Đề thi thử Tin học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 48

Bộ đề thi thử tham khảo môn tin học THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Tin học

KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 

MÔN: TIN HỌC

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Đâu không phải là đặc trưng cơ bản của trí tuệ nhân tạo (AI) độc lập, không bao gồm robot?

A. Khả năng học.

B. Khả năng bay.

C. Khả năng nhận thức.

D. Khả năng suy luận.

Câu 2. Khẳng định nào sau đây SAI khi nói về ứng dụng của AI trong y tế, chăm sóc sức khỏe?

A. Giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

B. Hỗ trợ bác sĩ lập phác đồ điều trị.

C. Sử dụng robot thông minh để giúp chăm sóc người bệnh.

D. Sử dụng AI tạo sinh để tạo ra thuốc chữa bệnh theo yêu cầu.

Câu 3. Khẳng định nào sau đây là chính xác nhất khi nói về ưu điểm của ngành Trí tuệ nhân tạo (AI)?

A. AI có thể thay thế hoàn toàn con người trong mọi lĩnh vực.

B. AI giúp tự động hóa các tác vụ, tăng hiệu suất và giảm sai sót.

C. AI không cần dữ liệu vẫn hoạt động hiệu quả.

D. AI chỉ có lợi ích trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Câu 4. Thiết bị nào chuyên dùng để phát tín hiệu Wi-Fi trong mạng nội bộ?

A. Switch.

B. Hub.

C. Access Point.

D. Router.

Câu 5. Trong mạng cục bộ (LAN), khi không có kết nối Internet, thiết bị sử dụng địa chỉ nào để truyền dữ liệu trực tiếp với nhau?

A. Địa chỉ IP.

B. Địa chỉ MAC.

C. Địa chỉ LAN.

D. Địa chỉ Server.

Câu 6. Mô tả nào chính xác nhất về Server trong mạng máy tính?

A. Là một máy tính mạnh.     

B. Là một phần mềm cung cấp một dịch vụ nào đó.         

C. Là một hệ thống gồm phần cứng và phần mềm cung cấp một dịch vụ nào đó trên mạng máy tính.        

D. Là mạng máy tính để cung cấp dịch vụ.

Câu 7. Nhược điểm nào sau đây có thể gặp phải khi giao tiếp trên không gian mạng?

A. Tiết kiệm thời gian và chi phí.

B. Mở rộng kết nối xã hội.

C. Tạo công cụ giao tiếp đa dạng.

D. Thông tin có thể sai lệch, không chính xác.

Câu 8. Bạn đang tham gia một buổi học trực tuyến quan trọng, nhưng đột nhiên bạn không thể nghe thấy âm thanh từ giáo viên. Trong tình huống này, bạn nên làm gì để đảm bảo không bỏ lỡ nội dung bài học?

A. Rời khỏi lớp học.

B. Sử dụng chức năng chat để thông báo cho giáo viên biết.

C. Gửi email cho giáo viên để báo cáo vấn đề.

D. Tiếp tục tham gia buổi học mà không có âm thanh.

Câu 9. Hành vi nào sau đây thể hiện tính trách nhiệm khi đăng bài trên mạng xã hội?

A. Đăng ngay lập tức khi biết được thông tin mới để có nhiều lượt thích.

B. Chia sẻ ngay bài viết khi mình nhận được để mọi người cùng biết.

C. Kiểm tra để đảm bảo nguồn thông tin chính thống trước khi chia sẻ.

D. Trao đổi với bạn bè thân thiết rồi mới đăng lên mạng xã hội.

Câu 10. Trong ngôn ngữ HTML, thẻ nào sau đây được sử dụng để tạo siêu liên kết?

A. <p>

B. <body>

C. <a>

D. <table>

Câu 11. Thẻ nào được sử dụng để định nghĩa bảng trong HTML?

A. <table>

B. <ol>

C. <tr>

D. <ul>

Câu 12. Để định dạng màu nền bằng CSS ta sử dụng thuộc tính nào?

A. font-color.

B. color.

C. background-color.

D. background color. 

Câu 13. Trong HTML, cặp thẻ nào bao bọc toàn bộ nội dung của trang web?

A. <html>…</html>

B. <head>…</head>

C. <title>…</title>

D. <body>…</body>

Câu 14. ............................................

............................................

............................................

Câu 19. Với đoạn CSS: a:active {color: red;}, điều gì sẽ xảy ra khi người dùng tương tác với đối tượng có liên kết trên trang web?

A. Mẫu này không có tác dụng lên bất cứ phần tử nào của tệp HTML hiện thời. 

B. Khi nhấn và giữ chuột lên một liên kết, liên kết đó chuyển màu đỏ.

C. Sau khi nháy chuột lên một liên kết, toàn bộ chữ của trang web chuyển màu đỏ.

D. Khi di chuyển chuột lên một liên kết, toàn bộ chữ của trang web chuyển màu đỏ. 

Câu 20. Với đoạn CSS: 

.code .program {font-family: monospace;}

Font chữ monospace sẽ thiết lập cho phần tử nào trong HTML?

A. Phần tử thuộc lớp code hoặc lớp program.

B. Phần tử thuộc đồng thời có cả hai lớp code và lớp program.

C. Phần tử thuộc lớp program và là lớp con, cháu của phần tử thuộc lớp code.         

D. Phần tử thuộc lớp code và là lớp con, cháu của phần tử thuộc lớp program.

Câu 21. Với đoạn CSS:

<style> 

h1+ p {color: red;}

h2 p {color: blue;} 

</style> 

Áp dụng trong đoạn HTML:

<body>

<h1>CSS</h1>

<p>Định dạng CSS</p>

</body> 

Cụm từ “Định dạng CSS” sẽ hiển thị màu gì?

A. Màu xanh dương.

B. Màu đỏ.         

C. Màu mặc định của trình duyệt.

D. Không thể xác định được màu của cụm từ “Định dạng CSS”. 

Câu 22. Trong lĩnh vực giáo dục, hoạt động nào sau đây KHÔNG đòi hỏi sự tham gia của nhân lực công nghệ thông tin?

A. Xây dựng và phát triển phần mềm thi trắc nghiệm trên máy tính.    

B. Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thư viện của nhà trường.      

C. Phát triển hệ thống hỗ trợ quản lý giảng dạy.    

D. Thực hiện giảng dạy trực tuyến trên môi trường mạng.

Câu 23. Nhóm chuyên gia nào chịu trách nhiệm thiết kế, xử lý và biên tập hình ảnh cho các sản phẩm số, đảm bảo tính mỹ thuật thông qua ứng dụng công nghệ thông tin?

A. Chuyên viên thiết kế đồ họa. 

B. Chuyên viên thiết kế giao diện người dùng.

C. Chuyên viên biên tập video.

D. Nhà phát triển web.

Câu 24. Sửa chữa và bảo trì máy tính được coi là một phần quan trọng trong các dịch vụ công nghệ thông tin. Nhân viên làm trong lĩnh vực này có nhiệm vụ làm gì?

A. Duy trì sự ổn định của phần cứng máy tính. 

B. Duy trì sự ổn định của phần mềm máy tính.

C. Hỗ trợ người dùng khi sử dụng máy tính.

D. Duy trì sự ổn định của máy tính cũng như các thiết bị liên quan tới máy tính, giúp người dùng được hỗ trợ kĩ thuật khi cần.

PHẦN II. Thí sinh trả lời 4 câu hỏi. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

A. Phần chung cho tất cả các thí sinh

Câu 1. Để quản lý điểm thi Tốt nghiệp THPT của học sinh trên toàn quốc, Bộ Giáo dục và Đào tạo thiết kế CSDL quan hệ gồm 2 bảng và lưu trữ tại máy chủ của Bộ:

  • Bảng HOSO gồm các trường: Số báo danh, Họ và tên, Ngày sinh, Nơi sinh, Số điện thoại, Căn cước công dân.

  • Bảng DIEM gồm các trường: Số báo danh, Điểm môn 1, Điểm môn 2, Điểm môn 3, Điểm môn 4.

Một số bạn học sinh đưa ra các phát biểu sau:

a) Dữ liệu thuộc mô hình CSDL tập trung.

b) Việc lưu trữ toàn bộ thông tin trong một bảng duy nhất sẽ tăng tốc độ xử lý dữ liệu.

c) Các trường Số báo danh, Số điện thoại hoặc Căn cước công dân đều phù hợp để làm khóa chính cho bảng HOSO.

d) Để thông báo kết quả thi đến các thí sinh, cần sử dụng dữ liệu của cả hai bảng HOSODIEM.

Câu 2. Trong một phòng thực hành ở trường học có 45 máy tính được kết nối với nhau bằng Switch tạo thành một mạng LAN và chỉ có duy nhất một máy in. Giáo viên thực hiện kết nối máy in và máy tính của giáo viên để có thể cung cấp dịch vụ in cho các máy tính khác trong phòng máy. 

Sau đây là một số nhận xét về hệ thống mạng trên:

a) Không thể chia sẻ máy in qua mạng LAN.

b) Có thể thực hiện chia sẻ máy in qua mạng Wifi.

c) Khi chia sẻ máy in, lệnh in từ các máy tính được xử lý theo thứ tự gửi đến máy in.

d) Nếu tắt máy giáo viên, các máy khác vẫn có thể sử dụng máy in.

B. Phần riêng 

Thí sinh chỉ chọn một trong hai phần sau: Thí sinh theo định hướng Khoa học máy tính làm câu 3 và 4; Thí sinh theo định hướng Tin học ứng dụng làm câu 5 và 6. 

Định hướng Khoa học máy tính

Câu 3. Vào đầu tiết thể dục, thầy giáo yêu cầu các học sinh tổ một của lớp 12B1 xếp thành một hàng từ thấp đến cao để tiến hành kiểm tra. Lớp trưởng Minh mới học xong thuật toán sắp xếp chọn. Minh rất muốn áp dụng thuật toán vào thực tế. Nhân cơ hội này, Minh đã áp dụng thuật toán sắp xếp chọn để tiến hành sắp xếp các bạn học sinh của tổ một thành một hàng từ thấp đến cao. Giả sử tổ một có 10 học sinh, cho danh sách thể hiện chiều cao của các học sinh như sau: [5, 4, 3, 4, 5, 9, 6, 8, 7, 5].

Sau khi bạn Minh sắp xếp xong thì một số bạn học sinh có nhận xét như sau:

a) Sau lần đổi chỗ đầu tiên, phần tử nhỏ nhất sẽ đứng ở vị trí đầu tiên.

b) Trong lượt chọn thứ nhất, số lần so sánh để tìm ra bạn học sinh có chiều cao nhỏ nhất là 10.

c) Số lần đổi chỗ của các bạn học sinh tổ một theo thứ tự yêu cầu là 10 lần.

d) Sau lần chọn thứ 3 ta được danh sách thể hiện chiều cao của các bạn học sinh tổ một như sau: [3, 4, 4, 5, 5, 5, 6, 8, 7, 9].

Câu 4. ............................................

............................................

............................................

Định hướng tin học ứng dụng

Câu 5. Sau khi học xong chủ đề “Tạo lập và khai thác Cơ sở dữ liệu”, các nhóm học sinh lớp 11B1 được giao nhiệm vụ tạo lập một hệ cơ sở dữ liệu để quản lí học sinh trong lớp gồm các bảng dữ liệu sau:

  • Bảng HOC_SINH: MA_HS, HO_TEN, GIOI_TINH, NGAY_SINH

  • Bảng DIEM: MA_HS, DIEM_TOAN, DIEM_VAN

Một số học sinh phát biểu như sau:

a) Để tạo lập, lưu trữ, cập nhật và truy xuất dữ liệu của CSDL, bảo mật và an toàn dữ liệu cần sử dụng hệ quản trị CSDL.

b) Tất cả dữ liệu phải được lưu trữ trên máy lớp trưởng để đảm bảo tính bảo mật. 

c) Trường HO_TEN có thể được chọn làm khóa chính trong bảng HOC_SINH.

d) Để tìm tên học sinh có điểm toán cao nhất, cần liên kết bảng HOC_SINH và BANG_DIEM qua trường MA_HS.

Câu 6. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Tin học - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay