Giáo án chủ đề 2 tuần 7 : Ứng xử với đồ cũ

Giáo án chủ đề 2 tuần 7 : Ứng xử với đồ cũ sách hoạt động trải nghiệm 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của hoạt động trải nghiệm 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án chủ đề 2 tuần 7 : Ứng xử với đồ cũ

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Trải nghiệm 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2- TUẦN 7

Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ: Hội chợ trao đổi đồ dùng, đồ chơi

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục: Ứng xử với đồ cũ

Tiết 3 – Sinh hoạt lớp: Phân loại đồ cũ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết cách sắp xếp đồ dùng sinh hoạt cá nhân gọn gàng.
  • Đánh giá được tình trạng thiếu, đủ đồ dùng của mình để kiểm soát được việc mua đồ mới và loại bớt đồ không dùng được nữa.

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực riêng:

  • Đưa ra được lí do mình muốn loại bỏ một món đồ cũ. Tự đánh giá được tình trạng của món đồ, biết mình nên sửa chữa hay làm mới đồ cũ hay mua đồ thay thế.
  • Biết cách ứng xử phù hợp, trân trọng đồ vật cũ đã từng gắn bó với mình.
  • Cùng người thân kiểm tra lại đồ dùng cá nhân của mình để tìm ra những món đồ đã cũ, phân loại đồ đã cũ, xem thứ nào vẫn sử dụng được, thứ nào cần loại bỏ.
  1. Phẩm chất: Thể hiện trong lao động, sắp xếp được các thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân
  2. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  3. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Bàn ghế kê thành dãy trong lớp học.
  • Mũ nhân vật, áo, quần, tất
  1. Đối với học sinh
  • Sách học sinh, sách bài tập,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DY HỌC

Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ: Hội chợ trao đổi đồ dùng, đồ chơi

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

a. Mục tiêu: Giúp HS giao lưu kết bạn mới thông qua việc tham gia hội chợ trao đổi đồ dùng, đồ chơi với các bạn

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS đăng kí tham gia và lựa chọn đồ chơi của mình để mang ra trao đổi với các bạn khác. Lưu ý: Đồ chơi vẫn còn dùng tốt, không bị sứt mẻ hay bị lỗi,...

- GV phối hợp với GV Tổng phụ trách Đội tổ chức hội chợ cho học sinh tham gia trao đôi đồ dùng, đồ chơi với các bạn.

- GV yêu cầu học sinh ghi nhớ tên của bạn và món đồ trao đổi với bạn để ghi vào danh sách. Nhắc nhở học sinh sau khi trao đổi đồ dùng phải bảo quản và giữ gìn đồ chơi cho bạn.

 

 

 

 

- HS chuẩn bị đồ chơi của mình để mang ra trao đổi với bạn khác

 

 

 

 

- HS tham gia hội chợ và lưu ý những điều thầy cô dặn về việc bảo quản, giữ gìn đồ chơi của bạn

 

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục: Ứng xử với đồ cũ

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua tiểu phẩm “Nỗi buồn của quần áo cũ”, HS hiểu được cần chăm sóc đồ dùng, quần áo của mình để chúng không bị bỏ quên vì không được dùng tới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS tham gia tiểu phẩm “Nỗi buồn của quần áo cũ”.

- GV mời các HS vào vai từng nhân vật: chiếc áo, chiếc quần, đôi tất; đội mũ nhân vật hoặc cầm đồ dùng thật tương ứng với vai diễn của mình.

+ GV dẫn dắt câu chuyện: Trong một ngôi nhà nọ, có một cậu chủ rất thích dùng đồ mới. Hôm trước, khi cùng mẹ đi cửa hàng, nhìn thấy chiếc áo siêu nhân siêu đẹp, cậu năn nỉ mẹ mua. Hôm sau đi cùng bố, cậu lại thích mê chiếc áo người nhện và lại đòi bố. Cứ như vậy, tủ quần áo của cậu cứ thế đầy lên. Bỗng một hôm, khi đang mơ màng, cậu nghe thấy tiếng khóc ở góc tủ. Ồ! Thì ra đó là tiếng khóc siêu nhân đã bị bỏ quên.

+ GV mời HS đóng vai chiếc áo nói: “Hu hu! Tủi thân quá! Cậu chủ thích tôi vậy mà đã lâu lắm rồi cậu ấy không mặc tôi”.

+ GV tiếp tục dẫn dắt: Ôi, nhưng hình như vẫn có tiếng thở dài ở đâu đó này các em!

+ GV mời HS đóng vai đôi tất nói: “Là tôi đây, tôi buồn quá, cậu chủ cũng quên tôi rồi”.

+ GV mời HS đóng vai chiếc quần nói: “Em cũng đang chán lắm đây, cậu ấy nói em là chiếc quần áo đẹp nhất cậu ấy từng có, vậy mà cậu ấy chỉ mặc vài lần rồi chẳng thấy mặc lần nào nữa. Em đã ở trong góc tủ bao lâu rồi không nhớ nữa. Hu hu”.

- GV nhận xét sự tham gia của HS vào các vai diễn.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Liệu rằng các bạn trong lớp chúng ta, có ai như cậu chủ này không nhỉ? Cậu ấy đã mua quá nhiều đồ vật và để quên bao nhiêu thứ không dùng đến. Để biết cách sắp xếp đồ dùng sinh hoạt cá nhân gọn gàng, cũng như đánh giá được tình trạng thiếu, đủ đồ dùng của mình để kiểm soát được việc mua đồ mới và loại bớt đồ không dùng được nữa, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay: Tuần 7: Ứng xử với đồ cũ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Thảo luận về đồ cũ nên dùng tiếp hay bỏ đi

a. Mục tiêu: HS đưa ra được lí do mình muốn loại bỏ một món đồ cũ. Tự đánh giá được tình trạng của món đồ, biết mình nên sửa chữa hay làm mới đồ cũ hay mua đồ thay thế.

b. Cách tiến hành

- GV mời HS ngồi theo nhóm.

- GV yêu cầu HS:

+ Từng thành viên nhớ lại các món đồ của mình và ghi ra giấy tên một món đồ cũ.

+ Lần lượt từng HS nói lên phương án vì sao mình “chia tay với đồ cũ” và giải thích lí do:

·        Bỏ đi.

·        Cho, tặng ai?

·        Tái chế, làm thành món đồ khác.

·        Sữa chữa để dùng lại.

·        Bán đi.

 

 

 

 

 

- GV đề nghị HS lắng nghe và cho bạn lời khuyên.

- GV yêu cầu HS chia sẻ về cách sửa chữa một đồ dùng bị hỏng.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Có rất nhiều cách để chia tay với đồ dùng cũ. Những món đồ mình không sử dụng được nữa những sẽ có ích cho người khác.

 

 

 

 

 

 

- HS cùng GV vào vai từng nhân vật trong tiểu phẩm “Nỗi buồn của quần áo cũ”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS ngồi theo nhóm.

- HS lắng nghe yêu cầu của GV. 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Trải nghiệm 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 3 KẾT NỐI TRI THỨC

 
 
 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 3 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án điện tử tuần 8: Tiêu dùng thông minh

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: MÁI TRƯỜNG EM YÊU

Giáo án điện tử tuần 12: Thầy cô trong mắt em

 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: GIỮ GÌN NHÀ CỬA NGĂN NẮP, SẠCH ĐẸP

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG

Giáo án điện tử HĐTN 3 kết nối tuần 31 - hoạt động giáo dục: Môi trường xanh

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP

Chat hỗ trợ
Chat ngay