Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt 2 kết nối tri thức (Đề số 6)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 2 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 giữa kì 2 môn Tiếng Việt 2 kết nối này bao gồm: kt đọc thành tiếng, đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tiếng việt 2 sách kết nối tri thức và cuộc sống
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
TIẾNG VIỆT 2 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 6, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (3,0 điểm)
VỆ SĨ CỦA RỪNG XANH
Đại bàng ở Trường Sơn có hai loại phổ biến: loại lông đen mỏ vàng, chân đỏ và loại lông màu xanh cánh trả, mỏ đỏ, chân vàng.
Mỗi con đại bàng khi vỗ cánh bay lên cao nom như một chiếc tàu lượn. Nó có sải cánh rất vĩ đại, dài tới 3 mét. Và cũng phải nhờ sải cánh như vậy, nó mới có thể bốc được thân mình nặng gần ba chục cân lên bầu trời cao.
Cánh đại bàng rất khỏe, có bộ xương cánh tròn dài như ống sáo và trong như thủy tinh. Lông cánh đại bàng ngắn nhất cũng phải tới bốn mươi nhăm phân. Mỏ đại bàng dài tới bốn mươi phân, rất cứng. Và đôi chân thì giống như đôi móc hàng của cần cẩu, những móng vuốt nhọn của nó có thể cào bong gỗ như ta tước lạt giang vậy.
Hình ảnh con chim đại bàng trở thành hình tượng của lòng khát khao tự do và tinh thần dũng cảm, đức tính hiền lành của người dân miền núi. Cánh đại bàng vỗ vào không khí tạo nên luồng gió phát ra những tiếng kêu vi vút, vi vút. Anh chiến sĩ đã gọi đó là dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời. Mặc dù có sức khỏe và được các loài chim nghiêng mình cúi chào, nhưng đại bàng cũng không cậy sức khỏe của mình để bắt nạt các giống chim khác.
Theo Thiên Lương
(Trích “Thú rừng Tây Nguyên”)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo bài đọc, chim đại bàng xuất hiện ở khu vực nào?
A. Vùng núi phía Bắc.
B. Vùng rừng núi Trường Sơn.
C. Vùng Tây Nguyên.
D. Vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 2 (0,5 điểm). Khi vỗ cánh bay lên cao, đại bàng được tác giả so sánh với gì?
A. Một cánh diều.
B. Một chiếc thuyền.
C. Một chiếc tàu lượn.
D. Một dải lụa đào.
Câu 3 (0,5 điểm). Anh chiến sĩ gọi âm thanh nào là dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời?
A. Tiếng cánh đại bàng vỗ vào không khí.
B. Tiếng móng vuốt cào gỗ.
C. Tiếng kêu của đại bàng.
D. Tiếng vó ngựa.
Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao đại bàng được gọi là vệ sĩ của rừng xanh?
A. Vì nó rất to lớn, sải cánh rất vĩ đại.
B. Vì nó rất khỏe, móng vuốt của nó có thể cào bong gỗ.
C. Vì đại bàng luôn sải cánh bảo vệ rừng xanh.
D. Vì đại bàng rất khỏe nhưng không cậy sức khỏe của mình để bắt nạt các giống chim khác.
Câu 5 (0,5 điểm). Vì sao tiếng đại bàng vỗ cánh được anh chiến sĩ gọi là “dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời”?
A. Vì đại bàng đập cánh rất nhanh.
B. Vì cánh đại bàng vỗ vào không khí tạo nên luồng gió phát: những tiếng kêu vi vút, vi vút.
C. Vì cánh đại bàng đập vào nhau tạo ra tiếng kêu.
D. Vì cánh đại bàng tạo ra nhiều tiếng to nhỏ khác nhau.
Câu 6 (0,5 điểm). Bài học mà em rút ra từ hình ảnh con đại bàng là gì?
A. Sống mạnh mẽ, kiên cường nhưng cũng phải hiền lành, không bắt nạt kẻ yếu.
B. Chỉ những loài mạnh mẽ mới có thể sinh tồn.
C. Phải sử dụng sức mạnh để thống trị kẻ yếu hơn.
D. Loài chim nào cũng như nhau, không có gì đặc biệt.
Luyện từ và câu: (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm).
...........................................
Câu 8 (2,0 điểm) Nối tên con vật ở cột trái với đặc điểm của nó ở cột phải cho thích hợp:
A | B | |
1. Nai | a. hay bắt chước | |
2. Gấu trắng | b. tò mò | |
3. Thỏ đế | c. hay háu đá | |
4. Ngựa | d. nhát | |
5. Khỉ | e. hiền lành |
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm):
...........................................
Câu 10 (8,0 điểm): Em hãy viết đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu kể về một số việc làm bảo vệ cây xanh xung quanh em.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 2 – KẾT NỐI TRI THỨC
STT | Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | Tổng | |||||||
TN | TL | HT khác | TN | TL | HT khác | TN | TL | TN | TL | HT khác | |||
1 | Đọc thành tiếng | 1 câu: 3 điểm | |||||||||||
2 | Đọc hiểu + Luyện từ và câu | Số câu | 2 | 0 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 1 | 6 | 2 | 0 |
Câu số | 1,2,3 | 0 | 0 | 4,5 | 7 | 0 | 6 | 8 | C1,2,3,4,5,6 | C7,8 | 0 | ||
Số điểm | 1,5 | 0 | 0 | 1,0 | 2 | 0 | 0,5 | 2 | 3 | 4 | 0 | ||
Tổng | Số câu: 8 Số điểm: 7 | ||||||||||||
3 | Viết | Số câu | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 |
Câu số | 0 | 9 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 10 | 0 | C9,10 | 0 | ||
Số điểm | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 0 | |||
Tổng | Số câu: 2 Số điểm: 10 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 2 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. PHẦN TIẾNG VIỆT | ||||||
Từ Câu 1 – Câu 6 | 6 | |||||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Nhận biết được khu vực nơi đại bàng xuất hiện. - Nhận biết được đặc điểm cánh đại bàng. - Nhận biết được âm thanh khi đại bàng phát ra tiếng. | 3 | C1,2,3 | ||
Kết nối | - Hiểu được ý nghĩa các hình ảnh, chi tiết trong bài. | 2 | C4,5 | |||
Vận dụng | - Rút ra được nội dung và thông điệp của bài đọc mà tác giả gửi gắm. | 1 | C6 | |||
Câu 7– Câu 8 | 2 | |||||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Điền các vần còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện câu. | 1 | C7 | ||
Kết nối | - Nối các từ sao cho phù hợp nghĩa của câu. | 1 | C8 | |||
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 9-10 | 2 | |||||
3. Luyện viết chính tả và viết đoạn văn | Vận dụng | Chính tả nghe và viết | 1 | C9 | ||
- Nắm được bố cục của một đoạn văn (câu mở đầu – câu phát triển – câu kết thúc). - Giới thiệu về ý nghĩa của việc bảo vệ cây xanh. - Nêu được công việc chăm sóc cây xanh. - Nêu cảm xúc của em về hành động đó. - Vận dụng được các kiến thức đã học để viết đoạn văn. - Có sáng tạo trong diễn đạt, đoạn văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. | 1 | C10 |