

Viết

 

 

 

 

0

2

 

 

0

2

7

Tổng số câu TN/TL

0

2

0

1

0

2

0

1

0

6

10

Điểm số

0

2

0

1

0

7

0

1

0

10

10

Tổng số điểm

1.0 điểm

10%

1.0 điểm

10%

7.0 điểm

70%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

5

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

-   Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.

-   Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

2

 

 

C1,2

Thông hiểu

 

-  Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

-  Hiểu được nội dung chính của văn bản

-  Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

-      Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.

1

 

 

C4

Vận dụng

-  Trình bày được những cảm nhận sâu sắc rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

-  Đánh giá nét độc đáo của văn bản thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống qua cách sử dụng từ ngữ hình ảnh và giọng điệu.

-      Thông điệp từ văn bản

1

  

C5

 

Vận dụng cao

-      Nhận biết được biện pháp tu từ cũng như chức năng của nó trong việc biểu đạt ý nghĩa.

1

  

C3

VIẾT

1

0

 

 

 

Vận dụng

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ:

*Nhận biết

- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện.

- Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận ( chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng)

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

*Thông hiểu

- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ

- Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm

- Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện ( chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

* Vận dụng

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện

- Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả.

1

 

 

C1 phần viết

  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi ngữ văn 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay