Giáo án HĐTN 3 kết nối tiết 2 – Hoạt động giáo dục: Giúp đỡ người khuyết tật

Giáo án tiết 2 – Hoạt động giáo dục: Giúp đỡ người khuyết tật sách HĐTN 3 kết nối. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTN 3 kết nối. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Trải nghiệm 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Tiết 2 – Hoạt động giáo dục : Giúp đỡ người khuyết tật

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Đôi bàn tay biết nói”

a.   Mục tiêu: Thử vào vai người bạn không nghe không nói được đẻ thấy khó khăn của cộng đồng người khiếm thính, người điếc.

b. Cách thức thực hiện

GV chuẩn bị sẵn thẻ từ nhỏ có ghỉ một vài từ khoá, HS dùng động tác cơ thể, gương mặt không dùng lời - ngôn ngữ cơ thể, để thể hiện cho các bạn đoán xem đó là từ  khoá gì.

+ Lần 1: GV lấn lượt mời 2 - 3 HS thế hiện 2 - 3 từ khoá. Hét to, Điếc tại, Vui vẻ,...

+ Lần 2: GV mời HS làm việc theo nhóm. Cả nhóm tìm động tác thể hiện một số thông điệp bằng ngôn ngữ cơ thể. Trời nắng quá/ Gió thổi mạnh/ Bài tập khó quá/ Đường đông quá.

-      GV mời HS chia sẻ cảm xúc của mình sau khi thực hiện các động tác cơ thể - ngôn ngữ cơ thể. TRời nắng quá/Gió thỏi mạnh/ bài tập khó quá/Đường đông quá.

-      GV mời HS chia sẻ cảm xúc của mình sau khi thực hiện các động tác cơ thể - ngôn ngữ cơ thể mà không dùng lời nói. Em biết những ai phải thường xuyên nói bằng ngôn ngữ cơ thể? Em đã từng gặp họ chưa?

Trong chương trình thời sự, ở góc cuối màn hình bên tay trái luôn có khung hình của người phóng viên sử dụng NGÔN NGỮ KÍ HIỆU. Khung hình ấy giúp cho những người khiếm thính, người điếc cũng có thể “nghe” các thông tin thời sự quan trọng.

Kết luận: Xung quanh cuộc sống của chúng ta có những người khiếm thính là những người có khả năng nghe nhưng kém. Và có những người điếc là người hoàn toàn không nghe thấy bất kì âm thanh nào. - Sử dụng thẻ từ NGƯỜI KHIẾM THÍNH, NGƯỜI ĐIẾC.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a.  Mục tiêu: HS thể hiện sự dồng cảm với những khó khăn mà người khuyết tật gặp phải trong cuộc sống, đồng thời thể hiện sự cảm phục trước những cố gắng vượt qua khó khăn của họ.

b. Cách thức thực hiện

GV đặt câu hỏi để HS lựa chọn cùng thảo luận về những khó khăn mà người khuyết tật có thể gặp phải trong sinh hoạt và học tập. Các nhóm chọn thảo luận về các nội dung sau:

+ GV nhắc lại về câu chuyện người khiếm thị, người mù đã từng trải nghiệm ở năm học lớp 2. Khi không nhìn được hoặc nhìn kém, các bạn khiếm thị sẽ gặp những khó khăn gì? Họ phải vượt qua bằng cách nào? Họ đi học, đọc sách thế nào? Họ sử dụng chữ nổi ra sao?...

+ Các bạn khiếm thính nghe rất kém, người điếc hoàn toàn không nghe được. Vậy các bạn học tập thế nào? Thấy cô sẻ giảng bài cho các bạn bảng cách nào? Các bạn muốn phát biểu thì phải làm gi?... - Sử dụng giấy và bút để viết, về điều mình muốn nói...

GV vừa kể chuyện vừa trao đối với HS về cộng đóng người khiếm thính và người điếc. Những người khiếm thính có khả năng nghe kém nên thường không thể nói được. Tuy nhiên, họ lại có thể dùng nét mặt, động tác cơ thể để biểu đạt được lời nói của mình, ý nghĩ của mình, quan điểm của mình. Họ sử dụng ngôn ngữ kí hiệu để giao tiếp với nhau và với mọi người: cũng giống các ngôn ngữ khác như tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Đức,... Ngôn ngữ kí hiệu có bảng chữ cải, có các từ nhưng được thể hiện một cách rất độc đáo qua nét mặt và động tác của đôi tay, của cơ thể.

+ GV kể về những người bị hạn chế về vận động: tay chân bị khuyết tật. Họ phải ngồi xe lăn, chống nạng.... Họ thường gặp phải những vấn để gì? Họ có chơi thể thao được không? GV kể cho HS nghe về Thế vận hội thể thao đành cho người khuyết tật,...

— HS thảo luận theo nhóm, chia sẻ về một trong những người khuyết tật mà các em từng gặp hoặc – nghe kế.

+ Những khó khăn của họ trong công việc và cuộc sống.

+ Những công việc họ có thế làm được.

+ Cảm xúc của em khi nghĩ về những người ấy.

Kết tuận: Những người khuyết tật dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng họ vẫn có những mặt mạnh khác so với người bình thường để có thể khắc phục khó khăn. Tìm hiểu về người khuyết tật là để đồng cảm với họ.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – MỞ RỘNG VÀ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ

Hoạt động: Lập kế hoạch giúp đỡ người khuyết tật

a.  Mục tiêu: HS lên được kế hoạch để bày tỏ sự quan tâm, chia sẻ với người khuyết tật

b. Cách thức thực hiện

-      GV đề nghị HS thảo luận về những việc mình có thể làm để chia sẻ và giúp đỡ các bạn khiếm thị khiếm thính và nhũng bạn khuyết tật khác.

+ Tìm hiểu về người khuyết tật để có sự đồng cảm với họ

+ Học cách giao tiếp và ứng xử với người khuyết tật

+ Lựa chọn những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật mà em biết.

-      GV mời từng nhóm chia sẻ về kế hoạch của nhóm mình

Kết luận: Mỗi chúng ta đều có thể bày tỏ sự quan tâm và chia sẻ cùng các bạn khó khăn và chính chúng ta cũng học hỏi được từ họ nhiều điều nhiều cách để thể hiện mình.

3.CAM KẾT HÀNH ĐỘNG

-       GV đề nghị HS cùng người thân tìm hiểu thêm về những người khuyết tật cần được hỗ trợ quanh em và thực hiện các việc trong kế hoạch giúp đỡ người khuyết tật.

CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại nội dung Tiết học

 

 

 

 

 

 

 

-       HS dùng động tác cơ thể để thể hiện cho các bạn đoán từ khóa

 

 

 

 

 

 

-       HS chia sẻ cảm xúc sau khi thực hiện động tác cơ thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-      HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-      HS cùng nhau thảo luận về khó khăn mà người khuyết tật gặp phải trong cuộc sống

 

 

 

 

 

 

 

-      HS chăm chú lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-      HS thảo luận theo nhóm chia sẻ về một trong những người khuyết tật em đã gặp

 

 

 

 

 

-       HS lắng nghe chăm chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-       HS thảo luận về những việc bản thân có thể làm để chia sẻ giúp đỡ người khuyết tật

 

 

 

 

 

 

 

-      HS lắng nghe

 

 

 

 

 

-      HS lắng nghe và thực hiện

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Trải nghiệm 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 3 KẾT NỐI TRI THỨC

 
 
 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 3 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án điện tử tuần 8: Tiêu dùng thông minh

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: MÁI TRƯỜNG EM YÊU

Giáo án điện tử tuần 12: Thầy cô trong mắt em

 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: GIỮ GÌN NHÀ CỬA NGĂN NẮP, SẠCH ĐẸP

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG

Giáo án điện tử HĐTN 3 kết nối tuần 31 - hoạt động giáo dục: Môi trường xanh

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP

Chat hỗ trợ
Chat ngay