Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt 2 kết nối tri thức (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 2 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 2 môn Tiếng Việt 2 kết nối này bao gồm: kt đọc thành tiếng, đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tiếng việt 2 sách kết nối tri thức và cuộc sống
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
TIẾNG VIỆT 2 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 6, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (3,0 điểm)
CHIẾC RỄ ĐA TRÒN
Một sớm hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát, rồi bảo chú cần vụ đứng gần đấy:
- Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!
Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Nhưng Bác lại bảo:
- Chú nên làm thế này.
Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.
Chú cần vụ thắc mắc:
- Thưa Bác, làm thế để làm gì ạ?
Bác khẽ cười:
- Rồi chú sẽ biết.
Nhiều năm sau, chiếc rễ đã bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó, mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.
Theo Tập sách Bác Hồ kính yêu
Câu 1 (0,5 điểm). Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác đã bảo chú cần vụ làm gì?
A. Bác bảo chú cần vụ cuộn tròn rồi trồng cho chiếc rễ mọc tiếp.
B. Bác bảo chú cần vụ bỏ sang một bên.
C. Bác bảo chú cần vụ cất vào nhà.
D. Bác bảo chú cần vụ bỏ vào thùng rác.
Câu 2 (0,5 điểm). Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào?
A. Bác hướng dẫn chú cần vụ vùi chiếc rễ xuống đất.
B. Bác hướng dẫn chú cần vụ buộc tựa vào cái cọc, sau đó vùi rễ xuống đất.
C. Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, buộc tựa vào hai cái cọc, sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất.
D. Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ thành một hình vuông sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất.
Câu 3 (0,5 điểm). Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng thế nào?
A. Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa xinh đẹp.
B. Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa cao lớn.
C. Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa nhỏ xíu.
D. Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa có vòng lá tròn.
Câu 4 (0,5 điểm). Tại sao Bác Hồ lại bảo chú cần vụ cuộn rễ đa thành vòng tròn rồi mới trồng?
A. Vì muốn rễ đa mọc nhanh hơn.
B. Vì muốn tạo thành một vòng lá tròn để thiếu nhi chơi đùa.
C. Vì đó là cách trồng cây đặc biệt của Bác.
D. Vì Bác muốn thử nghiệm một phương pháp mới.
Câu 5 (0,5 điểm). Câu chuyện thể hiện đức tính nào của Bác Hồ?
A. Yêu thiên nhiên, sáng tạo và luôn nghĩ đến niềm vui của thiếu nhi.
B. Chăm chỉ lao động và không bao giờ nghỉ ngơi.
C. Nghiêm khắc trong công việc trồng cây.
D. Chỉ thích tự tay làm mọi việc.
Câu 6 (0,5 điểm). Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?
A. Cần sáng tạo và quan tâm đến lợi ích của mọi người khi làm việc.
B. Chỉ nên trồng cây theo cách đặc biệt để tạo hình đẹp.
C. Trồng cây theo cách nào cũng được, không cần suy nghĩ.
D. Không nên thắc mắc khi làm theo hướng dẫn của người khác.
Luyện từ và câu: (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Điền dấu chấm, dấu phẩy hoặc dấu chấm hỏi thích hợp vào chỗ trống dưới đây:
...........................................
Câu 8 (2,0 điểm) Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu:
A | B | |
1. Từng đoàn tàu vang lên | a. vờn sát mặt nước để kiếm mồi. | |
2. Các chú hải quân | b. bơi quanh tàu cảnh sát biển Việt Nam. | |
3. Những con chim hải âu | c. tiếng cười đùa vui vẻ của các bạn học sinh. | |
4. Đàn cá heo | d. luôn vững tay súng bảo vệ biển đảo quê hương. |
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm): Chính tả nghe – viết: Viết một đoạn trong bài “Tết đến rồi” (SGK TV2, Kết nối tri thức – trang 19) từ “Mai và đào” cho đến “nụ hồng chúm chím”.
Câu 10 (8,0 điểm):
...........................................
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 2 – KẾT NỐI TRI THỨC
STT | Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | Tổng | |||||||
TN | TL | HT khác | TN | TL | HT khác | TN | TL | TN | TL | HT khác | |||
1 | Đọc thành tiếng | 1 câu: 3 điểm | |||||||||||
2 | Đọc hiểu + Luyện từ và câu | Số câu | 2 | 0 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 1 | 6 | 2 | 0 |
Câu số | 1,2,3 | 0 | 0 | 4,5 | 7 | 0 | 6 | 8 | C1,2,3,4,5,6 | C7,8 | 0 | ||
Số điểm | 1,5 | 0 | 0 | 1,0 | 2 | 0 | 0,5 | 2 | 3 | 4 | 0 | ||
Tổng | Số câu: 8 Số điểm: 7 | ||||||||||||
3 | Viết | Số câu | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 |
Câu số | 0 | 9 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 10 | 0 | C9,10 | 0 | ||
Số điểm | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 0 | |||
Tổng | Số câu: 2 Số điểm: 10 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 2 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. PHẦN TIẾNG VIỆT | ||||||
Từ Câu 1 – Câu 6 | 6 | |||||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Nhận biết được nhiệm vụ mà Bác Hồ giao cho chú cần vụ. - Nhận biết được cách Bác Hồ hướng dẫn chú cần vụ. - Nhận biết được hình dáng của cây đa. | 3 | C1,2,3 | ||
Kết nối | - Hiểu được ý nghĩa các hình ảnh, chi tiết trong bài. - Hiểu được những phẩm chất của Bác Hồ. | 2 | C4,5 | |||
Vận dụng | - Rút ra được nội dung và thông điệp của bài đọc mà tác giả gửi gắm. | 1 | C6 | |||
Câu 7– Câu 8 | 2 | |||||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Điền dấu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện câu. | 1 | C7 | ||
Kết nối | - Nối các từ với nhau để tạo thành nghĩa hoàn chỉnh. | 1 | C8 | |||
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 9-10 | 2 | |||||
3. Luyện viết chính tả và viết đoạn văn | Vận dụng | Chính tả nghe và viết | 1 | C9 | ||
- Nắm được bố cục của một đoạn văn (câu mở đầu – câu phát triển – câu kết thúc). - Giới thiệu về mùa đó. - Nêu được đặc điểm, những hoạt động của em về mùa đó. - Nêu được suy nghĩ và cảm nhận của em về mùa mà em thích nhất. - Vận dụng được các kiến thức đã học để viết đoạn văn. - Có sáng tạo trong diễn đạt, đoạn văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. | 1 | C10 |