Giáo án Âm nhạc 8 kì 1 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Âm nhạc lớp 8 kì 1 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Âm nhạc 8 kì 1 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:.../.../...

Ngày dạy:.../.../...

Bài 1: Học hát: Mùa thu ngày khai trường

Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Học sinh biết: hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Mùa thu ngày khai trường, và biết đây là bài hát của nhạc sĩ Vũ Trọng Tường.
  • HS hiểu: nội dung bài hát, nêu được cảm nhận về bài hát.
  • HS vận dụng: trình bày bài hát ở các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. Hát kết hợp gõ đệm.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự học.
  • Năng lực hợp tác.

Năng lực chuyên biệt

  • Hình thành năng lực hiểu biết âm nhạc
  • Hình thành năng lực hoạt động âm nhạc.

3. Phẩm chất

  • Lòng nhân ái.
  • Chăm chỉ học tập

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

  • Nhạc cụ, Máy chiếu.
  • Tư liệu về nhạc sĩ Vũ Trọng Tường.

2. Học sinh.

  • Tìm hiểu trước về bài hát và sưu tầm một số bài hát có cùng chủ đề.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động (3-5 phút)

a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về nhạc sĩ Vũ Trọng Tường và bài hát

b) Nội dung: Giới thiệu về nhạc sĩ Vũ Trọng Tường và bài hát

c) Sản phẩm: HS lắng nghe GV, trả lời các câu hỏi

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chiếu một số hình ảnh về nhạc sĩ Vũ Trọng Tường.

HS: Trình bày những hiểu biết của em về nhạc sĩ Vũ Trọng Tường?

* Gv giới thiệu vài nét về nhạc sĩ Vũ Trọng Tường:

- Nhạc sĩ Vũ Trọng Tường là nhạc sĩ gắn bó với tuổi thơ, âm nhạc của ông giản dị, trong sáng, có sức lôi cuốn với lứa tuổi TNNĐ vì vậy đã được các em đón nhận với tình cảm chân thành.

- TP: Hạt nắng sân trường, Cây bàng mùa hạ, Khi Hà Nội vào thu....

- Ông đạt nhiều giải thưởng âm nhạc của Bộ giáo dục, Hội Âm nhạc Hà Nội.... tặng kỉ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30 phút)

a) Mục tiêu: Học hát: Mùa thu ngày khai

trường

b) Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi và học hát

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV - HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu bản nhạc bài hát yêu cầu HS quan sát, thảo luận theo nhóm bàn (3 phút) trả lời các câu hỏi:

H. Bài hát nói lên nội dung gì?

H. Xác định số chỉ nhịp và các kí hiệu âm nhạc có trong bài hát?

H. Chia đoạn, chia câu cho bài hát?

=> GV nhận xét, chốt KT

- GV làm mẫu luyện thanh sau đó cho HS luyện thanh.

 

- GV cho HS nghe hát mẫu

* Tiến hành dạy hát từng câu theo lối móc xích:

- GV đàn câu 1 cho HS nghe 2 lần sau đó GV hát mẫu câu 1 và yêu cầu HS hát lại

+ GV đàn và yêu cầu HS hát hoà theo đàn

+ Chỉ định 1,2 HS khá hát lại, GV nhận xét và sửa sai nếu có

+ Cả lớp hát lại

- Cho HS tự luyện tập bài hát.

- GV tập cho HS cách hát lĩnh xướng hòa giọng.

- GV hướng dẫn cho HS tập hát đứng kết hợp với vận động tại chỗ nhẹ nhàng theo nhịp 2 (Vừa hát vừa nhún nhẹ)

- Đệm đàn và yêu cầu cả lớp hát đầy đủ bài hát lưu ý HS thể hiện đúng sắc thái từng đoạn của bài hát

- Gv chỉ huy cho HS hát đầy đủ bài hát.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Cá nhân HS quan sát bản nhạc, trả lời các câu hỏi.

- Thảo luận nhóm bàn, thống nhất ý kiến, hoàn thành nhiệm vụ được giao

- HS học hát theo sự hướng dẫn của GV.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, sửa sai.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, việc thực hiện nhiệm vụ học tập của cá nhân, nhóm HS.

-> Qua nội dung này hình thành cho HS năng lực hoạt động âm nhạc.

Học hát: Mùa thu ngày khai trường.

 

 

 

 

1. Tìm hiểu bài

- Tác giả: Nhạc sĩ Vũ Trọng Tường sinh ngày 04/9/1946 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương) hiện cư trú tại Hà Nội.

- Tác phẩm: gợi cho chúng ta nhiều kỉ niệm đẹp, khó phai của một thời cắp sách.

 

 

 

 

2. Học hát

- Nhịp 2/4

- Kí hiệu:

- Chia đoạn:

- Chia câu:

 

 

 

C. Hoạt động luyện tập (5-7 phút)

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành hát theo nhóm.

b) Nội dung: Hs học hát theo nhóm

c) Sản phẩm: Kết quả của các nhóm.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS ôn luyện bài hát theo nhóm. Mỗi nhóm hãy thảo luận và tự chọn hình thức biểu diễn của nhóm mình:

+ Hát kết hợp gõ đệm

+ Hát kết hợp vận động theo nhạc

+ Hát nối tiếp - hòa giọng

+ Hát có lĩnh xướng.

=> HS hợp tác nhóm, thống nhất hình thức biểu diễn của nhóm

D. Hoạt động vận dụng (3 – 5 phút)

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.

b) Nội dung: Hs trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm: Trình bày của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- Giáo viên tiến hành kiểm tra HS trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,…

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá chéo phần trình bày của bạn, nhóm bạn.

- GV nhận xét chung, đánh giá điểm cho mỗi nhóm.

- Yêu cầu HS hát bài hát vào đầu mỗi buổi học.

- GV đàn giai điệu một câu bất kì trong bài, yêu cầu HS phát hiện và hát lại câu hát đó

* Hướng dẫn về nhà

- Học hát bài “Mùa thu ngày khai trường”

- Đọc trước nội dung bài mới

 

 

 

Tuần Ngày soạn:

Tiết Ngày dạy:

  • Ôn tập bài hát: Lí dĩa bánh bò.
  • Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 2.
  • Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát

Hò kéo pháo.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS hát thuộc và biểu diễn bài hát “ Lí dĩa bánh bò”

- HS Hiểu vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Vân, biết hoàn cảnh sáng tác và nội dung của bài hát “ Hò kéo pháo”. Kể tên một vài sáng tác của ông.

- HS Vận dụng, trình bày bài hát dưới hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. Đọc nhạc kết hợp gõ đệm, đánh nhịp.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự học.
  • Năng lực hợp tác.
  • Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực chuyên biệt

  • Hình thành năng lực hoạt động âm nhạc.
  • Hình thành năng lực cảm thụ âm nhạc.
  • Hình thành năng lực hiểu biết âm nhạc.

3. Phẩm chất

- Lòng nhân ái.

- Chăm chỉ học tập

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Nhạc cụ.

- Tư liệu và một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Hoàng Vân

2. Học sinh:

- Sưu tầm tư liệu về nhạc sĩ Hoàng Vân

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động (3 phút)

a) Mục tiêu: Ôn tập bài hát: Lí dĩa bánh bò. Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 2. Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo.

b) Nội dung: HS chơi trò chơi hát và chuyển đồ vật

c) Sản phẩm: HS lắng nghe GV, trả lời các câu hỏi

d) Tổ chức thực hiện:

- Cho HS chơi trò chơi âm nhạc: Hát và chuyển đồ vật

HS hát bài Lí dĩa bánh bò, vừa hát vừa luân chuyển một đồ vật cho bạn bên cạnh, đến tiếng hát cuối cùng trong bài, bông hoa dừng ở vị trí của bạn nào bạn đó phải lên hát một bài.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới (26 phút)

HĐ 1: Ôn tập bài hát Lí dĩa bánh bò

a) Mục tiêu: HS ôn tập bài hát bài hát Lí dĩa bánh bò.

b) Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c) Sản phẩm: HS luyện hát

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV y/c HS luyện thanh

- GV chỉ huy cho HS hát lại bài hát theo nhạc đệm của đàn ( chú ý sửa sai).

- Gv tổ chức HS hát ở các hình thức: Hát lĩnh xướng, hòa giọng; Hát kết hợp vận động tại chỗ; hát kết hợp đánh nhịp

- Kiểm tra HS hát lời mới các em đã đặt kết hợp vận động theo nhạc.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS luyện thanh

- HS cả lớp thực hiện

- HS ôn tập bài hát theo nhóm, tự chọn các hình thức để thực hiện.

- Cá nhân HS thực hiện hát lời mới đã chuẩn bị.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Cá nhân, nhóm, cặp đôi xung phong trình diễn trước lớp
- HS lắng nghe, tiếp thu, lĩnh hội.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, việc thực hiện nhiệm vụ học tập của cá nhân, nhóm HS.

-> Qua nội dung này hình thành cho HS năng lực sáng tạo âm nhạc.

1. Ôn tập bài hát “Lí dĩa bánh bò”

Dân ca Nam bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐ 2: Ôn tập TĐN số 2

a) Mục tiêu: Ôn tập TĐN số 2

b) Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c) Sản phẩm: HS luyện hát

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Cho HS nghe lại toàn bộ bài TĐN 1 lần.

- Y/C HS đọc thang âm La thứ

- GV cho HS đọc lại bài TĐN kết hợp vỗ tay theo phách (ÂHTT ).

- Cho 1 - 2 nhóm đọc, một nhóm vỗ tay theo phách (ÂHTT )

- Cho HS nghe toàn bộ bài hát Trở về Suriento.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Cá nhân HS quan sát bản nhạc, tự trả lời các câu hỏi (1’)

- Thảo luận nhóm bàn, thống nhất ý kiến, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS nghe và cảm nhận

- HS hoạt động cá nhân, tự nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe, tiếp thu, lĩnh hội.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, việc thực hiện nhiệm vụ học tập của cá nhân, nhóm HS.

-> Qua nội dung này hình thành cho HS năng hoạt động âm nhạc.

2. Ôn tập tập đọc nhạc số 2 “Trở về su-ri-en-tô”

Nhạc I-ta-li-a

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐ 3: Tìm hiểu phần ÂNTT

a) Mục tiêu: HS biết được phần ÂNTT

b) Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c) Sản phẩm: HS luyện hát

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu chân dung nhạc sĩ Hoàng Vân, yêu cầu HS quan sát. Dựa vào tư liệu SGK và tư liệu chuẩn bị ở nhà, thảo luận theo nhóm bàn (3 phút) trả lời các câu hỏi:

H. Trình bày những hiểu biết của em về nhạc sĩ Hoàng Vân? Em hãy kể tên một vài bài hát của nhạc sĩ Hoàng Vân ? Em hãy hát trích đoạn bài hát của nhạc sĩ Hoàng Lân mà em biết?

=> GV nhận xét phần trình bày của HS.

- Cho HS nghe 1 số trích đoạn các bài hát của nhạc sĩ Hoàng Vân.

- GV giới thiệu đôi nét về bài hát Hò kéo pháo và cho HS nghe bài hát 1 lần.

* Lồng ghép giáo dục an ninh, quốc phòng.

- GV cho HS xem 1 đoạn clip tư liệu về việc kéo pháo của bộ đội ta trong chiến dịch Điện biên Phủ.

- Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của các anh bộ đội trong chiến dịch Điện biên Phủ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Cá nhân HS quan sát bản nhạc, tự trả lời các câu hỏi (1’)

- Thảo luận nhóm bàn, thống nhất ý kiến, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS nghe và cảm nhận

- HS hoạt động cá nhân, tự nêu cảm nhận của bản thân.

- HS lắng nghe, tiếp thu, lĩnh hội.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, việc thực hiện nhiệm vụ học tập của cá nhân, nhóm HS.

=> GV chốt kiến thức.

-> Qua nội dung này hình thành cho HS năng lực hiểu biết, cảm thụ âm nhạc.

3. Âm nhạc thường thức

1. Nhạc sĩ Hoàng Vân

- SN: 24/ 7/ 1930 tại Hà Nội

- Những ca khúc nổi bật: Hò kéo pháo, Tình ca Tây nguyên, Ca ngợi tổ quốc…

- Nhạc sĩ được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Bài hát “Hò kéo pháo”.

- Sáng tác năm 1954.

- Nội dung:

C. Hoạt động luyện tập (10 phút)

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức, các nhóm tự luyện tập để trình bày trước lớp.

b) Nội dung: HS trình bày theo nhóm.

c) Sản phẩm: Kết quả của các nhóm.

d) Tổ chức thực hiện:

- Mỗi nhóm hãy thảo luận và tự chọn hình thức biểu diễn của nhóm mình:

+ Hát kết hợp gõ đệm

+ Hát kết hợp vận động theo nhạc.

+ Hát theo cách hát lĩnh xướng hòa giọng.

+ Hát kết hợp đánh nhịp

=> HS hợp tác nhóm, thống nhất hình thức biểu diễn của nhóm

- Giáo viên tiến hành kiểm tra cá nhân, cặp đôi HS đọc nhạc (Tự chọn hình thức đọc nhạc kết hợp với gõ đệm theo phách hoặc đánh nhịp)

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá chéo phần trình bày của bạn, nhóm bạn. .

- GV nhận xét chung, đánh giá điểm cho mỗi nhóm.

D. Hoạt động vận dụng (4 phút)

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức, các nhóm tự luyện tập để trình bày trước lớp.

b) Nội dung: HS trình bày theo nhóm.

c) Sản phẩm: Kết quả của các nhóm.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV dùng máy tính cho HS nghe giai điệu - đoán tên bài hát của nhạc sĩ Hoàng Vân (Những bài hát vừa nêu trên )

? Cảm nhận của em sau khi nghe bài hát “Hò kéo pháo”

- GV tổ chức cho HS hát một bài hát của nhạc sĩ Hoàng Vân.

* Hướng dẫn HS học ở nhà

- Sưu tầm thêm thông tin về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân.

- Em hãy tìm một vài bài hát viết về tình yêu quê hương đất nước

- Ôn lại kiến thức đã học.

 

Giáo án Âm nhạc 8 kì 1 soạn theo công văn 5512
Giáo án Âm nhạc 8 kì 1 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Âm nhạc lớp 8 kì 1 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình âm nhạc 7. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới âm nhạc khối 8 kì 1, âm nhạc 8 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an am nhac 8 ki 1 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Âm nhạc THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay