Đề thi thử Tin học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 14

Bộ đề thi thử tham khảo môn tin học THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Tin học

ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2025 

MÔN: TIN HỌC

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Có bao nhiêu cuộc cách mạng công nghiệp?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 2. Khả năng nào sau đây là của trí tuệ con người mà máy tính khó thực hiện tốt?

A. Xử lý dữ liệu lớn.

B. Tính toán nhanh.

C. Biểu hiện cảm xúc trong nghệ thuật.

D. Lưu trữ thông tin.

Câu 3. Thuật ngữ “Trí tuệ nhân tạo” bắt đầu được sử dụng vào năm nào? 

A. 1950.

B. 1956.

C. 1965.

D. 1972.

Câu 4. AI có thể thay thế con người hoàn toàn trong tương lai không?

A. Có, AI sẽ thay thế hoàn toàn con người trong mọi lĩnh vực.

B. Không, AI chỉ thay thế con người ở một số công việc cụ thể.

C. Có, AI sẽ không cần sự giám sát của con người.

D. Không, AI không thể thực hiện bất kỳ công việc nào của con người.

Câu 5. Học máy (machine learning) là gì?

A. Phương pháp để máy tính tự học hỏi từ dữ liệu mà không cần lập trình chi tiết.

B. Máy tính tự động tạo ra ngôn ngữ.

C. Máy tính chỉ có thể học khi có sự can thiệp của con người.

D. AI chỉ sử dụng để xử lý hình ảnh.

Câu 6. Chính phủ điện tử (E-Government) là gì?

A. Hệ thống quản lý tài chính của doanh nghiệp.

B. Hệ thống quản lý hành chính nhà nước qua mạng.

C. Hệ thống giáo dục trực tuyến.

D. Hệ thống thanh toán điện tử.

Câu 7. ............................................

............................................

............................................

Câu 13. Ứng xử nhân văn trên không gian mạng góp phần vào điều gì?

A. Lan tỏa những giá trị tiêu cực.

B. Thúc đẩy hành vi bắt nạt.

C. Tạo ra hiệu ứng xã hội tích cực.

D. Giảm sự đồng cảm với người khác.

Câu 14. <Điều kiện> trong câu lệnh rẽ nhánh là gì?

A. Biểu thức tính toán.

B. Biểu thức so sánh.

C. Biểu thức quan hệ.

D. Các hàm toán học.

Câu 15. Cho đoạn chương trình sau:

a = 23 b = 33

if a > b:

a = a * 2

else:

b = b * 2

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của b là

A. 23.

B. 33.

C. 46.

D. 66.

Câu 16. Đâu là cú pháp đúng để chèn hình ảnh trong HTML?

A. <img src="image.jpg">

B. <image src="image.jpg">

C. <img href="image.jpg">

D. <picture src="image.jpg">

Câu 17. Thẻ nào không phải là thẻ HTML cơ bản?

A. <style>

B. <form>

C. <script>

D. <photoshop>

Câu 18. Thẻ <br> dùng để làm gì?

A. Chèn ảnh.

B. Xuống dòng.

C. Tạo liên kết.

D. Định dạng văn bản.

Câu 19. Đâu là thẻ dùng để tạo trường nhập liệu trong biểu mẫu?

A. <input>

B. <form>

C. <textarea>

D. <button>

Câu 20. Mã HTML chính xác để tạo liên kết là

A. <a name="http:s//tuoitre.vn/">Báo tuổi trẻ</a>

B. <a href="http:s//tuoitre.vn/"> Báo tuổi trẻ </a>

C. <a url="http:s//tuoitre.vn/"> Báo tuổi trẻ </a>

D. <a>"http:s//tuoitre.vn/"> Báo tuổi trẻ </a>

Câu 21. Mã HTML nào bạn sẽ dùng khi muốn mở link trên cửa sổ mới?

A. <a href=" https://tuoitre.vn/" target="new">

B. <a href=" https://tuoitre.vn/" new>

C. <a href=" https://tuoitre.vn/" target="_blank">

D. <a href=" https://tuoitre.vn/" blank>

Câu 22. Thẻ HTML nào tạo ra một ô nhập dữ liệu với nhiều dòng?

A. <input type="textarea">

B. <textarea>

C. <input type="textbox">

D. <textbox>

Câu 23. Mã HTML nào dùng để chèn một ảnh nền vào trang web?

A. <body bg="background.gif">

B. <background img="background.gif">

C. <img bg="background.gif">

D. <body style="background-image:url(background.gif)">

Câu 24. Các chú thích trong HTML sẽ bắt đầu bằng

A. <!-- và kết thúc bằng -->

B. <#-- và kết thúc bằng --#>

C. <@-- và kết thúc bằng --@>

D. <!-- và kết thúc bằng --!>

PHẦN II. Thí sinh trả lời 4 câu hoit. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Ứng xử có văn hóa trên môi trường số là việc sử dụng các thiết bị số và ứng dụng trực tuyến một cách an toàn, trách nhiệm và tôn trọng người khác.

a) Gửi email cho người khác bằng chữ in hoa toàn bộ là hành vi lịch sự.

b) Chia sẻ thông tin cá nhân của người khác mà không được phép là vi phạm quyền riêng tư.

c) Nên sử dụng ngôn ngữ lịch sự và tôn trọng khi giao tiếp trên môi trường số.

d) Không nên kiểm tra thông tin trước khi chia sẻ trên mạng xã hội.

Câu 2. Để tôn trọng bản quyền, người dùng nên mua các phần mềm bản quyền, xin phép     tác giả khi sử dụng tác phẩm của họ và ghi rõ nguồn gốc khi chia sẻ thông tin trên Internet.

a) Không cần mua phần mềm bản quyền nếu có thể sử dụng miễn phí.

b) Nên ghi rõ nguồn gốc khi chia sẻ thông tin trên Internet.

c) Không cần xin phép tác giả khi sử dụng tác phẩm của họ cho mục đích học tập.

d) Tôn trọng bản quyền là trách nhiệm của mỗi người dùng Internet.

Câu 3. Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo đột phá trong kỷ nguyên mới, nhưng nếu không được sử dụng đúng cách và quản lý chặt, nó sẽ trở thành thảm họa đối với con người.

a) AI sẽ thay thế con người.

b) AI hoàn toàn không ảnh hưởng đến quyền riêng tư cá nhân.

c) Trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng giả dạng con người.

d) AI thông minh hơn con người.

Câu 4. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Tin học - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay