Đề thi thử Tin học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Hoà Bình (2)
Đề thi thử tham khảo môn tin học THPTQG năm 2025 của Sở GD&ĐT Hoà Bình (2) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Tin học
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỞ GD & ĐT HÒA BÌNH ĐỀ THI THỬ (Đề thi có 04 trang) | ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: TIN HỌC (ĐỢT 2) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
PHẦN 1. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Phương án nào sau đây nêu đúng về khả năng suy luận của Trí tuệ nhân tạo (AI)?
A. Nắm bắt thông tin dữ liệu và điều chỉnh hành vi dựa trên thông tin mới.
B. Trích xuất thông tin từ dữ liệu để học và tích luỹ tri thức.
C. Vận dụng logic và tri thức để đưa ra quyết định hoặc kết luận.
D. Cảm nhận và hiểu biết môi trường xung quanh thông qua các cảm biến và dữ liệu đầu vào.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất về Trí tuệ nhân tạo tổng quát (AI mạnh)?
A. Chỉ thực hiện được một nhiệm vụ cụ thể.
B. Có khả năng tự học và thực hiện nhiều công việc giống như con người.
C. Có trí thông minh tương đương với con người trong nhiều lĩnh vực.
D. Hoạt động mà không cần khả năng học tập hay suy luận.
Câu 3. Công nghệ nhận diện khuôn mặt không dùng trong công việc nào sau đây?
A. Mở khoá điện thoại thông minh bằng khuôn mặt người dùng.
B. Quản lý việc ra vào các khu vực an ninh trong tòa nhà.
C. Tìm kiếm ảnh khuôn mặt trên internet.
D. Xác thực danh tính hành khách tại sân bay.
Câu 4. Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), trong tương lai việc làm nào sau đây có thể không cần con người thực hiện?
A. Nhân viên tư vấn.
B. Giáo viên.
C. Bác sĩ tâm lí.
D. Vận động viên.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng về Router?
A. Chỉ hoạt động trong mạng nội bộ (LAN)
B. Kết nối các mạng khác nhau và định tuyến đường truyền giữa chúng.
C. Chỉ hỗ trợ kết nối không dây.
D. Không cần cấu hình hoạt động.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây mô tả sai về giao thức IP?
A. Mỗi thiết bị kết nối Internet đều cần có một địa chỉ IP.
B. Router sử dụng giao thức IP để xác định đường đi tối ưu cho gói dữ liệu.
C. IP là tên viết tắt của Internet Protocol.
D. Giao thức IP sử dụng địa chỉ MAC để phân chia dữ liệu thành các gói nhỏ.
Câu 7. Cổng RJ45 trên Switch có vai trò nào dưới đây trong việc kết nối mạng?
A. Là nơi kết nối giữa các thiết bị trong mạng LAN.
B. Dùng để sạc pin cho các thiết bị mạng.
C. Kết nối dùng trong việc cấu hình phần mềm mạng.
D. Là nơi gắn ăng-ten phát sóng WiFi.
Câu 8. Trong phòng Tin học, các máy tính được kết nối trong một mạng LAN. Một học sinh cần in bài làm qua máy in mạng. Các bước bạn phải thực hiện là:
Bước 1: Tìm máy in mạng.
Bước 2: Thêm máy in mạng.
Bước 3: .....
Bước 4: Sử dụng máy in mạng.
Phương án nào sau đây là phù hợp để điền vào bước 3?
A. Cài đặt driver máy in (nếu chưa cài đặt).
B. Kết nối máy tính với Access Point.
C. Lựa chọn thư mục cần chia sẻ.
D. Chọn Printer properties để thiết lập chia sẻ mạng.
Câu 9. Phương án nào dưới đây là lợi ích của việc giao tiếp qua mạng xã hội?
A. Làm giảm khả năng tương tác trong đời sống thực.
B. Thông tin được kiểm duyệt nghiêm ngặt trước khi đăng.
C. Giúp kết nối với bạn bè, người thân một cách nhanh chóng.
D. Dễ dẫn đến hiểu lầm vì thiếu ngôn ngữ cơ thể.
Câu 10. Đặc điểm nào sau đây của giao tiếp trong không gian mạng thể hiện rõ nhất ưu điểm tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí?
A. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu trữ nội dung trò chuyện.
B. Không cần di chuyển đến cùng một nơi để tham gia.
C. Mỗi cuộc trò chuyện đều được lưu lại trên nền tảng mạng xã hội.
D. Nhiều người có thể tham gia ở các thời điểm khác nhau.
Câu 11. Trong lúc học trực tuyến, bạn Lý nhận được nhiều tin nhắn riêng trên điện thoại và phải trả lời liên tục. Đôi khi chất lượng đường truyền không đảm bảo, bạn Lý cũng không nghe được đầy đủ nội dung giảng của thầy cô. Tình huống của bạn Lý thể hiện nhược điểm nào của việc giao tiếp trong không gian mạng?
A. Thiếu bảo mật, thiếu liên tục
B. Thiếu tập trung, thiếu liên tục.
C. Thiếu tập trung, thiếu bảo mật.
D. Thiếu tin cậy, thiếu bảo mật.
Câu 12. Trong nhóm Zalo của lớp: Khi lớp trưởng yêu cầu mọi người nộp bài tập cuối kỳ, An trả lời: "Nộp bài tập thì ai cũng phải làm, đừng có làm như mình đặc biệt vậy!". Phương án nào sau đây là cách bạn nên xử lý phù hợp nhất với ứng xử nhân văn trong giao tiếp trên không gian mạng trong tình huống này?
A. Góp ý nhẹ nhàng và nhắc An nên tôn trọng công sức của người khác.
B. Rời khỏi nhóm lớp để tránh những xung đột không đáng có.
C. Bỏ qua vì chuyện nhỏ, không cần quan tâm đến lời An nói.
D. Đáp trả lại An bằng lời lẽ gay gắt để bảo vệ lớp trưởng.
Câu 13. Thẻ nào sau đây có thể xuất hiện nhiều hơn một lần trong một trang web?
A. <html>
B. <body>
C. <p>
D. <head>
Câu 14. ............................................
............................................
............................................
Câu 19. Đoạn mã HTML nào sau đây dùng để tạo nút cho phép gửi thông tin của biểu mẫu đến máy chủ?
A. <input type = "text" value ="Gửi thông tin">
B. <input type = "button" value="Gửi thông tin">
C. <input type = "submit" value="Gửi thông tin">
D. <input type = "password" value="Gửi thông tin">
Câu 20. Nếu muốn tất cả các thẻ tiêu đề h2 hiển thị trên trang web có chiều rộng khung 400px và nội dung căn giữa thì cần viết lệnh CSS nào cho đúng?
A. h2 {height: 400px; text-align: justify;}
B. h2 {width: 400px; text-align: justify;}
C. h2 {width: 400px; text-align: center;}
D. h2 {height: 400px; text-align: center;}
Câu 21. Chuyên gia phân tích và thiết kế hệ thống thường làm công việc gì sau đây?
A. Phân tích và thiết kế trang web.
B. Phân tích và lập kế hoạch cho hệ thống thông tin.
C. Bảo trì hệ thống thông tin.
D. Phân tích dữ liệu và dự báo xu hướng phát triển.
Câu 22. Trong lĩnh vực sửa chữa và bảo trì máy tính, vai trò chính của kĩ thuật viên là gì sau đây?
A. Xây dựng cơ sở dữ liệu.
B. Phân tích dữ liệu.
C. Sửa chữa và bảo trì phần cứng máy tính.
D. Phát triển ứng dụng di động.
Câu 23. Chương trình đào tạo ngành CNTT thường gồm những môn học nào dưới đây?
A. Lập trình; Cấu trúc dữ liệu; Hệ thống thông tin.
B. Kế toán; Quản trị doanh nghiệp; Quảng cáo trực tuyến.
C. Văn học; Lịch sử; Phân tích dữ liệu.
D. Tin học văn phòng; Thiết kế chế bản; Quản lí dự án.
Câu 24. Em nhận được một cơ hội việc làm hấp dẫn trong ngành CNTT từ một người bạn trên mạng xã hội, em cần ưu tiên việc nào sau đây trước khi nộp hồ sơ ứng tuyển?
A. Chia sẻ cơ hội việc làm với mọi người.
B. Cân nhắc khả năng phù hợp của bản thân.
C. Nhanh chóng nộp hồ sơ ứng tuyển.
D. Bỏ qua, xem như quảng cáo tuyển dụng ảo.
PHẦN II. Thí sinh trả lời 4 câu hỏi. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
A. Phần chung cho tất cả các thí sinh
Câu 1: Chọn một trong hai ngôn ngữ Python hoặc C++ để tìm hiểu chương trình sau đây.
Viết bằng ngôn ngữ Python | Viết bằng ngôn ngữ C++ |
arr = [12, 7, 9, 20, 15] even_total = 0 for x in arr: if x % 2 == 0: even_total += x arr.append(even_total) | vector<int> arr = {12, 7, 9, 20, 15}; int even_total = 0; for (int x : arr) { if (x % 2 == 0) { even_total += x; } } arr.push_back(even_total); |
Một số bạn học sinh nhận xét về chương trình trên như sau:
a) Lệnh arr.append(even_total) trong Python (lệnh arr.push_back(even_total) trong C++) sẽ thêm tổng các số chẵn vào cuối danh sách.
b) Sau vòng lặp for, biển even_total sẽ nhận giá trị bằng 32.
c) Nếu thay điều kiện if x % 2 == 0 thành if x % 2 != 0, thì giá trị được thêm vào cuối danh sách vẫn là giá trị 32.
d) Nếu có một phần tử là chuỗi trong arr, chương trình vẫn chạy bình thường.
Câu 2. Để hỗ trợ việc quản lí thông tin giảng dạy tại một trường THPT, người ta xây dựng một phần mềm quản lí với cơ sở dữ liệu gồm 3 bảng, có cấu trúc như sau:
- Bảng GIAO_VIEN (MAGV, Hoten, Gioitinh, Ngsinh, Daymon, Heso) lưu các thông tin về giáo viên: mã giáo viên, họ tên, giới tính, dạy môn, hệ số lương.
- Bảng MON_HỌC (MaMH, TenMH, Sotiet) lưu thông tin về môn học: mã môn học, tên môn học, số tiết trong một tuần.
- Bảng GIANG_DAY (Lop, MaMH, MaGV, Tungay, Denngay) lưu thông tin về việc phân công giảng dạy cho mỗi lớp: lớp học, mã môn học, mã giáo viên giảng dạy, từ ngày nào đến ngày nào.
Sau khi tìm hiểu dữ liệu của phần mềm, các bạn học sinh đã đưa ra các nhận xét sau đây:
a) Thuật ngữ “thuộc tính” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng hàng của bảng.
b) MaGV là khóa ngoài của bàng GIANG_DAY.
c) Nhà trường chỉ sử dụng một máy tính để quản lí thông tin giảng dạy nên lựa chọn hệ CSDL phân tán.
d) Câu lệnh SQL sau đây liệt kê tên giáo viên, tên môn học đã được phân công giảng dạy tại lớp 11A1:
SELECT GIAO_VIEN.Hoten, MON_HOC.TenMH
FROM GIANG_DAY
INNER JOIN GIAO_VIEN ON GIANG_DAY.MaGV = GIAO_VIEN.MaGV
INNER JOIN MON_HOC ON GIANG_DAY.MaMH = MON_HOC.MaMH
WHERE GIANG_DAY.Lop = '11A1';
B. Phần riêng
Thí sinh chỉ chọn một trong hai phần sau: Thí sinh theo định hướng Khoa học máy tính làm câu 3 và 4. Thí sinh theo Tin học ứng dụng làm câu 5 và 6.
Định hướng Khoa học máy tính
Câu 3. ............................................
............................................
............................................
Câu 4. Chọn một trong hai ngôn ngữ Python hoặc C++ để tìm hiểu chương trình sau đây.
Viết bằng ngôn ngữ Python | Viết bằng ngôn ngữ C++ |
def binary_search(arr, left, right, x): if left > right: return -1 mid = (left + right) // 2 if arr[mid] == x: return mid elif arr[mid] > x: return binary_search(arr, left, mid - 1, x) else: return binary_search(arr, mid + 1, right, x) | int binary_search(const vector<int>& arr, int left, int right, int x) { if (left > right) return -1; int mid = (left + right) / 2; if (arr[mid] == x) return mid; else if (arr[mid] > x) return binary_search(arr, left, mid - 1, x); else return binary_search(arr, mid + 1, right, x); } |
Một số bạn học sinh nhận xét về chương trình trên như sau:
a) Hàm binary_search là một ví dụ của thuật toán tìm kiếm tuyến tính đệ quy.
b) Điều kiện dừng của thuật toán là khi left > right, trả về -1.
c) Khi giá trị cần tìm nằm ở giữa danh sách, thuật toán tìm kiếm trong thời gian ngắn nhất.
d) Nếu danh sách chưa được sắp xếp, kết quả của tìm kiếm có thể không chính xác.
Định hướng Tin học ứng dụng
Câu 5. ............................................
............................................
............................................
Câu 6. Cho cơ sở dữ liệu tuyển sinh của một trường THPT gồm các bảng có cấu trúc như sau:
- THISINH (MaTS, HoTen, DiaChi) lưu các thông tin về Thí sinh: mã thí sinh, họ tên, địa chỉ.
- PHIEUDK (MaPDK, MaTS, NgayDK) lưu các thông tin về Phiếu đăng kí: mã phiếu đăng kí, mã thí sinh, ngày đăng kí.
- NGUYENVONG (MaPDK, TenNganh, UuTien, MaTruong): mã phiếu đăng kí, tên nghành, ưu tiên, mã trường.
Một số bạn học sinh có ý kiến về việc sử dụng các phần mềm khai thác cơ sở dữ liệu trên như sau:
a) Excel có thể tự động thống kê số lượng thí sinh đăng ký theo từng ngành học bằng hàm VLOOKUP.
b) Có thể dùng hàm RANDBETWEEN trong Excel để chọn ngẫu nhiên một nhóm học sinh từ danh sách.
c) Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu có thể thống kê tổng số nguyện vọng theo từng ngày dựa vào liên kết của 3 bảng.
d) Nếu chỉ có bảng NGUYENVONG, có thể tìm được tên thí sinh đã đăng ký nguyện vọng.