Giáo án Công dân 9 kì 2 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Công dân lớp 9 kì 2 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Công dân 9 kì 2 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 22 - Bài 13

QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Kiến thức

- Nêu đc thế nào là quyền tự do kinh doanh

- Nêu đc nội dung các quyền của công dân trong việc tự do kinh doanh

- Nêu đc thế nào là thuế và vai trò của thuế trong việc phát triển kinh tế đất nc

- Nêu đc nghĩa vụ đóng thuế của công dân.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...

- Năng lực chuyên biệt:

+Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.

+Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.

+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.

  1. Phẩm chất

Tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác, ủng hộ pháp luật về thuế của nhà nc

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên chuẩn bị

- Kế hoạch bài học

- Sách học sinh, sách giáo khoa môn GDCD, lớp 9;

- Giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính (hồ dán), kéo;

- Trường hợp, tình huống liên quan đến nội dung bài học

  1. Chuẩn bị của học sinh:

- HS đọc, tìm hiểu trước bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu:

- Kích thích HS tự tìm hiểu về quyền kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

- Hình thành năng lực tư duy phê phán, xử lí tình huống thực tiễn, năng lực trách nhiệm công dân.

  1. Nội dung:

- Hoạt động cộng đồng

  1. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

  1. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Bác A quyết định mở quán ăn bán đồ ăn ở nhà. Theo em, bác này có được quyền mở cửa hàng không? Bác phải làm gì? Và bác có phải đóng thuế không?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trao đổi

- Giáo viên: quan sát

- Dự kiến sản phẩm: Có, bác phải xin giấy phép kinh doanh, bán đúng mặt hàng kê khai trong giấy phép và phải đóng thuế

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

Điều 57( HP 1992) công dân có quyền tự do kinh doanh

Điều 80: công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật.

? HP 1992 q. định quyền và nghĩa vụ gì của công dân ?

-Tự do kinh doanh , đóng thuế

GV:Vậy quyền tự do kinh doanh và đóng thuế đc pháp luật quy định như thế nào. chúng ta cùng vào bài hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

HOẠT ĐỘNG 1: HS tìm hiểu mục ĐVĐ

a. Mục tiêu: HS hiểu về các loại hình kinh doanh và mức thuế quy định của pháp luật

b. Nội dung:

- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu… GV: 1 HS đọc phần ĐVĐ

GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.

- Chia lớp thành 3 nhóm

Gợi ý thảo luận các vấn đề sau

N1: Hành vi vi phạm của X thuộc lĩnh vực gì?

N2: hành vi vi phạm đó là gì?

N3: Em có nhận xét gì về mức thuế chênh lệch của các mặt hàng trên? Tại sao nhà nước ta lại quy định các mức thuế suất chênh lệch nhau nhiều như vậy đối với các mặt hàng?

- Hs các nhóm thảo luận, tìm câu trả lời.

+ Nhóm 1: Hành vi vi phạm của X thuộc lĩnh vực sản xuất buôn bán

+ Nhóm 2: vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả.

Nhóm 3: Các mức thuế của các mặt hàng chênh lệch nhau:

- Mức thuế cao-> thuốc lá là có hại, ôtô là hàng xa xỉ, vàng mã lãng phí, mê tín dị đoan….

- Mức thuế thấp: sản xuất muối, nước, trồng trọt, chăn nuôi, đồ dùng học tập là cần thiết cho con người. Thuế là nguồn thu chủ yếu của nhà nước. Nước nông nghiệp, nguồn thu ít. VN phấn đấu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp.

- Học sinh tiếp nhận…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh…

- Giáo viên…

- Dự kiến sản phẩm

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

HOẠT ĐỘNG: Tìm hiểu nội dung bài học

a. Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là kinh doanh, các hình thức kinh doanh

b. Nội dung

- Hoạt động nhóm

- Hoạt động chung cả lớp

c. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: cho học sinh kể các hoạt động kinh doanh ở địa phương?

- GV tổ chức cho HS thảo luận cả lớp nhằm giúp HS hiểu thế nào là tự do kinh doanh, thuế và ý nghĩa, vai trò của thuế.

? Kinh doanh là gì?

? Thế nào là quyền tự do kinh doanh ?

? Người kinh doanh phải tuân thủ những quy định gì?

? Thuế là gì?

? Ý nghĩa của thuế?

? Trách nhiệm của công dân với quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?

- GV: nhận xét, chốt, ghi bảng

- GV: cho HS liên hệ thực tế

? Những tiêu cực trong kinh doanh và thuế là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Trao đổi theo cặp

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV: Hiện nay vẫn còn nhiều cá nhân, tổ chức chưa thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế, vì vậy cần phải đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh và đóng thuế

I. Đặt vấn đề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nội dung bài học

1. Kinh doanh, quyền tự do kinh doanh

* Kinh doanh: là hoạt động sx, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục

đích thu lợi nhuận.

* Quyền tự do kinh doanh : là quyền công dân được tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.

- Người kinh doanh phải:

+ Kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh.

+ Không kinh doanh những mặt hàng cấm (vũ khí, thuốc nổ, mại dâm)

2. Nghĩa vụ đóng thuế:

* Thuế: là khoản thu bắt buộc mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước.

* Ý nghĩa của thuế:

- Ổn định thị trường.

- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của nhà nước.

3. Trách nhiệm của công dân

- Sử dụng đúng đắn quyền tự do kinh doanh.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế.

- Đấu tranh với những tiêu cực trong kinh doanh và thuế.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

  1. a. Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

b.Nội dung: Hoạt động cá nhân, nhóm

  1. Sản phẩm hoạt động: vở HS
  2. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- HS làm các bài tập trong SGK

- Học sinh tiếp nhận…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm

  1. Bài tập 1

HS kể các hoạt động kinh doanh : Thực phẩm, hàng tiêu dùng, dịch vụ…

Bài 2: trốn thuế

Bài 3: HS trao đổi thảo luận đúng : c, đ, e

- sản xuất giày dép, quần áo

- dịch vụ giao thông vận tải

- các đại lí bán hạng tạp hoá

Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu học tập

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức

- GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

  1. a. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, thông tin truyền thông.

  1. Nội dung: Hoạt động cá nhân, cộng đồng
  2. Sản phẩm hoạt động: vở HS
  3. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên…

- HS tìm hiểu các trường hợp vi phạm pháp luật về kinh doanh ở địa phương ? Trách nhiệm của bản thân em ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh :cá nhân

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm: Đấu tranh với những tiêu cực trong kinh doanh và thuế.

Bước 3: Báo cáo thảo luận: Phiếu học tập

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Giáo án Công dân 9 kì 2 soạn theo công văn 5512
Giáo án Công dân 9 kì 2 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Giáo dục công dân lớp 9 kì 2 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình giáo dục công dân 9. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

Từ khóa: gián án mới công dân khối 9 kì 2, công dân 9 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an gdcd 9 ki 2 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Công dân THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay