Kênh giáo viên » Âm nhạc 7 » Giáo án Âm nhạc 7 kì 2 soạn theo công văn 5512

Giáo án Âm nhạc 7 kì 2 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Âm nhạc lớp 7 kì 2 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Âm nhạc 7 kì 2 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

Bài 6

  • Học hát: Khúc ca bốn mùa
  • Bài đọc thêm: Tiếng sáo Việt Nam

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

  • HS biết: nhạc sĩ Nguyễn Hải là tác giả của bài Khúc ca bốn mùa. Biết nội dung bài hát nói về cảm nhận của bạn nhỏ với hiện tượng mưa nắng trong tự nhiên. Biết bài hát viết ở nhịp 3/8.
  • HS hiểu: hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm.
  • HS vận dụng: hát kết hợp gõ đệm; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,....

2. Năng lực

a. Năng lực chung

  • Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.

b. Năng lực chuyên biệt

  • Hiểu biết âm nhạc.
  • Thực hành âm nhạc.
  • Cảm thụ âm nhạc.

3. Phẩm chất

  • Yêu gia đình, quê hương, đất nước

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Giáo viên:

  • Nhạc cụ; băng hát mẫu và bảng phụ bài hát Khúc ca bốn mùa.
  • Máy chiếu.

2. Học sinh:

  • Tìm hiểu về bài hát trước khi lên lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động (5p)

a) Mục tiêu: Ôn lại bài cũ và tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.

b) Nội dung: GV giúp HS nhớ lại các thể loại bài hát

c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi và phân loại được bài hát theo thể loại

d) Tổ chức thực hiện:

H. Em hãy kể tên 1 số thể loại bài hát và cho VD ở từng thể loại bài hát đó?

B. HĐ hình thành kiến thức mới (30p)

HĐ 1: Tìm hiểu về tác giả và bái hát (5-7p)

a) Mục tiêu: Tìm hiểu về tác giả và bái hát

b) Nội dung: GV giới thiệu và giúp HS tìm hiểu về tac giả và bài hát

c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của GV - HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát hình ảnh, tìm hiểu về tác giả và bài hát:

* Giới thiệu về tác giả và bài hát.

- GV giới thiệu : Nhạc sĩ Nguyễn Hải sinh 15 -1 -1958 ở Quảng Bình. Ông là tác giả của bài hát Khúc ca bốn mùa cũng như một số bìa hát như : Suối nguồn yêu thương, lời ru của phố...Hiện nay ông đang làm việc tại TPHCM.

- GV treo bảng phụ bài hát Khúc ca bốn mùa.

H: Trình bày về nhịp? các kí hiệu nhạc lý trong bài hát?

* Giáo viên trình bày bài hát.

- Gọi 1 HS đọc lời ca bài hát.

* Chia đoạn, chia câu:

H: Theo em bài hát Khúc ca bốn mùa được chia làm mấy đoạn? (2 câu)

- Bài hát Khúc ca bốn mùa gồm 2 đoạn.

- Đoạn 1: Từ đầu đến sưởi ấm

I. Học hát: Bài Khúc ca bốn mùa:

1. Tìm hiểu bài.

a.Tác giả

- Tác giả Nguyễn Hải - quê ở Quảng Bình, hiện làm việc ở tp HCM, ông có 1 số ca khúc tiêu biểu như: Từng hạt mưa rơi, Suối nguồn yêu thương, Lời ru của phố và 1 số ca khúc thiếu nhi khác.

b.Tác phẩm

- Nhịp 3/4

- Kí hiệu:

+ Dấu: nối, luyến, lặng đen

- Chia câu: 5 câu

 

- Đoạn 2: Tiếp theo đến hết bài.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát trên máy chiếu.

- HS tìm hiểu bài theo hướng dẫn của GV.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS tìm hiểu bài và báo cáo kết quả.

- HS nhận xét chéo.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả báo cáo của HS, bổ sung kiến thức.

