Giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều CĐ 1 Hoạt động 3: Tìm hiểu nghệ thuật thời Lê Trung hưng và thời Nguyễn (P3)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 11 bộ sách cánh diều CĐ 1 Hoạt động 3: Tìm hiểu nghệ thuật thời Lê Trung hưng và thời Nguyễn (P3). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều đủ cả năm

 

Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu về nghệ thuật âm nhạc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được những nét cơ bản về âm nhạc thời Nguyễn thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, khai thác Hình 36, 37, tư liệu, mục Em có biết, thông tin trong mục 2d SGK tr.25 và hoàn thành Phiếu học tập số 7:

- Mô tả những nét cơ bản về âm nhạc thời Nguyễn và rút ra nhận xét.

- Giới thiệu một loại hình nghệ thuật âm nhạc thời Nguyễn mà em ấn tượng nhất.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 7 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu về nghệ thuật âm nhạc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, khai thác Hình 36, 37, tư liệu, mục Em có biết, thông tin trong mục 2d SGK tr.25 và hoàn thành Phiếu học tập số 7: Mô tả những nét cơ bản về âm nhạc thời Nguyễn và rút ra nhận xét.

Hình 36. Biểu diễn Nhã nhạc cung đình Huế

Hình 37. Các nhạc công ở Bắc Kì (thời thuộc Pháp) đang biểu diễn

https://www.youtube.com/watch?v=YsYaqev7OIE

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7

Nội dung

Âm nhạc

cung đình

Âm nhạc

dân gian

Những nét cơ bản

 

 

Mô tả một loại hình âm nhạc tiêu biểu

 

 

Rút ra nhận xét

 

 

- GV cho HS quan sát thêm hình ảnh về âm nhạc thời Nguyễn:

Bên trong Duyệt Thị đường (Thừa Thiên Huế)

Biểu diễn nghệ thuật tuồng cổ

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, liên hệ cá nhân và trả lời câu hỏi: Giới thiệu một loại hình nghệ thuật âm nhạc thời Nguyễn mà em ấn tượng nhất.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cặp đôi, khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 7.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi mô tả những nét cơ bản về âm nhạc thời Nguyễn và rút ra nhận xét theo Phiếu học tập số 7.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

d. Âm nhạc

Kết quả Phiếu học tập số 7 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 4.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7

Nội dung

Âm nhạc cung đình

Âm nhạc dân gian

Những nét cơ bản

- Nhạc cung đình đặc sắc và có quy mô lớn nhất ở thời Nguyễn.

- Năm 1808, vua Gia Long đổi tên dàn nhạc cung đình là “Việt Nam quốc nhạc”.

Phát triển ở khắp các địa phương trên cả nước, mang đặc trưng vùng, miền: sân khấu cải lương, tuồng, hát chèo, hát quan họ, hát trống cơm,….

Mô tả một loại hình âm nhạc tiêu biểu

Nhã nhạc cung đình Huế

- Nhã nhạc là thể loại âm nhạc được trình diễn trong cung đình Việt Nam vào các dịp tế, lễ, những ngày lễ tôn giáo và các sự kiện đặc biệt (lễ đăng quang, lễ đón khách ngoại giao).

- Ở Việt Nam, Nhã nhạc bắt đầu xuất hiện vào thế kỉ XV, nhưng phải đến thời kì nhà Nguyễn (giữa thế kỉ XIX) mới phát triển rực rỡ và đạt đến trình độ uyên bác.

- Nhã nhạc cung đình bao gồm nhiều loại hình âm nhạc khác nhau, từ Lễ nhạc (dùng vào các cuộc tế, lễ lớn nhỏ của cung đình, trong các chùa, miếu), nhạc thính phòng, sân khấu... mà mỗi bộ môn đều có những nghệ sĩ chuyên sáng tạo và biểu diễn. - Nhạc khí dùng trong Nhã nhạc cung đình được chế tạo khéo léo, tinh xảo. Các buổi trình diễn Nhã nhạc thường huy động rất nhiều diễn viên ca múa và xiêm y được trang trí lộng lẫy, tinh tế.

- Dàn Đại nhạc là dàn nhạc quan trọng trong hệ thống nhạc lễ cung đình Huế, được diễn tấu trong các buổi lễ quan trọng như lễ tế đàn Nam Giao, tế miếu,... Dàn Tiểu nhạc mang màu sắc trang nhã, vui tươi, thường được diễn tấu trong các buổi yến tiệc của triều đình, trong các lễ đại khánh, dịp tết Nguyên đán.

- Ngày nay, Nhã nhạc cung đình Huế với các hình thức như dàn nhạc, ca chương, bài bản, vũ khúc được diễn xướng trong nhiều dịp như Phe-xti-van Huế, lễ hội Phật giáo, lễ hội dân gian, âm nhạc thính phòng,... Nhã nhạc còn được trình diễn trong các nghi thức ngoại giao, biểu diễn phục vụ khách du lịch và dân địa phương trong các dịp đại lễ, Tết cổ truyền.

- Giá trị nghệ thuật của Nhã nhạc vẫn được giữ gìn và tiếp tục phát huy.

Rút ra nhận xét

- Âm nhạc cung đình được hoàn thiện và phát triển đến đỉnh cao trên cơ sở kế thừa thành tựu âm nhạc dân tộc và  sự tiếp thu, dân tộc hóa một số yếu tố bên ngoài.

- Âm nhạc và các hình thức diễn xướng dân gian tùy theo đặc trưng vùng miền, tộc người đều có sự phát triển phong phú, đa dạng.

Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu những điểm mới về nghệ thuật thời Nguyễn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những điểm mới về nghệ thuật thời Nguyễn.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Hình 38, mục Em có biết, thông tin trong mục 2e SGK tr.25, 26 và hoàn thành Phiếu học tập số 8: Nêu những điểm mới của nghệ thuật thời Nguyễn.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 8 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu những điểm mới về nghệ thuật thời Nguyễn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Hình 38, mục Em có biết, thông tin trong mục 2e SGK tr.25, 26 và hoàn thành Phiếu học tập số 8: Nêu những điểm mới của nghệ thuật thời Nguyễn.

Hình 38. Hình rồng gắn sành, sứ trên đầu đao

điện Thái Hòa (Đại Nội, Huế)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8

Những điểm mới

Dấu hiệu,

biểu hiện

Dẫn chứng qua ví dụ

Kiến trúc cung đình

 

 

Nghệ thuật điêu khắc

 

 

Sự phối hợp văn hóa truyền thống, Đông – Tây

 

 

Nhận xét

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cặp đôi, khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 8.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi nêu những điểm mới của nghệ thuật thời Nguyễn theo Phiếu học tập số 8.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

e. Những điểm mới của nghệ thuật thời Nguyễn

Kết quả Phiếu học tập số 8 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 5.

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8

Những điểm mới

Dấu hiệu, biểu hiện

Dẫn chứng qua ví dụ

Kiến trúc

 cung đình

- Có quy mô lớn và kiên cố nhất so với các triều đại quân chủ khác trong lịch sử Việt Nam.

- Trải qua hàng thế kỉ chịu sự tác động của thời tiết khắc nghiệt, nhiều kiến trúc của Kinh thành Huế, thành quân sự ở các địa phương vẫn được lưu giữ gần như nguyên vẹn.

Kinh thành Huế.

Nghệ thuật

điêu khắc

- Xuất hiện một số loại hình nghệ thuật mới, đặc sắc, đặc biệt là nghệ thuật khảm sành sứ.

- Biểu tượng “cá hóa rồng” được đắp nổi bằng sành, sứ là chủ đề trang trí phổ biến trên các công trình kiến trúc cung đình hoặc công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng dân gian.

Các công trình kiến trúc trong Đại Nội (Kinh thành Huế), trong lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn như điện Thái Hòa, điện Kiến Trung,…

Sự phối hợp văn hóa truyền thống, Đông – Tây

- Nghệ thuật thời Nguyễn có sự kết hợp văn hóa Đông – Tây (văn hóa Việt – Pháp).

- Các công trình kiến trúc (Kinh thành Huế, lăng tẩm, thành quân sự ở các địa phương,…) có sự kết hợp văn hóa Đông – Tây, vừa phát huy được những thành tựu của kiến trúc Trung Hoa và kiến trúc thành quân sự phòng ngự Vô-băng của Pháp.

Lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định,…

Nhận xét

- Kế thừa thành tựu nghệ thuật truyền thống dân tộc, nghệ thuật thời Nguyễn đã cải biến và phát huy mạnh mẽ, đây thuyết phục những giá trị tinh hoa của dân tộc. Từ kiến trúc, điêu khắc cho đến hội hoạ, âm nhạc đều có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố truyền thống và yếu tố cách tân, phản ánh quá trình lao động sáng tạo không ngừng của nhân dân.

- Đặc điểm nổi bật của nghệ thuật thời Nguyễn là các công trình nghệ thuật luôn hài hoà với thiên nhiên, có kết cấu tổng thể chặt chẽ, ý tưởng sáng tạo, phương pháp biểu đạt mạch lạc, quy chuẩn. - Đặc biệt, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ đã phát triển

đa dạng, có sự tiếp thu thành tựu nghệ thuật Trung Hoa và phương Tây.

- Nhà Nguyễn đã bước đầu thể hiện tính chuyên nghiệp qua khả năng tổ chức quản lí các hoạt động nghệ thuật (Cục Hoa tượng, Ty Giáo phường), trưng tập thợ giỏi, nghệ nhân vào mục đích sáng tạo và phát triển. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ và âm nhạc thời Nguyễn đã có bước phát triển vượt bậc so với các giai đoạn trước đó, để lại cho ngày nay một di sản to lớn các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể có giá trị về nhiều mặt.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều đủ cả năm

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. DANH NHÂN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Chat hỗ trợ
Chat ngay