Giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều CĐ 3 Hoạt động 5: Một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 11 bộ sách cánh diều CĐ 3 Hoạt động 5: Một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều đủ cả năm

HOẠT ĐỘNG 5: MỘT SỐ DANH NHÂN VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VÀ KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được thân thế, sự nghiệp, nhận xét và đánh giá được những đóng góp của một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ đối với lịch sử dân tộc.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 6 nhóm, khai thác thông tin Hình 13 – Hình 15, tư liệu, thông tin mục V SGK tr.59 – 62 và thực hiện nhiệm vụ: Lập bảng thống kê về thân thế, sự nghiệp, nhận xét và đánh giá về những đóng góp của một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và khoa hoc – công nghệ.
  3. Sản phẩm: Bảng thống kê về thân thế, sự nghiệp, nhận xét và đánh giá về những đóng góp của một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và khoa hoc – công nghệ của các nhóm và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

Khai thác thông tin Hình 13 – Hình 15, tư liệu, thông tin mục V SGK tr.59 – 62 và thực hiện nhiệm vụ: Lập bảng thống kê về thân thế, sự nghiệp, nhận xét và đánh giá về những đóng góp của một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và khoa hoc – công nghệ.

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về Chu Văn An (1292 – 1370).

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về Tuệ Tĩnh (1330 - ?).

Hình 14. Đền Bia (Hải Dương)

+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về Lê Quý Đôn (1726 – 1784)

BẢNG THỐNG KÊ VỀ MỘT SỐ DANH NHÂN

VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

– ĐÀO TẠO VÀ KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ

Danh nhân

Thân thế

Hoạt động/Đóng góp

Nhận xét/Đánh giá vai trò

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV cung cấp một số tư liệu về danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ (Đính kèm phía dưới Hoạt động 5).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành bảng thống kê theo mẫu.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận, trình bày về thân thế, sự nghiệp, nhận xét và đánh giá về những đóng góp của một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ theo Bảng thống kê.

- GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh bảng thống kê.

V. Một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ

1. Chu Văn An (1292 – 1370)

2. Tuệ Tĩnh (1330 - ?)

3. Lê Quý Đôn (1726 – 1784)

Đính kèm kết quả Bảng thống kê về thân thế, sự nghiệp, nhận xét và đánh giá về những đóng góp của một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và khoa hoc – công nghệ phía dưới Hoạt động 5.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TƯ LIỆU VỀ CÁC DANH NHÂN VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC

KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ, GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO

1. Chu Văn An

     Chu Văn An (1292 – 1370) là người xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) dưới triều vua Trần Minh Tông, nhưng ông không ra làm quan mà mở trường dạy học ở quê nhà.

     Ông được vua Trần Minh Tông mời ra làm Tư nghiệp (hiệu trưởng) trường Quốc Tử Giám, trông coi việc học cho cả nước. Ông cho mở mang trường, viết Tứ thư thuyết ước, tóm tắt bốn bộ sách lớn là Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học và Trung dung, làm giáo trình dạy học, từ đó, Quốc Tử Giám mỗi ngày được củng cố, mở rộng. Ông là nhà giáo, thầy thuốc, đại quan dưới Triều Trần. Là thầy giáo giỏi, Chu Văn An nổi tiếng thanh liêm, chính trực. Với cương vị một người thầy, ông không phân biệt trò giàu, trò người, vô cùng nghiêm khắc, coi trọng hiền tài. Thấy vua ham mê tửu sắc, nóng nảy, nông cạn; trong triều có nhiều quyền gian liên kết hoành hành, bên ngoài giặc giã dấy lên cướp bóc,… nhà giáo Chu Văn An phẫn nộ, đã viết Thất trảm sớ, đòi chém 7 kẻ nịnh thần. Không được vua trả lời, Chu Văn An rời kinh thành về vùng đất Chí Linh (Hải Dương) mở trường tiếp tục dạy học. Cuối đời, Chu Văn An sống thanh thản trong cảnh nghèo, vui với lớp học, văn chương. Triều đình nhiều lần mời về nhưng ông nhất định từ chối.

Tranh thờ Chu Văn An trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám tại Hà Nội

Tượng Chu Văn An tại Văn Miếu

 Trấn Biên - Đồng Nai

https://www.youtube.com/watch?v=y2b34CBfFOs

2. Tuệ Tĩnh

Tuệ Tĩnh (1330 - ?) là người làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Mồ côi mẹ lúc 6 tuổi, được các nhà sư nuôi cho học, năm 22 tuổi đậu Thái học sinh (đệ nhị giáp tiến sĩ) dưới triều vua Trần Dụ Tông; không ra làm quan mà ở lại chùa đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Đó cũng là thời gian ông học thuốc, làm thuốc chữa bệnh cho người. Ông đã tổng hợp y dược dân tộc cổ truyền trong bộ sách có giá trị là Nam dược thần hiệu chia làm 10 khoa. Đặc biệt, ông có bộ Hồng nghĩa giác tư y thư (2 quyển) biên soạn bằng quốc âm, trong đó, có bản thảo 500 vị thuốc nam viết bằng thơ Nôm Đường luật và bài Phú thuốc Nam 630 vị bằng chữ Nôm. Ông trở thành một thiền sư, một y sư; danh tiếng Tuệ Tĩnh không chỉ được biết đến ở Việt Nam, mà tiếng tăm ông đã đồn khắp Trung Quốc thời đó và còn được vua nhà Minh phong là Đại Y Thiền Sư, được mời vào Thái y viện.

Chùa Giám thờ tượng Thiền sư

 thần y Tuệ Tĩnh

Tượng Danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh

 ở Hải Dương

https://www.youtube.com/watch?v=HvIzmEG4Ed4

https://www.youtube.com/watch?v=WV81TZ_ajTk

https://www.youtube.com/watch?v=j9PUHfhePXw

3. Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn (1726 – 1784) là người làng Diên Hà, trấn Sơn Nam (nay là thôn Đồng Phú, xã Độc lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), con của Tiến sĩ Lê Trọng Thứ. Lê Quý Đôn từ thuở nhỏ đã được gọi là “thần đồng” (5 tuổi đọc được nhiều bài trong Kinh Thi; 12 tuổi đọc hết các sử sách, 14 tuổi đọc xong toàn bộ sách kinh, sử của Nho gia); ông đỗ đầu 3 kì thi: thi Hương (17 tuổi), thi Hội và thi Đình (26 tuổi) lấy Bảng nhãn (lúc đó chưa có Trạng nguyên). Là người ham đọc sách và học hỏi, ngay cả khi không đỗ đạt, làm quan cũng “không khí nào tay rời quyền sách”. Lê Quý Đôn được mệnh danh là “túi khôn của thời đại”; người đương thời nói: “Thiên hạ vô tri vấn Bảng Đôn – Có điều gì không biết, hãy đến hỏi Lê Quý Đôn”. Lê Quý Đôn từng được bổ nhiệm làm quan, giữ chức vụ quan trọng, có khi làm Thượng hư bộ Công. Ông nổi tiếng với Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, đặc biệt cuốn bách khoa thư Vân đài loại ngữ (viết lúc ông 30 tuổi) tập hợp các tri thức về triết học, khoa học, văn học,… Trong Vân đài loại ngữ, ông phê phán các nho sĩ đương thời, chỉ biết nhồi nhét những kinh nghiệm viển vông; đồng thời tha thiết đề xuất phải thay đổi: “Giáo khoa phải dạy cả lục nghệ, trong đó cả văn tự và vũ bị”. Là người có “Học vấn bao trùm, xem rộng khắp hết sách vở, nhờ văn chương mà đi thi thi chiếm bảng đầu. Có kiến thức mênh mông đồ sộ, lại sở trường bậc nhất ở trước thuật” (Phan Huy Chú), năm 1764, Lê Quý Đôn xin từ quan về quê trí sĩ, đóng cửa viết sách.

https://www.youtube.com/watch?v=8RBH0zcAOp0

(Từ đầu đến 6p17s).

 

BẢNG THỐNG KÊ VỀ MỘT SỐ DANH NHÂN VIỆT NAM

TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC  – ĐÀO TẠO

VÀ KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ

Danh nhân

Thân thế

Hoạt động/Đóng góp

Nhận xét/Đánh giá vai trò

Chu Văn An (1292 – 1370)

Chu Văn An tên thật là Chu An, tự là Linh Triệt, quê ở xã Quang Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

- Nhà giáo với triết lí giáo dục nhân văn:

+ Ông về quê nhà mở trường dạy học. Là nhà nho có học vấn sâu rộng, tận tụy với nghề dạy học, đã đào tạo được nhiều học trò giỏi, nổi tiếng.

+ Dưới thời vua Trần Minh Tông, ông được mời về Thăng Long giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám; mở mang trường học.

- Tấm gương chính trực, thanh liêm: Chu Văn An đã viết Thất trảm sớ dâng lên nhà vua đòi chém 7 kẻ nịnh thần. Khi không được  chấp thuận, ông cáo quan, về Chí Linh tiếp tục dạy học.

Chu Văn An đã để lại cho hậu thế rất nhiều kinh nghiệm giáo dục cho thế hệ trẻ. Những kinh nghiệm giáo dục của Chu Văn An được vận dụng mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực qua đó khẳng định những đóng góp to lớn của ông đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà suốt theo chiều dài lịch sử.

Tuệ Tĩnh (1330 - ?)

- Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, quê ở tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương).

- Ông sinh ra trong một gia đình nghèo, mồ côi cha mẹ từ lúc 6 tuổi.

- Năm 1351, Tuệ Tĩnh đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan, tiếp tục chuyên tâm nghiên cứu y học, làm thuốc chữa bệnh cứu người.

- “Vị thánh thuốc Nam”:

+ Xây dựng quan điểm y học độc lập, phù hợp với thực tiễn.

+ Trồng cây thuốc, sưu tầm kinh nghiệm chữa bệnh và truyền nghề, dạy người dân cách trồng cây thuốc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, phòng tránh bệnh tật.

- Người mở đường cho y học cổ truyền Việt Nam:

+ Tập trung viết sách để lưu giữ lại những bí quyết, bài thuốc trị bệnh giá trị, nổi tiếng là bộ Nam dược thần hiệu, Hồng Nghĩa giác tư y thư.

 

 

Tuệ Tĩnh là đại danh y thời Trần, người đặt nền móng cho nền y học cổ truyền Việt Nam.

Lê Quý Đôn (1726 – 1784)

- Sinh tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam (nay là huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) trong gia đình khoa bảng.

- Thuở nhỏ, Lê Quý Đôn là người ham học, thông minh, được người đương thời gọi là “thần đồng”.

- Sau khi thi đỗ Tiến sĩ, ông được bổ nhiệm làm quan và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền Lê – Trịnh.

- Nhà bác học lỗi lạc:

+ Ông để lại cho đời khoảng 40 công trình khải cứu  có giá trị trên nhiều lĩnh vực, có đóng góp to lớn với nền văn hiến nước nhà: Vân đài loại ngữ, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Bắc sứ thông lục, Toàn Việt thi lục, Quế Đường văn tập, Quế Đường thi tập,…

- Vị quan tài năng:

+ Là người có tài đáp ứng văn chương, được triều đình nhiều lần cử đi sứ sang nhà Thanh.

+ Dâng kế sách trị nước lên triều đình, tiêu biểu như bốn điều về trị đạo.

Là nhà bác học có nhiều đóng góp to lớn trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và khoa học.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều đủ cả năm

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. DANH NHÂN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Chat hỗ trợ
Chat ngay