- GV chốt kiến thức

 

HĐ 2: Hướng dẫn học sinh học hát (20p)

a) Mục tiêu: HS tập hát bài Khúc ca bốn mùa

b) Nội dung: HS luyện thanh và học hát từng câu

c) Sản phẩm: Trình bày bài hát của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Hướng dẫn HS Luyện thanh

- Mẫu âm

 

- Giáo viên đàn, thực hiện mẫu trước, bắt nhịp HS thực hiện.

* Tập hát từng câu theo lối móc xích.

- Trước khi dạy mỗi câu, GV đàn và hát mẫu 2 lần .

- Bài hát thuộc thể loại dân ca, trong giai điệu xuất hiện nhiều tiết nhạc cần phải luyến, láy, yêu cầu hát liền tiếng,chính xác.

- Bắt nhịp cho HS hát, GV đàn giai điệu theo câu hát đó (Lưu ý: cần sử sai kịp thời cho HS - nếu có.

- Tiến hành dạy theo lối móc xích.

- Đệm đàn và yêu cầu cả lớp hát đầy đủ bài hát.

- GV hướng dẫn cách hát cố đảo phách.

- Kiểm tra một số nhóm và cá nhân HS.

- Yêu cầu HS hát kết hợp vận động theo nhịp của bài hát.

* Hát đầy đủ cả bài:

- Đệm đàn, yêu cầu HS thể hiện hoàn chỉnh bài hát.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS luyện thanh theo hướng dẫn của GV.

- HS hát theo sự hướng dẫn của GV.

- HS tập hát

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS hát toàn bài theo nhạc đệm.

- HS nhận xét cách trình bày của nhóm bạn

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả báo cáo của HS, bổ sung kiến thức.

- GV chốt kiến thức

2. Học hát:

HĐ 3: Tìm hiểu về bài đọc thêm (5p)

a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về bài đọc thêm Tiếng sáo Việt Nam.

b) Nội dung: HS lắng nghe trả lười câu hỏi GV giao

c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS đọc bài đọc thêm và tìm hiểu về nguồn gốc Tiếng sáo Việt Nam.

H: Đọc bài đọc thêm SGK.

H: Ở Việt Nam loại sáo nào được người dân sử dụng thường xuyên?

H: Sáo trúc Việt Nam được sử dụng ở những vùng nào?

H: Em có cảm nhận gì về âm thanh của sáo trúc?

- GV bổ sung.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc thêm

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS báo cáo kết quả.

- HS nhận xét kết quả của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả báo cáo của HS, bổ sung kiến thức.

- GV chốt kiến thức

II. Bài đọc thêm: Tiếng sáo Việt Nam.

 

C. Hoạt động luyện tập (3p)

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành hát theo các nhóm nam và nữ

b) Nội dung: HS hát theo nhóm, cá nhân.

c) Sản phẩm: Kết quả của các nhóm.

d) Tổ chức thực hiện:

  • GV Đàn: HS hát đối đáp kết hợp gõ phách.
  • Nam hát câu 1: Hạt nắng hạt nắng cho mẹ ra đồng.
  • Nữ hát câu 2: Hạt mưa hạt mưa cho cây lúa trổ bông.
  • Nam hát câu 3: Hạt nắng hạt nắng trên vai em đến trường.
  • Nữ hát câu 4: Hạt mưa hạt mưa cho cây vườn thêm xanh.
  • Cả lớp hát đoạn 2: Khi trời đổ nắng…………mãi sinh sôi.

D. Hoạt động vận dụng (3p)

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vào đời sống.

b) Sản phẩm dự kiến: HS trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: Trình bày của HS

d) Tổ chức thực hiện:

H. Lời ca bài hát “Khúc ca bốn mùa” nói về hiện tượng gì?

  • HS: Bài hát nói về hiện tượng tự nhiên của đất trời- của thiên nhiên, sự điều hòa của mưa- nắng làm cho cuộc sống của con người và muôn loài được sinh sôi- tồn tại và phát triển. Vì vậy các em phải yêu mến và bảo vệ thiên nhiên, yêu lao động.

* Hướng dẫn về nhà

- Học hát bài “Khúc ca bốn mùa”

- Đọc trước nội dung bài mới

 

 

Tuần Ngày soạn:

Tiết Ngày dạy:

Bài 8

  • Học hát: Bài Tiếng ve gọi hè.
  • Bài đọc thêm: Xuất xứ một bài ca.

 

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

  • HS biết: hát đúng giai điệu bài hát Tiếng ve gọi hè do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác.
  • HS hiểu: nội dung bài hát nói về niềm vui và cảm xúc của các bạn nhỏ khi nghe tiếng ve báo hiệu mùa hè đến. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm.
  • HS vận dụng: hát kết hợp gõ đệm; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,...

2. Năng lực

a. Năng lực chung

  • Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.

b. Năng lực chuyên biệt

  • Hiểu biết âm nhạc.
  • Thực hành âm nhạc.
  • Cảm thụ âm nhạc.

3. Phẩm chất

  • Yêu gia đình, quê hương, đất nước

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

  • Soạn bài, SGK, Tài liệu chuẩn KT-KN.
  • Nhạc cụ.
  • Tập đàn bài hát Tiếng ve gọi hè.

2. Học sinh:

  • Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động (5p)

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.

b) Nội dung: GV cho HS hát

c) Sản phẩm: HS hát bài hát

d) Tổ chức thực hiện:

  • GV cho HS hát 1 bài hát.
  • Chủ đề về mùa hè đã được nhiều nhạc sĩ đưa vào âm nhạc tuổi thơ, bài hát Tiếng vê gọi hè của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lại là 1 bài hát viết về mùa hè dưới 1 góc độ khác. Và hôm nay các em sẽ được đến với bài hát rất hay này.

B. HĐ hình thành kiến thức mới (30p)

HĐ của GV - HS

Sản phẩm dự kiến

HĐ 1: Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm (5-10p)

a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về tác giả và tác phẩm

b) Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Giới thiệu bài:

- Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939 mất ngày 1 tháng 4 năm 2001 tại Thành Phố Hồ Chí Minh.Ông là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam. Ông vừa là nhạc sĩ vừa là hoạ sĩ và là một nhà thơ được công chúng yêu mến. Ông sáng tác tới hơn 600 ca khúc và một số bài hát quen thuộc với thiếu nhi như : Em là bông hồng nhỏ, Tiếng ve gọi hè, Nối vòng tay lớn…được thiếu nhi cả nước yêu thích. Âm nhạc của Trịnh Công Sơn dung dị, nhẹ nhàng, giai điệu mượt mà, phóng khoáng với lời ca trau chuốt có nhiều chất thơ, (GV hát 2 câu trong bài Ở trọ) nhiều khi chứa đựng cả triết lí sâu sắc. (GV hát 2 câu trong bài Một cõi đi về) .Tranh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được các nhà chuyên môn đánh giá rằng: Thế giới tranh của Trịnh Công Sơn là cuộc hội ngộ đầy kì thú bởi màu sắc và âm thanh ngọt ngào. Nhạc sĩ đã đi xa để lại cho nhân loại khối lượng tác phẩm rất lớn về cả nội dung và chất lượng nghệ thuật trong đó có bài hát Tiếng ve gọi hè.

- Yêu cầu HS quan sát bài hát trên bảng.

- Cho HS thảo luận nhóm (3p):

+ N1: Tìm hiểu về tác giả.

+ N2: GV phát phiếu học tập:

Nhịp

 

Kí hiệu

 

Chia câu

 

Cao độ

 

Trường độ

 

- Giáo viên trình bày bài hát.

+ Gọi 1 HS đọc lời ca bài hát.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe giới thiệu.

- HS quan sát các kí hiệu âm nhạc, thảo luận, thống nhất kiến thức.

Bước 3:. Báo cáo, thảo luận

- HS đại diện báo cáo kết quả.

- HS nhận xét kết quả báo cáo của nhóm bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả báo cáo của HS, phân tích, bổ sung kiến thức

I. Học hát: Bài Tiếng ve gọi hè

1. Tìm hiểu chung

a.Tác giả :

- SN: 28/2/1939

- Quê ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế

- Mất: 01/4/2001

- Ca khúc tiêu biểu : Một cõi đi về, Diễm xưa, Biển nhớ, Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, Tuổi đá buồn,...

b.Tác phẩm

- Nhịp 2/4

- Kí hiệu :

+ Dấu: chấm dôi

- Chia câu : 4 câu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐ 2: Học hát (20p)

a) Mục tiêu: HS học hát bài Tiếng ve gọi hè

b) Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c) Sản phẩm: HS luyện thanh và học hát

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Hướng dẫn HS luyện thanh.

 

- Giáo viên đàn, thực hiện mẫu trước, bắt nhịp HS thực hiện.

- Tập hát từng câu theo lối móc xích.

+ Trước khi dạy mỗi câu, GV đàn và hát mẫu 2 lần .

+ Bài hát thuộc thể loại dân ca, trong giai điệu xuất hiện nhiều tiết nhạc cần phải luyến , láy, yêu cầu hát liền tiếng,chính xác.

+ Bắt nhịp cho HS hát, GV đàn giai điệu theo câu hát đó (Lưu ý: cần sửa sai kịp thời cho HS - nếu có).

- Tiến hành dạy theo lối móc xích.

+ Đệm đàn và yêu cầu cả lớp hát đầy đủ bài hát.

- GV hướng dẫn cách hát đảo phách.

- Kiểm tra một số nhóm và cá nhân HS.

- Yêu cầu HS hát kết hợp vận động theo nhịp của bài hát.

- Hát đầy đủ cả bài:

+ Đệm đàn, yêu cầu HS thể hiện hoàn chỉnh bài hát.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tập luyện thanh.

- Học hát từng câu theo móc xích.

- Trình bày hoàn chỉnh bài hát

- Tập biểu diễn.

Bước 3:. Báo cáo, thảo luận

- HS biểu diễn bài hát có nhạc đệm theo nhóm.

- HS nhận xét cách trình bày bài hát của nhóm bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét cách trình bày của HS, phân tích, bổ sung kiến thức.

2. Häc h¸t:

 

HĐ 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài đọc thêm (5p)

a) Mục tiêu: HS tìm hiểu bài đọc thêm

b) Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS đọc bài đọc thêm.

H: Tóm tắt nội dung của bài đọc thêm?

- GV bổ sung và cho HS nghe bài hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”.

- Kết thúc phần ôn tập giáo viên cho HS nghe bài hát cánh én tuổi thơ để các em nhớ về nhạc sĩ Phạm Tuyên – Nhạc sĩ của tuổi thơ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc bài đọc sgk

- Tìm hiểu kiến thức và trả lời cá nhân.

Bước 3:. Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày kết quả tìm hiểu.

- HS nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả báo cáo của HS, phân tích, bổ sung kiến thức

II. Bài đọc thêm: Xuất xứ một bài ca.

 

C. Luyện tập (3p):

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành hát theo nhóm và cá nhân.

b) Nội dung: HS học hát theo nhóm, cá nhân.

c) Sản phẩm: Kết quả của các nhóm.

d) Tổ chức thực hiện:

  • HS tập biểu diễn bài hát theo nhóm và cá nhân. GV đệm đàn.

D. Vận dụng (3p)

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.

b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: Trình bày của HS

d) Tổ chức thực hiện:

H. Nội dung bài hát nói lên điều gì?

- HS: Bài hát “Tiếng ve gọi hè” biểu hiện tình cảm náo nức - mừng vui, diễn tả sự hồn nhiên trong sáng của các em trước thiên nhiên và cảm xúc khi tiếng ve đầu tiên báo hiệu mùa hè đến. Vì vậy các em phải trân trọng và yêu quý những tháng ngày hồn nhiên - trong sáng của tuổi thơ, có ý thức dành thời gian mùa hè làm những công việc bổ ích.

* Hướng dẫn về nhà

- Hát thuộc lời ca, giai điệu, tập biểu diễn bài Tiếng ve gọi hè.

- Đọc trước nội dung bài mới

 

Giáo án Âm nhạc 7 kì 2 soạn theo công văn 5512
Giáo án Âm nhạc 7 kì 2 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Âm nhạc lớp 7 kì 2 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình âm nhạc 7. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới âm nhạc khối 7 kì 2, âm nhạc 7 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an am nhac 7 ki 2 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Âm nhạc THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay