Đề thi giữa kì 2 ngữ văn 9 cánh diều (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 9 cánh diều Giữa kì 2 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 2 môn Ngữ văn 9 cánh diều này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 9 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT: ………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Tặng một vầng trăng sáng
Một vị thiền sư ẩn tu trong am tranh trên núi, một hôm nhân buổi tối đi dạo trong rừng, dưới ánh trăng vằng vằng, đột nhiên ngài ngộ ra trí tuệ của mình.
Ngài vui mừng trở về nơi ở, nhìn thấy am tranh của mình bị kẻ cắp lục lọi, kẻ cắp tìm không ra của cải gì, lúc sắp sửa bỏ đi thì gặp thiền sư ở cổng. Thì ra, sợ kẻ trộm giật mình, thiền sư từ nãy đến giờ cứ đứng đợi ở cổng. Ngài chắc chắn kẻ trộm không tìm được bất cứ đồ đạc gì đáng giá, liền cởi chiếc áo ngoài của mình cầm sẵn trong tay.
Kẻ cắp đang trong lúc kinh ngạc bối rối thì thiền sư nói:
- Từ đường rừng núi xa xôi, cậu đến thăm tôi, dù thế nào đi nữa cũng không thể để cậu ra về tay không! Đêm lạnh, cậu hãy mang theo chiếc áo này!
Vừa nói, ngài vừa khoác chiếc áo lên người kẻ cắp. Hắn ta lúng túng không biết làm thế nào, cúi đầu chuồn thẳng. Nhìn theo bóng kẻ cắp đi dưới ánh trăng vằng vặc, rối mất hút trong rừng núi, thiền sư không khỏi cảm thương rồi khảng khái thốt lên:
- Hỡi con người đáng thương kia, ta chỉ mong được tặng cậu một vầng trăng sáng.
Sau khi tiễn đưa kẻ cắp bằng mắt, thiền sư đi vào am tranh ngồi thiền, ngài nhìn trăng sáng ngoài cửa sổ rọi vào khoảng không trong nhà.
Hôm sau, dưới sự vuốt ve dịu dàng, ấm áp của ánh trăng, từ trong buồng thiền sâu thẳm, ngài mở mắt ra nhìn thấy chiếc áo ngoài mà ngài đã khoác lên người kẻ cắp được gấp gọn gàng tử tế đặt ở cửa. Vô cùng sung sướng, thiền sư lẩm bẩm nói:
- Cuối cùng ta đã tặng cậu ấy một vầng trăng sáng.
(Tặng một vầng trăng sáng - Truyện cực ngắn, Lâm Thanh Huyền, NXB Quân Đội nhân dân, Hà Nội, 2003, tr.7-8)
Chú thích:
Tác giả: Lâm Thanh Huyền (1953 - 2019). Ông là nhà văn, nhà thơ có nhiều giải thưởng văn học. Đặc điểm trong văn của ông là sự dung hợp, lĩnh hội giữa tôn giáo và văn học. Ngôn ngữ trong sáng, giàu đẹp, kinh nghiệm sống phong phú, thấm nhuần tinh thần Phật Giáo với những triết lí nhân sinh sâu sắc.
Câu 1 (0.5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2 (0.5 điểm). Chỉ ra hai lời dẫn trực tiếp trong văn bản trên?
Câu 3 (1.0 điểm). Em hãy tóm tắt và nêu nội dung chính của văn bản trên.
Câu 4 (1.0 điểm). Em hãy cho biết “vầng trăng sáng” trong bài là biểu tượng cho điều gì?
Câu 5 (1.0 điểm). Hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân từ văn bản trên?
B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm). Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích yếu tố nghệ thuật của truyện ngắn “Tặng một vầng trăng sáng” của nhà văn Lâm Thanh Huyền
Câu 2 (4.0 điểm). Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết: “Làm thế nào để rèn luyện thói quen đọc sách cho học sinh?”
BÀI LÀM
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 3 | 3.0 | ||||
Thực hành tiếng Việt | 0 | 2 | 0 | 2 | 1.0 | ||||||
Viết | 0 | 2 | 0 | 2 | 6.0 | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 7 | 10 |
Điểm số | 0 | 1.0 | 0 | 2.0 | 0 | 6.0 | 0 | 1.0 | 0 | 10 | 10.0 |
Tổng số điểm | 1.0 điểm 10% | 2.0 điểm 20% | 6.0 điểm 60% | 1.0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | ||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 2 | 0 | |||||
Nhận biết | - Xác định được phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. - Nhận biết được lời dẫn trực tiếp trong văn bản. | 2 | 0 | C1,C2 | |||
Thông hiểu | - Tóm tắt và nắm được nội dung chính của văn bản. - Hiểu được ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “vầng trăng sáng” trong bài đọc. | 2 | 0 | C3,C4 | |||
Vận dụng cao | Nêu được thông điệp sau khi đọc hiểu nội dung văn bản. | 1 | 0 | C5 | |||
VIẾT | 2 | 0 | |||||
Vận dụng |
| 1 | 0 | C1 phần viết | |||
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. * Nhận biết: - Bài văn đảm bảo bố cục 3 phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài). - Xác định được kiểu bài nghị luận về một vấn đề cần giải quyết. - Giới thiệu vấn đề. * Thông hiểu - Triển khai vấn đề thành các luận điểm. - Bài văn nêu được những kiến thức từ thực tế để làm rõ vấn đề nghị luận đưa ra: Thực trạng, nguyên nhân, tác hại, giải pháp về thói quen đọc sách của học sinh. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích bàn luận về vấn đề. - Khẳng định và mở rộng vấn đề. | 1 | 0 | C2 phần tự luận |