Giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều CĐ 1 Hoạt động 2: Tìm hiểu nghệ thuật thời Lê sơ và thời Mạc (P2)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 11 bộ sách cánh diều CĐ 1 Hoạt động 2: Tìm hiểu nghệ thuật thời Lê sơ và thời Mạc (P2). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều đủ cả năm

 

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về nghệ thuật thời Mạc

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những thành tựu chính của nghệ thuật kiến trúc thời Mạc thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm theo 4 nhóm, khai thác Hình 17 – 19, thông tin trong mục 2a SGK tr.13, 14 và:

- Hoàn thành Phiếu học tập số 2: Liệt kê những thành tựu về kiến trúc và nêu những điểm chính của nghệ thuật kiến trúc thời Mạc.

- Trả lời câu hỏi: Mô tả một công trình kiến trúc thời Mạc mà em ấn tượng nhất.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2, câu trả lời của HS về những thành tựu chính của nghệ thuật kiến trúc thời Mạc và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, khai thác Hình 17 – 19, thông tin trong mục 2a SGK tr.13, 14 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Liệt kê những thành tựu về kiến trúc và nêu những điểm chính của nghệ thuật kiến trúc thời Mạc.

   

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nội dung

Đặc điểm

Kiến trúc cung đình

 

Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian

 

- GV cho HS quan sát thêm hình ảnh về kiến trúc thời Mạc:

Khai quật khu lăng mộ ở Dương Kinh (Hải Phòng)

Cổng thành nhà Mạc (Lạng Sơn)

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và cho biết: Mô tả một công trình kiến trúc thời Mạc mà em ấn tượng nhất.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, tư liệu trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 2.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm nêu những thành tựu về kiến trúc và những điểm chính của nghệ thuật kiến trúc thời Mạc theo Phiếu học tập số 2.

- GV yêu cầu 2 nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả một công trình kiến trúc thời Mạc mà em ấn tượng nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nghệ thuật kiến trúc thời Mạc kế thừa nét mềm mại của thời Lý, sự dung dị , khỏe khoắn của thời Trần, sự hồn hậu, nhân văn của thời Lê sơ.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Nghệ thuật thời Mạc

a. Kiến trúc

Kết quả Phiếu học tập số 2 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1.

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nội dung

Đặc điểm

Kiến trúc cung đình

- Nhà Mạc thừa hưởng các công trình cung điện của nhà Lê sơ để lại.

- Các vua nhà Mạc xây dựng thêm nhiều cung điện ở Dương Kinh (thuộc Hải Phòng ngày nay) như: điện Phúc Huy, điện Hưng Quốc,…

Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian

- Ngày nay còn tồn tại khoảng 142 công trình liên quan đến thời nhà Mạc là chùa, tiêu biểu là: chùa Bà Tấm (Gia Lâm), chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Nội), chùa Cập Nhất (Thanh Hà, Hải Dương).

- Đình làng phổ biến. Một số ngôi đình nổi tiếng ở thời Mạc là: đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hòa, Bắc Giang), đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội), đình Thụy Phiêu (Ba Vì, Hà Nội), đình La Phù (Thường Tín, Hà Nội),…

- Các đạo quán có điều kiện được sửa sang, tu bổ. Các đạo quán còn tồn tại đến ngày nay như: quán Hưng Thánh, quán Hội Linh, quán Linh Tiên (Hà Nội); quán Thụy Ứng, quán Đế Thích, quán Chân Thánh (Hưng Yên); quán Viên Dương (Hà Nội), quán Tiên Phúc (Hải Dương),…

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những thành tựu chính của nghệ thuật điêu khắc thời Mạc thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm theo 4 nhóm, khai thác Hình 20, 21, thông tin trong mục 2b SGK tr.14 – 16 và trả lời câu hỏi:

- Nêu những thành tựu chính về điêu khắc thời Mạc và rút ra nhận xét.

- Mô tả một tác phẩm điêu khắc thời Mạc mà em ấn tượng nhất.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những thành tựu chính của nghệ thuật điêu khắc thời Mạc và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo 4 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, khai thác Hình 20, 21, thông tin trong mục 2b SGK tr.14 – 16 và trả lời câu hỏi: Nêu những thành tựu chính về điêu khắc thời Mạc và rút ra nhận xét.

Hình 20. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay

 tại chùa Đa Tốn (Hà Nội)

Hình 21. Hình tượng rồng thời Mạc trên chân đèn

- GV cho HS quan sát thêm hình ảnh về điêu khắc thời Mạc:

tượng thái tổ mạc đăng dung

tại chùa Trà Phương (Hải Phòng)

Phù điêu thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn

tại chùa Trà Phương (Hải Phòng)

Mảnh chạm khắc gỗ hình người nuôi gia súc

ở đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội)

Mảnh chạm khắc gỗ hình mẹ gánh con ở đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội)

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và cho biết: Mô tả một công trình điêu khắc thời Mạc mà em ấn tượng nhất.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, khai thác hình ảnh, tư liệu trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm nêu những thành tựu về điêu khắc thời Mạc.

- GV yêu cầu 2 nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả một công trình điêu khắc thời Mạc mà em ấn tượng nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Chủ đề điêu khắc thời Mạc đã hướng đến miêu tả những người lao động và thế giới thiên nhiên gần gũi, gắn bó với con người. Sự đổi mới về nội dung này đã đưa tới sự biến đổi trong phong cách sáng tác, vươn mạnh đến lối tả thực, giàu tính nhân văn.

- GV kết luận chung:

+ Nghệ thuật nhà Mạc vừa chịu ảnh hưởng của nghệ thuật thời Lý, Trần, vừa có một số đặc điểm kế thừa thời Lê sơ.

+ Các công trình kiến trúc, điêu khắc rất phong phú về thể loại.

+ Phong cách chung là tả thực, gần gũi với cuộc sống đời thường, bố cục phóng khoáng, tự nhiên hơn trước.

+ Góp phần phục hưng nền văn hóa dân tộc.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới

b. Điêu khắc

Thể hiện qua việc tạc tượng với chất lượng và loại hình phong phú. Tiêu biểu là tượng tác từ gỗ mít, gỗ vàng tâm.

- Hình tượng rồng: thân dài uốn khúc, chân ngắn, chạm 4 móng, đầu có sừng 2 chạc, 2 mắt lồi, mũi sư tử, mồm thú nhô ra phía trước. Được thể hiện trên sản phẩm khắc gỗ ở chùa, đình làng, trên đồ gốm.

- Các chủ đề phổ biến: cảnh sinh hoạt, lao động của người dân (săn bắn, đấu hổ, gánh nước, đẽo cày,…); hình thiên nhiên, muông thú (hoa lá, sông nước, mây trời, hươu, nai, lân, hổ, voi,…).

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều đủ cả năm

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. DANH NHÂN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Chat hỗ trợ
Chat ngay