Đề thi giữa kì 2 ngữ văn 11 kết nối tri thức (Đề số 9)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 11 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 9. Cấu trúc đề thi số 9 giữa kì 2 môn Ngữ văn 11 kết nối này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
TẠP THI 1
Nguyễn Du
Trai tài đầu bạc ngóng trời than,
Dựng nghiệp, mưu sinh luống lỡ làng.
Thu cúc xuân lan thành chuyện hão,
Hạ nồng đông rét giục ngày tàn.
Chó vàng thủ mãi quanh Hồng Lĩnh,
Mây trắng đau nằm cạnh Quế Giang
Vẫn thích ở quê luôn có rượu
Ba mươi đồng sẵn túi còn mang.
(Nguyễn Thạch Giang dịch, in trong Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1978)
Câu 1 (0.5 điểm): Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ?
Câu 2 (0.5 điểm): Cảm xúc chủ đạo của bài thơ trên là gì?
Câu 3 (1.0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ sau: “Trai tài đầu bạc ngóng trời than?”.
Câu 4 (1.0 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “Trai tài đầu bạc ngóng trời than” ở câu đầu của bài thơ?
Câu 5 (1.0 điểm): Từ nội dung bài thơ, anh/chị có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con người đối với xã hội?
B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ phần Đọc hiểu.
Câu 2 (4.0 điểm):
...........................................
BÀI LÀM:
........................................…………………………………………………..
........................................…………………………………………………..
........................................…………………………………………………..
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ THI GHK 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
TT | Thành phần năng lực | Mạch nội dung | Số câu | Cấp độ tư duy | ||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng | |||||||
Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | 40% | ||||
1 | Năng lực Đọc | Văn bản đọc hiểu | 5 | 2 | 20% | 2 | 20% | 1 | 10% | |
2 | Năng lực Viết | Nghị luận văn học | 1 | 5% | 5% | 10% | 20% | |||
Nghị luận xã hội | 1 | 7.5% | 10% | 22.5% | 40% | |||||
Tỉ lệ % | 22.5% | 35% | 42.5% | 100% | ||||||
Tổng | 7 | 100% |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | ||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 5 | 0 | |||||
Nhận biết | - Nhận biết thể thơ và phương thức biểu đạt chính được sử dụng. - Nhận biết được cảm xúc chủ đạo của bài thơ. | 2 | 0 | C1,2 | |||
Thông hiểu | - Hiểu được ý nghĩa hình ảnh “trai tài đầu bạc ngóng trời than”. - Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ. | 2 | 0 | C3,4 | |||
Vận dụng | - Suy nghĩ về trách nhiệm của con người đối với xã hội. | 1 | 0 | C5 | |||
VIẾT | 2 | 0 | |||||
Vận dụng | Viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. | 1 | 0 | C1 phần tự luận | |||
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của việc mở rộng tâm hồn trong cuộc sống. *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận. *Thông hiểu - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. - Lý giải được vấn đề nghị luận. - Thể hiện quan điểm của người viết. * Vận dụng - Mở rộng vấn đề trao đổi với quan điểm trái chiều hặc ý kiến khác để có cái nhìn khách quan toàn diện. | 1 | 0 | |||||
C2 phần tự luận |