Đề thi giữa kì 2 vật lí 11 cánh diều (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Vật lí 11 cánh diều giữa kì 2 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 2 môn Vật lí 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án vật lí 11 cánh diều

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

VẬT LÍ 11 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong không khí

  1. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích.
  2. tỉ lệ với khoảng cách giữa 2 điện tích.
  3. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa 2 điện tích.
  4. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích.

Câu 2. Trong sự nhiễm điện do cọ xát, khi các vật khác bản chất, trung hòa về điện được cọ xát với nhau thì hai vật sau đó sẽ nhiễm điện như thế nào?

  1. Nhiễm điện trái dấu.
  2. Nhiễm điện cùng dấu.
  3. Nhiễm điện âm.
  4. Nhiễm điện dương.

Câu 3. Ba điện tích điểm chỉ có thể nằm cân bằng dưới tác dụng của các lựa điện khi

  1. ba điện tích cùng loại nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều.
  2. ba điện tích không cùng loại nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều.
  3. ba điện tích không cùng loại nằm trên cùng một đường thẳng.
  4. ba điện tích cùng loại nằm trên cùng một đường thẳng.

Câu 4. Hai điện tích điểm có độ lớn không đổi được đặt trong cùng một môi trường có hằng số điện môi là ε, nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích lên 2 lần thì lựa tương tác giữa chúng sẽ

  1. tăng 2 lần.
  2. giảm 2 lần.
  3. tăng 4 lần.
  4. giảm 4 lần.

Câu 5. Hai vật giống nhau có điện tích lần lượt là 6,0 μC và -2,0 μC. Khi đặt cách nhau một khoảng r thì chúng hút nhau với lực có độ lớn 2 N. Nếu cho hai vật chạm vào nhau rồi dịch chuyển ra xa nhau 2r thì chúng hút hay đẩy nhau và với lực có độ lớn bằng bao nhiêu?

  1. Chúng đẩy nhau và độ lớn lực điện là 0,17 N.
  2. Chúng hút nhau và độ lớn lực điện là 0,17 N.
  3. Chúng đẩy nhau và độ lớn lực điện là 0,5 N.
  4. Chúng hút nhau và độ lớn lực điện là 0,5 N.

Câu 6. Cường độ điện trường tại một điểm M trong điện trường bất kì là đại lượng

  1. vô hướng, có giá trị luôn dương.
  2. vô hướng, có thể có giá trị âm hoặc dương.
  3. vecto, có phương, chiều và độ lớn phụ thuộc vào vị trí của điểm M.
  4. vecto, chỉ có độ lớn phụ thuộc vào vị trí của điểm M.

Câu 7. Xác định loại điện tích trong hình vẽ dưới đây?

  1. Điện tích dương.
  2. Điện tích âm.
  3. Điện tích trung hòa.
  4. Điện tích điểm.

Câu 8. Khi một điện tích chuyển động vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức điện thì yêu tố nào sẽ luôn giữ không đổi?

  1. Gia tốc của chuyển động.
  2. Phương của chuyển động.
  3. Tốc độ của chuyển động.
  4. Độ dịch chuyển sau một đơn vị thời gian.

Câu 9. Một điện tích q1 = 4 nC chịu một lực có độ lớn 3.10-5 N và hướng về phía đông khi đặt tại một vị trí xác định trong một điện trường. Nếu thay điện tích này bằng điện tích q2 = -12 nC thì lực do điện trường tác dụng lên điện tích tại vị trí đó có hướng và độ lớn như thế nào?

  1. Cùng hướng ban đầu và có độ lớn F = 9.10-5 N.
  2. Hướng ngược lại và có độ lớn F = 9.10-5 N.
  3. Hướng ngược lại và có độ lớn F = 3.10-5 N.
  4. Cùng hướng ban đầu và có độ lớn F = 3.10-5 N.

Câu 10. Sắp xếp độ lớn cường độ điện trường tại các điểm A, B và C trong hình vẽ sau theo thứ tự giảm dần từ lớn nhất đến nhỏ nhất.

  1. A, B, C. B. C, A, B. C. A, C, B.                      D. B, C, A.  

Câu 11. Điện tích điểm q1= 10-6C đặt tại điểm A; q2= -2,25.10-6C đặt tại điểm B trong không khí cách nhau 18cm. Điểm M trên đường thẳng qua A, B mà có điện trường tại M bằng 0 thỏa mãn

  1. M nằm ngoài B và cách B 24cm.
  2. M nằm ngoài A và cách A 18cm.
  3. M nằm ngoài AB và cách B 12cm.
  4. M nằm ngoài A và cách A 36cm.

Câu 12. Đơn vị của điện thế là gì?

  1. vôn trên mét (V/m).
  2. jun (J).
  3. vôn (V).
  4. oát (W).

Câu 13. Điện dụng của tụ điện được xác định bằng công thức nào?

  1. . B. C = Q.U. C.                          D. C = Q.U2.

Câu 14. Trong các thiết bị sau, thiết bị nào không sử dụng tụ điện?

  1. Máy khử rung tim.
  2. Khối tách sóng trong máy thu thanh AM.
  3. Pin dự phòng.
  4. Tuabin nước.

Câu 15. Ba tụ điện được mắc thành bộ theo sơ đồ như trên. Cho C1 = 3μF, C2 = C3 = 4μF. Nối hai điểm M, N với một nguồn điện có hiệu điện thế U = 10 V. Hãy tính điện dung và điện tích của bộ tụ điện đó.

  1. C = 5μF; Q = 5.10-5C.      
  2. C = 4μF; Q = 5.10-5C.
  3. C = 5μF; Q = 5.10-6C.      
  4. C = 4μF; Q = 5.10-6C.

Câu 16. Một máy hàn bu – lông dùng hiệu điện thế 220 V không đổi có bộ tụ điện với điện dung C = 0,09 F. Tính năng lượng mà bộ tụ điện của máy hàn trên có thể tích được.

  1. 2178 J. B. 4356 J. C. 19,8 J.                         D. 9,9 J.
  2. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm).

  1. a) Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không phụ thuộc vào những yếu tố nào?
  2. b) Hai quả cầu, mỗi quả có khối lượng 2,0 g được gắn vào mỗi đầu một sợi dây mềm, cách điện, dài 1,2 m. Các quả cầu được tích điện tích giống hệt nhau và sau đó, điểm giữa của sợi dây được treo vào một điểm trên giá. Các quả cầu nằm yên ở trạng thái cân bằng, tâm của chúng cách nhau 15 cm. Tìm độ lớn điện tích ở mỗi quả cầu.

Câu 2 (1,5 điểm). Xét hai bản kim loại song song, cách nhau 2,0 cm và có hiệu điện thế 5,0 kV. Tính độ lớn lực điện tác dụng lên một hạt bụi nằm trong khoảng giữa hai bản, biết hạt bụi có điện tích 8,0.10-19 C.

Câu 3 (2,5 điểm).

  1. a) Điện dung của tụ điện là gì? Nêu biểu thức xác định và đơn vị của điện dung.
  2. b) Cho 3 bản kim loại phẳng A, B, C mang điện với bản A và C tích điện âm còn bản B tích điện dương.  Các bản được đặt song song nhau. Xem gần đúng điện trường giữa các bản kim loại là đều. Biết rằng khoảng cách giữa hai bản A và B là d1 = 3 cm còn khoảng cách giữa hai bản B và C là d2 = 5 cm như hình vẽ.

Chọn gốc điện thế tại bản B. Hãy xác định điện thế tại các bản A và C nếu cường độ điện trường giữa hai bản A và B, B và C có độ lớn lần lượt là E1 = 200 V/m và E2 = 600 V/m.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: VẬT LÍ 11 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Lực tương tác giữa các điện tích

2

1

2

 

1

 

 

1

5

2

3,25

2. Điện trường

3

 

2

1

1

 

 

 

6

1

3

3. Điện thế, hiệu điện thế, tụ điện

3

1

2

 

 

1

 

 

5

2

3,75

Tổng số câu TN/TL

8

2

6

1

2

1

0

1

16

5

 

Điểm số

2

2

1,5

1,5

0,5

1,5

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

 

TRƯỜNG THPT.........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: VẬT LÍ 11 – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

ĐIỆN TRƯỜNG

5

16

 

 

1. Lực tương tác giữa các điện tích

Nhận biết

- Phát biểu được định luật Coulomb (Cu-lông) và nêu được đơn vị đo điện tích.

- Mô tả được cách làm nhiễm điện một vật.

1

2

C1a

C1,2

Thông hiểu

 

- Mô tả được sự hút (hoặc đẩy) giữa hai điện tích.

- Chỉ ra được đặc điểm của lực tương tác giữa hai điện tích điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến lực tương tác.

 

2

 

C3,4

Vận dụng

- Tính được lực tương tác giữa hai điện điểm đứng yên trong điện môi.

 

1

 

C5

Vận dụng cao

- Sử dụng được biểu thức của định luật Coulomb, tính và mô tả được lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không (hoặc trong không khí).

1

 

C1b

 

2. Điện trường

Nhận biết

 

- Nhận biết được khái niệm điện trường là trường lực được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích.

- Nêu được ý nghĩa của cường độ điện trường và định nghĩa được cường độ điện trường tại một điểm.

- Nêu được đơn vị đo cường độ điện trường.

- Mô tả được tác dụng của điện trường đều lên chuyển động của điện tích bay vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức.

 

3

 

C6,7,8

Thông hiểu

 

- Nêu được đặc điểm của điện trường đều.

- Sử dụng biểu thức  tính và mô tả được cường độ điện trường do một điện tích điểm Q đặt trong chân không hoặc trong không khí gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r.

- Sử dụng biểu thức , tính được cường độ của điện trường đều giữa hai bản phẳng nhiễm điện đặt song song, xác định được lực tác dụng lên điện tích đặt trong điện trường đều.

1

2

C2

C9,10

Vận dụng

- Vận dụng được biểu thức .

 

1

 

C11

3. Điện thế, hiệu điện thế, tụ điện

Nhận biết

 

- Nhận biết được khái niệm thế năng điện và điện thế.

- Nhận biết được định nghĩa điện dung và đơn vị đo điện dung.

- Nêu được một số ứng dụng của tụ điện.

1

3

C3a

C12,13,14

Thông hiểu

- Tính được điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp, ghép song song.

- Tính được năng lượng của tụ điện.

 

2

 

C15,16

Vận dụng

- Vận dụng được mối liên hệ thế năng điện với điện thế, ; mối liên hệ cường độ điện trường với điện thế.

- Vận dụng được biểu thức tính năng lượng tụ điện.

1

 

C3b

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi vật lí 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay