Giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều CĐ 2 Hoạt động 1. Chiến tranh và hòa bình nửa đầu thế kỉ XX

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 11 bộ sách cánh diều CĐ 2 Hoạt động 1. Chiến tranh và hòa bình nửa đầu thế kỉ XX. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều đủ cả năm

  • Ngày soạn:…/…/…
  • Ngày dạy:…/…/…

 

·      CHUYÊN ĐỀ 2: CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG THẾ KỈ XX

·      (15 tiết)

 

  • MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
    • Kiến thức
  • Sau chuyên đề này, HS sẽ:
  • Giải thích được nguyên nhân cơ bản dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới.
  • Đánh giá được những hậu quả và tác động của hai cuộc chiến tranh thế giới.
  • Phân tích được khát vọng hòa bình và cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới thông qua ví dụ cụ thể: Sắc lệnh hòa bình của Lê-nin năm 1917, chính sách ngoại giao hòa bình của Liên Xô; những nỗ lực xây dựng hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu; phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh,...
  • Nêu được ý nghĩa của phong trào kháng chiến chống phát xít vì hòa bình của nhân dân thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ hai; phân tích được ý nghĩa của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.
  • Nêu được nét chính về nguyên nhân, đặc điểm, đánh giá được những hậu quả của cuộc Chiến tranh lạnh đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng; phân tích được nguyên nhân kết thúc Chiến tranh lạnh và tác động đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng; giải thích được vì sao sau Chiến tranh lạnh, các cuộc chiến tranh, xung đột vẫn tiếp tục diễn thông qua ví dụ cụ thể.
  • Sưu tầm để tìm hiểu về cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới trong Chiến tranh lạnh; nêu được nét chính về phong trào quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam thông qua ví dụ cụ thể.
  • Giải thích được vì sao cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới vẫn tiếp diễn sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc; có ý thức trân trọng và góp phần tham gia vào cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới.
    • Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ, tự học: thông qua việc nêu được nét chính về nguyên nhân, đặc điểm, đánh giá được những hậu quả của cuộc Chiến tranh lạnh đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng; phân tích được nguyên nhân kết thúc Chiến tranh lạnh và tác động đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng; giải thích được vì sao sau Chiến tranh lạnh, các cuộc chiến tranh, xung đột vẫn tiếp diễn thông qua ví dụ cụ thể.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông việc vận dụng kiến thức để sưu tầm tư liệu tìm hiểu về cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới trong Chiến tranh lạnh; nêu được nét chính về phong trào quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam thông qua ví dụ cụ thể.
  • Giao tiếp và hợp tác: thông qua việc giải thích được vì sao cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới vẫn tiếp diễn sau khi chiến tranh lạnh kết thúc; có ý thức trân trọng và góp phần tham gia vào cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới.
  • Năng lực riêng:
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua việc giải thích được nguyên nhân cơ bản dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới; đánh giá được những hậu quả và tác động của hai cuộc chiến tranh thế giới; phân tích được khát vọng hòa bình và cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới thông qua ví dụ cụ thể.
    • Phẩm chất
  • Giáo dục HS tinh thần yêu chuộng hòa bình, chống chiến tranh.
  • Có ý thức trân trọng và góp phần tham gia vào cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới.
  • THIẾT BỊ DẠY HỌC
    • Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Chuyên đề học tập Lịch sử 11, Giáo án.
  • Tranh, ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung Chiến tranh và hòa bình trong thế kỉ XX.
  • Phiếu học tập.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
    • Đối với học sinh
  • SGK Chuyên đề học tập Lịch sử 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu về
  • CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
    • HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
      • Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, kích thích HS muốn khám phá về chiến tranh và hòa bình trong thế kỉ XX.
      • Nội dung: GV trình chiếu, dẫn dắt, hướng dẫn HS quan sát hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
    • Vì sao hòa bình trở thành ước muốn vĩ đại nhất của mọi người?
    • Hãy chia sẻ những điều em muốn biết về chiến tranh, về hoạt động chiến tranh, bảo vệ hòa bình của nhân dân thế giới trong thế kỉ XX.
      • Sản phẩm: HS trình bày hiểu biết về hoạt động chiến tranh và bảo vệ hòa bình trong thế kỉ XX.
    • Tổ chức thực hiện:
    • Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
    • GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh và dẫn dắt: “Không bạo lực” là tác phẩm điêu khắc nổi tiếng với khẩu súng khổng lồ có nòng bị thắt nút do nghệ sĩ người Thụy Điển C.Ph. Ri-tê-uốt sáng tác, tặng cho Lên hợp quốc và được đặt bên ngoài trụ sở của tổ chức này ở Niu Oóc (Mỹ). Cựu Tổng Thư kí Liên hợp quốc Ko-phi-An-nan khẳng định: “Tác phẩm điêu khắc Không bạo lực không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật đơn thuần; nó đã làm phong phú thêm ý thức của nhân loại với một hàm ý biểu tượng mạnh mẽ trong những đường nét đơn giản lời cầu nguyện vĩ đại nhất của con người: hòa bình cho mọi người”.

·     

·     

  • GV yêu cầu HS cả lớp suy nghĩa và trả lời câu hỏi:
  • + Vì sao hòa bình trở thành ước muốn vĩ đại nhất của mọi người?
  • + Hãy chia sẻ những điều em muốn biết về chiến tranh, về hoạt động chiến tranh, bảo vệ hòa bình của nhân dân thế giới trong thế kỉ XX.
  • Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
  • HS quan sát hình ảnh, dựa vào một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
  • GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
  • Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
  • GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày suy nghĩ, cảm nhận về hoạt động chiến tranh, bảo vệ hòa bình trong thế kỉ XX.
  • GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).
  • Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
  • GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
  • + Hòa bình trở thành ước muốn vĩ đại nhất của mọi người vì:
  • Những gì mà hòa bình mang lại cho đất nước là hết sức to lớn, cho con người cảm giác hạnh phúc, thoát khỏi sự lo toan, sợ hãi, tránh được nỗi đau từ chiến tranh. Chỉ khi đất nước hòa bình thì người dân mới có thể yên tâm phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa.
  • Hòa bình đem lại cho con người nền tảng để thực hiện các giá trị sống khác, xây dựng đất nước hướng đến mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
  • + Thế kỉ XX đã diễn ra 2 cuộc Chiến tranh thế giới và nhiều cuộc chiến tranh khác (Chiến tranh lạnh, Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh vùng vịnh,…).
  • GV dẫn dắt HS vào bài học: Thế kỉ XX là thế kỉ của những biến đổi to lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Trong đó, vấn đề hòa bình đặt ra thành một trong những vấn đề toàn cầu. Vậy, nguyên của những cuộc chiến tranh ấy là gì và hậu quả, tác động của nó đối với hòa bình trên toàn thế giới, cũng như đối với từng quốc gia như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong chuyên đề ngày hôm nay – Chuyên đề 2: Chiến tranh và hòa bình trong thế kỉ XX.
    • HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

·      HOẠT ĐỘNG 1: CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

  • Hoạt động 1.1. Tìm hiểu về hai cuộc chiến tranh thế giới
  • Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
    • Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
  • Giải thích được nguyên nhân cơ bản dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • Đánh giá được hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
    • Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, theo nhóm, khai thác tư liệu, khai thác Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3, Hình 2, mục Em có biết SGK tr.28 - 30 và trả lời câu hỏi:
  • Giải thích nguyên nhân cơ bản dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • Đánh giá hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
    • Sản phẩm: Câu trả lời của HS về Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và chuẩn kiến thức của GV.
    • Tổ chức thực hiện:

·      HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

·      DỰ KIẾN SẢN PHẨM

·      Tìm hiểu về nguyên nhân

·      Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-       GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, khai thác Bảng 1 mục 1a SGK tr.28 và trả lời câu hỏi: Giải thích nguyên nhân cơ bản dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

-       GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về Chiến tranh thế giới thứ nhất (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

·      Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-       HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

-       GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

·      Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

-       GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

·      Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

-       GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

·      + Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất, là một cuộc chiến tranh thế giới bắt nguồn tại châu Âu từ ngày 28/7/1914 đến ngày 11/11/1918.

·      + Chiến tranh thế giới thứ nhất được coi là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới.

 

·      Chiến tranh và hòa bình nửa đầu thế kỉ XX

o   Hai cuộc chiến tranh thế giới

§  Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

·      Nguyên nhân

·      Nguyên nhân sâu xa:

-       Cuối thế kỉ XI: các nước tư bản Âu - Mỹ:

·      + Chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

·      + Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và tranh giành quyền lợi thuộc địa gây ra bất đồng sâu sắc.

-       Năm 1871:

·      + Nước Đức thống nhất ra đời, làm thay đổi cán cân lực lượng ở châu Âu.

·      Chủ trương phát động chiến tranh phân chia lại thuộc địa trên thế giới.

-       Năm 1882: Khối Liên minh thành lập - Đức, Áo – Hung và I-ta-li-a (đầu thế kỉ XX, I-ta-li-a rút khỏi khối này).

-       Năm 1907: Khối Hiệp ước thành lập - Anh, Pháp, Nga.

-       Nguyên nhân trực tiếp:

·      + Ngày 28/6/1914, hoàng đế Áo  Hung bị một người dân tộc chủ nghĩa Xéc-bi ám sát. Đức, Áo - Hung phát động chiến tranh.

·      + Ngày 28/7/1914:

·      Áo - Hung đánh chiếm Xéc-bi.

·      Đức tuyên chiến với Nga và Pháp, Anh tuyên chiến với Đức.

·      → Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều đủ cả năm

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. DANH NHÂN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Chat hỗ trợ
Chat ngay