Đề thi giữa kì 2 tiếng việt 4 chân trời sáng tạo (Đề số 9)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra tiếng việt 4 chân trời sáng tạo kì 2 đề số 9. Cấu trúc đề thi số 9 giữa kì 2 tiếng việt 4 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- TIẾNG VIỆT (4,0 điểm)
- Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG
Cuộc đua ma-ra-tông hằng năm diễn ra vào mùa hè. Tôi có nhiệm vụ ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi ai đó cần được chăm sóc y tế.
- Chúng ta sẽ theo sau người chạy cuối cùng. Anh lái xe chầm chậm thôi nhé! - Tôi nói với người lái xe.
Đoàn người dần tăng tốc, xe chúng tôi bám theo sau. Ở cuối đoàn đua là một phụ nữ mặc áo thể thao màu xanh da trời. Đôi chân của chị bị tật, tưởng chừng không thể nào bước đi được, nói gì đến chạy. Nhìn chị chật vật nhích từng bước một, mặt đỏ bừng như lửa mà tôi nín thở, rồi tự dưng reo hò: “Cố lên! Cố lên!”. Tôi vừa sờ sợ, vừa phấn khích, vừa ngưỡng mộ dõi theo chị đang kiên trì và quả quyết vượt qua những mét cuối cùng.
Vạch đích đã hiện ra. Ai đó đã chăng một sợi ruy băng hồng ngang đường. Người phụ nữ chầm chậm băng qua. Sợi ruy băng tung ra, bay phấp phới sau lưng chị như đôi cánh.
Cuộc đua đã kết thúc từ lâu, nhưng ấn tượng về chị thì còn mãi. Với chị, điều quan trọng không phải là chiến thắng những người khác, mà là chiến thắng bệnh tật của mình. Mỗi lúc gặp khó khăn trong cuộc sống, hình ảnh “người chạy cuối cùng” lại tiếp thêm động lực cho tôi.
(Theo Đỗ Anh Khoa)
Câu 1 (0,5 điểm). Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là gì?
- Chăm sóc y tế cho vận động viên.
- Bắn tiếng súng lệnh cho cuộc đua.
- Lái xe cứu thương.
Câu 2 (0,5 điểm). Không khí của cuộc thi ma-ra-thon thế nào?
- Không khí của cuộc thi ma-ra-thon sôi nổi.
- Không khí của cuộc thi ma-ra-thon buồn tẻ.
- Không khí của cuộc thi ma-ra-thon bình thường.
Câu 3 (0,5 điểm). Trong giải ma-ra-thon tác giả chú ý đến nhân vật nào nhất?
- Chú ý đến những người trên xe cứu thương.
- Chú ý đến người xuất phát cuối cùng.
- Chú ý đến những người xuất phát đầu tiên.
Câu 4 (0,5 điểm). Qua bài đọc, em hiểu giải Ma-ra-thon là giải dành cho ai?
- Giải ma-ra-thon dành cho người thích đi xe đạp.
- Giải ma-ra-thon dành cho người thích chạy bộ.
- Giải ma-ra-thon dành cho người thích leo núi.
- Luyện từ và câu (2,0 điểm)
Câu 5 (1,0 điểm). Tìm câu chủ đề có trong đoạn văn sau:
Hải âu báo trước cho những người đi biển những cơn bão. Lúc trời sắp nổi bão, chúng càng bay nhiều, vờn sát ngọn sóng hơn và về tổ muộn hơn. Tiếng hải âu kêu tha thiết giục giã. Chúng còn kiếm mồi sẵn cho lũ con trong nhiều ngày chờ khi biển lặng. Ai đã từng lênh đênh trên biển cả dài ngày, mỗi lần thấy cánh hải âu, lòng lại không cháy bùng lên hi vọng? Đàn hải âu bay lượn quanh cột buồm, quanh con tàu, báo hiệu đất liền, báo bến cảng, báo hiệu sự bình yên. Có thể xem, hải âu là người bạn hiền thân thiết của người đi biển.
Câu 6 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:
- Gần trưa, ông ngoại về đến nhà.
- Học sinh trường đến trường bằng xe đạp.
- Cái túi này được làm bằng giấy.
- Giờ ra chơi, An chạy đến bàn tôi hớn hở: “Bố mẹ cho phép tớ gọi điện cho bạn bè đấy. Đi học về tớ sẽ gọi cậu nhé!”.
- TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 7. Viết đoạn văn (2,0 điểm)
Đề bài: Viết đoạn văn về một câu chuyện mà em thích và cho biết vì sao em thích câu chuyện đó.
Câu 8. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài: Viết bài văn tả một cây hoa em thích, trong bài văn có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa.
BÀI LÀM
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 | 2 | 4 | 0 | 2,0 | ||||
Luyện từ và câu | 1 | 1 | 0 | 2 | 2,0 | ||||
Luyện viết đoạn văn | 1 | 0 | 1 | 2,0 | |||||
Luyện viết bài văn | 1 | 0 | 1 | 4,0 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 2 | 1 |
| 2 | 4 | 4 | 8 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 |
| 6,0 | 2,0 | 8,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 2,0 20% | 2,0 20% | 6,0 60% | 10,0 100% | 10,0 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được các chi tiết trong bài. | 2 |
| C1, 2 | |
Kết nối | - Liên hệ kiến thức về từ loại tính từ để xác định tính từ trong câu văn. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học. | 2 |
| C3, 4 | ||
CÂU 5 – CÂU 6 | 3 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Nhận diện được thành phần chính của câu. | 0,5 | C6 | ||
Kết nối | - Xác định được câu chủ đề của đoạn văn. - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu. | 1,5 | C5, C6 |
| ||
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 7 | 1 |
|
|
| ||
1. Luyện viết đoạn văn | Vận dụng | - Nắm được hình thức của đoạn văn. - Giới thiệu được câu chuyện mà em thích và nêu được lí do em thích câu chuyện đó. - Đoạn văn có giọng điệu hấp dẫn. |
|
| C7 |
|
Câu 8 | 1 |
|
|
| ||
2. Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Miêu tả một cây hoa, có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa. - Bày tỏ được suy nghĩ, cảm xúc về cây hoa. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. |
|
| C8 |
|