Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 kết nối chuyên đề 2 Bài 4: Một số chế định của pháp luật dân sự về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự (3 tiết)

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 bộ sách kết nối tri thức chuyên đề 2 Bài 4: Một số chế định của pháp luật dân sự về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự (3 tiết). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 4. MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ

NGHĨA VỤ DÂN SỰ VÀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số chế định cụ thể của pháp luật dân sự về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự.
  • Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự trong các tình huống cụ thể đơn giản thường gặp.
  • Nêu được ý kiến phân tích, đánh giá trong thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đơn giản thường gặp liên quan đến nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự.
  • Điều chỉnh được hành vi pháp luật của bản thân trong giải quyết các vấn đề liên quan đến các quy định của pháp luật về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự.
  • Tích cực, chủ động vận động người khác điều chỉnh hành vi pháp luật về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống đặt ra trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự.
  • Năng lực tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện các quy định của pháp luật về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự; phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong thực hiện các quy định của pháp luật về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự; đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với quy định của pháp luật về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm các quy định của pháp luật về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự.
  • Năng lực phát triển bản thân: Rút ra được bài học cho bản thân trong việc thực hiện một số quy định của pháp luật dân sự về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự; tự đặt ra mục tiêu, kế hoạch rèn luyện để thực hiện tốt một số quy định của pháp luật dân sự về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự trong đời sống thường ngày; thực hiện được và vận động, giúp đỡ người khác thực hiện được một số quy định của pháp luật dân sự về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Hiểu được các quy định của pháp luật về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự; giải thích được một cách đơn giản một số hiện tượng, vấn đề liên quan đến các quy định của pháp luật về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự đang diễn ra ở Việt Nam và thế giới; bước đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng động bằng các hành vi, việc làm phù hợp với các quy định của pháp luật về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự.
  1. Phẩm chất
  • Trung thực và có trách nhiệm khi thực hiện các quy định của pháp luật về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự.
  • Nhân ái, yêu nước, tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11;
  • Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,… liên quan tới bài học;
  • Một số điều luật liên quan đến nội dung bài học;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint,...
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 11
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa của bài học; khai thác trải nghiệm, vốn sống, hiểu biết ban đầu của HS đối với một số chế định cụ thể của pháp luật dân sự về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK; HS thảo luận, vận dụng hiểu biết, kiến thực thực tế của bản thân chia sẻ suy nghĩ về câu hỏi thảo luận.
  4. Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS về câu hỏi thảo luận.

  1. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi ở mục Mở đầu: Trong quan hệ này, anh T có nghĩa vụ gì đối với Hãng hàng không B và Hãng hàng không B có nghĩa vụ gì đối với anh T?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong sách, thảo luận, lắng nghe để trả lời các câu hỏi của GV .

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, chia sẻ suy nghĩ: Khi anh T mua vé máy bay của Hãng hàng không B có nghĩa là hai bên đã kí với nhau một hợp đồng dân sự hay đã thiết lập một quan hệ dân sự. Trong quan hệ này, đối với Hãng hàng không B, anh T có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ tiền vé máy bay, có mặt ở sân bay và lên máy bay đúng ngày, giờ ghi trên vé hoặc theo thông báo của Hãng hàng không B. Tại sân bay và trên máy bay thì nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật và của Hãng hàng không B. Đối với anh T, Hãng hàng không B có nghĩa vụ hướng dẫn và làm thủ tục lên máy bay cho anh T, đưa anh T từ nơi đi tới nơi đến đã ghi trên vé, hướng dẫn an toàn bay và bảo đảm an toàn cho anh T trong suốt chuyến bay.

- Các học sinh khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự là những chế định không thể thiếu của pháp luật dân sự. Hai chế định này có quan hệ mật thiết với nhau. Nghĩa vụ dân sự được thể hiện trong hợp đồng dân sự và hợp đồng dân sự là một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự. Để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Bài 4 – Một số chế định của pháp luật dân sự về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về nghĩa vụ dân sự

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về nghĩa vụ dân sự.
  2. Nội dung:

- GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK và thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi trong SGK trang 29. 

  1. Sản phẩm: HS nêu được

- Câu trả lời của câu hỏi thảo luận.

- Khái niệm nghĩa vụ dân sự dân sự và một số quy định của pháp luật về nghĩa vụ dân sự.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp trong SGK, làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi:

1/ Trong trường hợp 2, theo em:

+ Nghĩa vụ của các bên phát sinh trên cơ sở của căn cứ nào?

+ Ông B phải thực hiện nghĩa vụ gì với Công ty thực phẩm H và Công ty thực phẩm H phải thực hiện nghĩa vụ gì đối với ông B? Vì sao?

2/ Trong trường hợp 3, theo em:

+ Biện pháp bảo đảm giao kết hợp đồng và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là gì?

+ Hậu quả mà ông T phải chịu nếu vi phạm nghĩa vụ là gì? Đó có phải trách nhiệm dân sự không? Vì sao?

- GV chốt kiến thức và yêu cầu HS ghi lại nội dung chính vào vở

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu GV yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác bổ sung ý kiến.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm nghĩa vụ dân sự dân sự và một số quy định của pháp luật về nghĩa vụ dân sự.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

1. Một số quy định của pháp luật về nghĩa vụ dân sự

* Trả lời câu hỏi thảo luận

1/ Trong trường hợp 2:

- Nghĩa vụ của các bên phát sinh trên cơ sở của hợp đồng cung cấp thịt lợn sạch.

- Đối với Công ty thực phẩm H, ông B phải thực hiện nghĩa vụ sau: Hằng ngày, ông B phải giao cho Công ty thực phẩm H 100 kg thịt lợn sạch các loại vào lúc 5 giờ sáng tại cửa hàng bán thực phẩm của công ty.

- Đối với ông B, Công ty thực phẩm H phải thực hiện nghĩa vụ sau: Thanh toán đầy đủ tiền thịt lợn đã giao từng tuần cho ông B theo giá mà hai bên đã thỏa thuận vào thứ Hai của tuần kế tiếp tuần được nhận thịt đã giao. Bởi vì, đó là những nghĩa vụ đã được quy định cụ thể trong hợp đồng giữa hai bên.

2/ Trong trường hợp 3:

- Biện pháp bảo đảm giao kết hợp đồng và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp này là ông T phải thế chấp cho ngân hàng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của gia đình ông.

- Nếu vi phạm nghĩa vụ, ông T phải chịu hậu quả là bị ngân hàng phát mãi (bán) ngôi nhà của gia đình ông để thu hồi nợ.

- Đó là trách nhiệm dân sự của ông T, bởi vì, theo quy định tại khoản 1 Điều 351 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền”. Nếu ông T không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng có nghĩa là ông đã vi phạm nghĩa vụ với ngân hàng nên ông phải chịu trách nhiệm dân sự với ngân hàng.

* Kết luận:

- Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).

- Nghĩa vụ dân sự phát sinh trên cơ sở căn cứ do luật định.

- Thực hiện nghĩa vụ dân sự là hành vi giao vật, trả tiền, thực hiện một số công việc hoặc không được thực hiện một số công việc của các bên trong quan hệ dân sự.

- Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là biện pháp do các bên trong quan hệ nghĩa vụ thỏa thuận trên cơ sở quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quyền lợi của bên có quyền và bảo đảm sự thiện chí, nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.

- Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Chat hỗ trợ
Chat ngay