Đề thi thử Tin học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - THPT Nguyễn Chí Thanh (Khánh Hoà)
Đề thi thử tham khảo môn tin học THPTQG năm 2025 của THPT Nguyễn Chí Thanh (Khánh Hoà) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Tin học
SỞ GD&ĐT KHÁNH HÒA ĐỀ KIỂM TRA TỐT NGHIỆP THPT 2025
ĐỀ MINH HỌA Môn: TIN HỌC
(Đề có 06 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chọn một phương án.
Câu 1. Kĩ năng nào sau đây không cần thiết phải có với người làm nghề “Quản trị mạng”?
A. Sử dụng tốt các phần mềm liên quan về bảo mật dữ liệu.
B. Kiến thức về hệ thống mạng, hạ tầng kĩ thuật phần cứng.
C. Thiết kế và lập trình điều khiển các thiết bị robot tự động.
D. Vận hành và ứng dụng tốt kiến thức về các hệ điều hành.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence)?
A. Là một hệ thống cực kỳ thông minh, tuy nhiên không thể “bắt chước” quá trình suy nghĩ của bộ não con người.
B. Là hệ thống do con người xây dựng và lập trình nhằm giúp máy tính có thể thực hiện các hành vi thông minh như con người.
C. Là một phần mềm có thể giúp con người giải quyết bất cứ bài toán phức tạp nào được đặt ra từ trong cuộc sống.
D. Là công nghệ có thể dự đoán trước tương lai, giúp con người có thể phòng tránh những điều hiểm nguy sẽ đến bất chợt với họ.
Câu 3. Hai phiên bản chính của địa chỉ IP hiện nay là gì?
A. IPv4 và IPv5.
B. IPv3 và IPv5.
C. IPv4 và IPv6.
D. IPv2 và IPv4.
Câu 4. ChatGPT là một trong những ứng dụng thể hiện khả năng nào của AI?
A. Nhận thức được môi trường xung quanh.
B. Có tri thức và suy luận logic.
C. Nhận dạng khuôn mặt và giọng nói của người dùng.
D. Có thể tự hành động một cách hợp lý.
Câu 5. Khai báo nào sau đây sẽ tạo một siêu liên kết đến trang web “Truongxua.html” với liên kết web “Trang chủ”?
A. <a link "Truongxua.html"> Trang chủ </a>.
B. <a href "Truongxua.html"> Trang chủ </a>.
C. <a link ="Truongxua.html"> Trang chủ </a>.
D. <a href="Truongxua.html"> Trang chủ </a>.
Câu 6: Thuộc tính định dạng CSS nào sau đây dùng để định dạng phông chữ, áp dụng được cho tất cả các phần tử của HTML?
A. font-family.
B. font-size.
C. border-style.
D. border-color.
Câu 7: Trong không gian mạng xã hội Zalo, bạn K nhận được lời mời kết bạn và tin nhắn từ một người lạ. Quyết định nào sau đây của bạn K được xem là phù hợp nhất về tình huống trên?
A. Chấp nhận lời mời kết bạn và trả lời tin nhắn ngay lập tức.
B. Từ chối lời mời kết bạn và không trả lời tin nhắn.
C. Nhắn tin hỏi người đó là ai, nếu quen thì mới trả lời tin nhắn.
D. Vào Zalo của người đó để xem thông tin, nếu quen thì mới kết bạn.
Câu 8: Trong phòng thực hành ở trường của em có rất nhiều máy tính để thực hành (khoảng 25 máy). Giáo viên muốn kết nối các máy tính thành mạng LAN. Theo em, sử dụng thiết bị nào sau đây là cần thiết và hợp lý nhất?
A. Modem.
B. Switch.
C. Access Point.
D. Router.
Câu 9: Bạn H thường sử dụng máy tính công cộng đăng nhập vào email cá nhân để gửi kết quả bài tập của mình cho thầy cô và bạn bè. Tuy nhiên sau khi sử dụng, bạn H không đăng xuất tài khoản email mà thiết lập chế độ lưu tự động trên máy tính để thuận tiện cho lần đăng nhập tiếp theo. Hành động trên của bạn H tiềm ẩn nguy cơ nào sau đây?
A. Góp phần gia tăng sự lười biếng thời công nghệ.
B. Đánh mất ngôn ngữ hình thể và tín hiệu cảm xúc.
C. Thông tin cá nhân có thể dễ dàng bị lộ hoặc mất.
D. Dùng quá nhiều thời gian trong không gian mạng.
Câu 10: Trong cùng một mạng máy tính, các máy tính muốn trao đổi được dữ liệu thì điều kiện cần và đủ là gì?
A. Vị trí đặt các máy tính phải sát cạnh nhau.
B. Phải được kết nối vật lý trực tiếp với nhau.
C. Cùng dùng chung một giao thức mạng.
D. Sử dụng chung một mạng wifi.
Câu 11: Hành động nào sau đây khó thực hiện được đầy đủ nhất khi ứng xử nhân văn trong không gian mạng?
A. Ứng xử có văn hóa, thể hiện tính nhân văn khi giao tiếp.
B. Đồng cảm và chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn.
C. Phê phán và phản đối những việc xấu, người xấu.
D. Ủng hộ việc tốt và tham gia trực tiếp vào việc tốt đó.
Câu 12: Nhà em hiện tại có 4 tầng. Ở tầng trệt, nhà em có sử dụng một modem wifi (đã đăng ký dịch vụ Internet với nhà mạng Viettel). Tuy nhiên, khi em lên tầng cao nhất của nhà mình, các thiết bị thông minh như (điện thoại, ipad, laptop,…) đều tiếp nhận sóng wifi từ tầng trệt rất yếu (thậm chí có khi không có sóng wifi đó). Vậy trong các thiết bị sau, em nên sử dụng thiết bị nào là tối ưu nhất dùng để mở rộng mạng wifi và khắc phục tình trạng sóng yếu trong trường hợp này?
A. Switch wifi.
B. Router wifi.
C. Repeater wifi.
D. Modem wifi (khác tầng trệt).
Câu 13: Sau khi kiểm tra giữa kì, bạn X gửi lời giải chi tiết môn Toán của mình trong nhóm Zalo lớp để các bạn trao đổi và chia sẻ kiến thức. Trong các ứng xử của các bạn trong lớp X sau, ứng xử nào thể hiện tính nhân văn trong không gian mạng?
A. Bạn M nói cách giải của bạn X không tối ưu và mình có cách giải hay hơn.
B. Bạn N phản đối và cho rằng bạn X có tính sĩ diện hão, hay khoe khoang.
C. Bạn L không nói gì, chỉ sử dụng biểu tượng mặt buồn để bày tỏ cảm xúc.
D. Bạn P gửi lời cảm ơn và nhờ bạn X giải thích lại cách giải để mình hiểu rõ hơn.
Câu 14: ............................................
............................................
............................................
Câu 19: Protocol trao đổi dữ liệu nào sau đây được sử dụng để truyền tải dữ liệu và kết nối các thiết bị trên mạng Internet?
A. TPX/SPX.
B. Netbeui.
C. DLC.
D. TCP/IP.
Câu 20: Phương án nào sau đây không được xem là ưu điểm của giao tiếp trong không gian mạng?
A. Có thể tương tác với nhau mọi lúc, mọi nơi.
B. Giúp con người nâng cao kĩ năng giao tiếp.
C. Tiết kiệm nhiều thời gian, công sức hoặc chi phí.
D. Mở rộng kết nối xã hội và khả năng tương tác.
Câu 21: Cú pháp nào sau đây dùng để in đậm dòng chữ Nội dung trên trang web?
A. <strong> Nội dung </strong>.
B. <em> Nội dung </em>.
C. <bold> Nội dung </bold>.
D. <mark> Nội dung </mark>.
Câu 22: Khai báo nào sau đây dùng để nhập dữ liệu dưới dạng lựa chọn?
A. <input type="text" name="txt">.
B. <input type="textfield" name="txt">.
C. <input type="radio" name="Otptime" value="S"> Sáng.
D. <input type="checkbox" name="Otptime" value="S"> Sáng.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây nêu đúng khái niệm kĩ sư an toàn thông tin?
A. Xây dựng và duy trì các giải pháp an toàn dữ liệu, bảo mật thông tin và khôi phục hệ thống khi sự cố an toàn xảy ra.
B. Quản lí cả phần cứng và phần mềm liên quan đến việc vận hành hệ thống mạng máy tính và truyền thông dữ liệu của tổ chức.
C. Thực hiện những công việc cần đến kiến thức và kĩ năng về công nghệ thông tin trong các tổ chức, doanh nghiệp.
D. Duy trì và quản lí cơ sở dữ liệu của tổ chức, đảm bảo hệ thống mạng máy tính luôn thông suốt và hoạt động an toàn.
Câu 24: Cấu trúc của một phần tử trong khai báo thành phần trang web HTML có dạng như thế nào?
A. <Tên phần tử> Phần nội dung </Tên phần tử>
B. </Tên phần tử> Phần nội dung </Tên phần tử>
C. </Tên phần tử> Phần nội dung <Tên phần tử>
D. <Tên phần tử> Phần nội dung </Tên phần tử/>
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
A. Phần chung cho tất cả thí sinh
Câu 1. Các công việc quản lý trong thực tế rất đa dạng: Quản lý nhân viên, tài chính, thiết bị… tại các cơ quan, tổ chức; quản lý chỗ ngồi trên các chuyến bay, tàu xe tại các phòng bán vé; quản lý hồ sơ bệnh án tại bệnh viện; quản lý học sinh và kết quả học tập trong các trường; v.v… Có một số ý kiến về việc thực hiện bài toán quản lý học sinh và kết quả học tập ở các trường như sau:
a. Để thực hiện bài toán quản lý học sinh và kết quả học tập thì các trường đó phải thực hiện được ba công việc cơ bản, đó là: Lưu trữ dữ liệu, cập nhật dữ liệu thường xuyên và khai thác dữ liệu đã được tạo ra đó.
b. Việc thực hiện bài toán quản lý học sinh và kết quả học tập ở các trường có thể tạo ra một hệ cơ sở dữ liệu gồm các thành phần sau:
+ Thành phần thứ nhất là dữ liệu về học sinh như: Thông tin học sinh, thông tin năm học, điểm KTTX, điểm KTGK, điểm KTCK, điểm trung bình môn học, điểm trung bình tất cả các môn học, v.v…
+ Thành phần thứ hai, là hệ quản trị các dữ liệu trên. VD: Access, MySQL, HeidiSQL,…
+ Thành phần thứ ba (bắt buộc phải có), là các phần mềm ứng dụng hỗ trợ cho việc cập nhật và khai thác dữ liệu về học sinh.
Em có nhận xét gì về một hệ cơ sở dữ liệu như trên?
c. Khi thực hiện bài toán quản lý học sinh và kết quả học tập, giả sử hệ cơ sở dữ liệu được tạo ra là hệ cơ sở dữ liệu phân tán. Như vậy, hai thành phần yêu cầu tài nguyên và thành phần cấp phát tài nguyên của hệ cơ sở dữ liệu này phải được cài đặt trên cùng một máy tính.
d. Giả sử nhà trường đặt hàng công ty X với yêu cầu là: Sau khi tạo xong hệ thống quản lý học sinh và kết quả học tập của trường thì công ty phải có trách nhiệm đưa hệ thống này lên website (Internet). Thầy A là người được nhà trường phân công làm nhiệm vụ quản trị hệ thống. Để bảo mật cho hệ cơ sở dữ liệu trên, thầy A đã phân quyền người dùng thành các nhóm sau:
+ Nhóm 1 (gồm học sinh, phụ huynh): Không cần khai báo, không cần đăng nhập, được quyền tìm kiếm, quyền xem nhưng không có quyền cập nhật.
+ Nhóm 2 (gồm những bạn học sinh hoặc giáo viên được nhà trường phân công nhiệm vụ này): Có quyền thêm vào danh sách những dữ liệu về học sinh mới, nhưng không có quyền xóa, sửa dữ liệu.
+ Nhóm 3 (chỉ gồm giáo viên): Có quyền xóa, sửa dữ liệu trong các bảng nhưng không có quyền thay đổi cấu trúc của bảng, không có quyền xóa bảng.
+ Nhóm 4 (gồm thầy A, ban giám hiệu và nhân viên tạo ra hệ thống của công ty X): Có toàn quyền với hệ thống.
Em có nhận xét gì cách thức tổ chức phân quyền của thầy A?
Câu 2. ............................................
............................................
............................................
B. Phần riêng
Thí sinh chỉ chọn một trong hai phần sau: Thí sinh theo định hướng Khoa học máy tính thì làm câu 3 và 4; Thí sinh theo định hướng Tin học ứng dụng thì làm câu 5 và 6.
Định hướng khoa học máy tính (CS)
Câu 3. Trước khi giới thiệu sản phẩm mới, công ty Y đã xây dựng một mô hình dự đoán doanh số dựa trên dữ liệu lịch sử của các sản phẩm trước đó như: giá cả, chiến lược tiếp cận truyền thông, thời điểm và địa điểm giới thiệu sản phẩm. Đồng thời, công ty cũng đang tìm kiếm những nhóm khách hàng tiềm năng chưa từng mua sản phẩm của công ty để phát triển một chiến lược tiếp cận mới.
Từ tình huống trên, công ty đã đưa ra các nhận định như sau:
a. Chiến lược tiếp cận truyền thông có thể gây ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.
b. Dữ liệu được sử dụng để huấn luyện mô hình dự đoán doanh số là tập khách hàng tiềm năng.
c. Việc phân tích hành vi của khách hàng dựa trên dữ liệu lịch sử giúp công ty phát hiện nhóm khách hàng tiềm năng.
d. Để tìm kiếm nhóm khách hàng tiềm năng công ty cần phải xây dựng một mô hình học có giám sát.
Câu 4. Cho một dãy gồm n số nguyên và một số nguyên x. Xét về những công việc tìm số nguyên x có mặt trong dãy số A hay không, có một số phát biểu như dưới đây:
a. Có thể xuất phát từ đầu dãy số tìm tuần tự đến cuối dãy số hoặc xuất phát từ cuối dãy số tìm tuần tự đến đầu dãy số.
b. Để tìm số x trong dãy số A bằng thuật toán tìm kiếm nhị phân chúng ta không cần cần phải sắp xếp các số trong dãy số A theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần.
c. Để tìm x trong dãy A bằng phương pháp tìm kiếm tuần tự thì độ phức tạp của thuật toán sẽ là .
d. Sử dụng thuật toán sắp xếp nhanh (Quick Sort) để sắp xếp dãy số A theo thứ tự tăng dần sau đó dùng thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm số x trong dãy số A thì độ phức tạp của cả hai thuật toán sẽ là .
Định hướng Tin học ứng dụng
Câu 5. Câu lạc bộ Tin học trường THPT XYZ đang sử dụng một phần mềm để thiết kế website cho Đoàn trường. Website này bao gồm trang chủ và các trang chuyên mục như: Giới thiệu, Hoạt động, Tin tức-Sự kiện. Mỗi trang chuyên mục có đầy đủ các thành phần cơ bản như: Thanh điều hướng, nội dung, phần chân trang. Nội dung chính của website là những bài viết, hình ảnh, video liên quan đến các hoạt động của Đoàn trường.
Từ tình huống trên, một số bạn học sinh trong câu lạc bộ đã đưa ra các quan điểm như sau:
a. Trang chuyên mục trên website chứa các nội dung liên quan đến cùng một chủ đề hoặc lĩnh vực.
b. Việc xây dựng website bắt đầu bằng việc phân tích, định hướng mục đích của website nhưng không quan tâm đến đối tượng người dùng.
c. Để liên kết đến các trang chuyên mục trên website thì tạo một thanh điều hướng đa cấp vì thanh điều hướng một cấp không hiển thị tất cả những liên kết cần thiết.
d. Để điều chỉnh kích thước hình ảnh về hoạt động kỉ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên website thì thay đổi thông số Image/Video trong công cụ Block Parameters.
Câu 6. Tại một trường đại học X thường xuyên tổ chức kỳ thi kết thúc học phần của các môn học mà sinh viên đang theo học. Để quản lý tốt các kỳ thi này, trường X đã sử dụng phần mềm HeidiSQL để tạo cơ sở dữ liệu với tên Student có cấu trúc và quan hệ của các bảng theo tham chiếu từ khóa ngoài đến khóa chính như hình ở sau:

Có một vài ý kiến về việc viết và thực hiện truy vấn dữ liệu đối với cơ sở dữ liệu Student dưới đây:
a. Để thực hiện câu lệnh truy vấn dữ liệu đối với cơ sở dữ liệu Student bằng phần mềm HeidiSQL, ta thực hiện như sau: Khởi động phần mềm HeidiSQL Mở cơ sở dữ liệu Student Hoàn thành viết câu lệnh truy vấn Nhấn phím F9.
b. Để viết câu lệnh truy vấn dữ liệu từ các bảng trên (có dựa vào liên kết giữa các bảng) thì từ khóa thường dùng trong câu lệnh truy vấn sẽ là GROUP BY.
c. Trong quá trình viết câu lệnh truy vấn dữ liệu, mỗi khi ta nhập tên bảng và dấu chấm (.) thì HeidiSQL sẽ hiện ngay danh sách tên các trường của bảng để người dùng lựa chọn.
d. Giả sử 5 bảng SINHVIEN, LOP, KHOA, MONHOC, KETQUADIEM trong cơ sở dữ liệu Student đều đã được tạo cấu trúc bảng và đều đã chỉ định khóa chính cho mỗi bảng. Câu lệnh truy vấn SQL để liệt kê tất cả các kết quả thi của sinh viên (gồm các thông tin như mã sinh viên, họ và tên sinh viên, lớp, khoa, tên môn học, số tín chỉ, kết quả điểm,…) sẽ được viết như sau:
SELECT SINHVIEN.MaSV, SINHVIEN.HoDem, SINHVIEN.Ten, LOP.TenLop, KHOA.TenKhoa, MONHOC.TenMH, MONHOC.SoTC, KETQUA.KetQua
FROM SINHVIEN
INNER JOIN LOP
ON SINHVIEN.MaLop=LOP.MaLop
INNER JOIN KHOA
ON LOP.MaKhoa=KHOA.MaKhoa;
FROM SINHVIEN
INNER JOIN KETQUADIEM
ON SINHVIEN.MaSV=KETQUADIEM.MaSV
INNER JOIN MONHOC
ON KETQUADIEM.MaMH=MONHOC.MaMH