Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 11: Hình chiếu trục đo

Giáo án bài 11: Hình chiếu trục đo sách công nghệ 10 – Thiết kế công nghệ kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của công nghệ 10 – Thiết kế công nghệ kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 11: Hình chiếu trục đo

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công nghệ 10 thiết kế công nghệ kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 11: HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nắm được nội dung của phương pháp hình chiếu trục đo.

- Vẽ được hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản.

  1. Phát triển năng lực

- Năng lực công nghệ: Nhận thức công nghệ: nắm được các bước xây dựng hình chiếu trục đo và vai trò của hình chiếu trục đo

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.
  • Năng lực hợp tác: hợp tác giải quyết vấn đề, đánh giá chéo.
  1. 3. Phẩm chất
  • Có hứng thú và quan tâm tìm hiểu hình chiếu trục đo.
  • Có thái độ học tập tích cực.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có)
  • Sơ đồ, tranh ảnh các hình chiếu.
  1. Đối với học sinh:
  • Đọc trước bài trong SGK.
  • Đồ dùng học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: giúp HS nhận thấy vai trò của hình chiếu trục đo là trợ giúp quá trình đọc bản vẽ được nhanh chóng, dễ dàng hơn.
  3. Nội dung: GV sử dụng câu hỏi dẫn nhập ở trang 64 SGK.
  4. Sản phẩm học tập: vai trò của hình chiếu trục đo
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu: Hai hình trên cùng biểu diễn một vật thể. Hãy cho biết các biểu diễn nào giúp người xem dễ hình dung về hình dạng của vật thể hơn?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 bạn ngẫu nhiên đứng dậy nêu ý kiến của bản thân

Ở Hình 11.1b, ngoài hai hình chiếu như Hình 11.1a còn có một hình biểu diễn nữa, gọi là hình chiếu trục đo. Hình chiếu trục đo giúp ta hình dung ra hình dạng của vật thể dễ dàng hơn.

- GV mời HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV có thể cho một vài ví dụ đơn giản hơn như hình vẽ sau đây và đặt câu hỏi: “Hãy mô tả hình dạng, cấu tạo của vật thể có hai hình chiếu vuông góc như sau" để HS luyện đọc bản vẽ và làm nổi bật vai trò của hình chiếu trục đo. Để hiểu rõ và biết vẽ hình chiếu trục đo cùng tìm hiểu Bài 11: Hình chiều trục đo.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung của phương pháp hình chiếu trục đo

  1. Mục tiêu: giúp HS năm được nội dung của phương pháp hình chiếu trục đo, các khái niệm trục đo, góc trục do và hệ số biến dạng.
  2. Nội dung:

- GV tóm tắt quá trình xây dựng hình chiếu trục đo.

- GV tổ chức cho HS hoạt động với hộp chức năng Khám phá ở trang 65 SGK.

  1. Sản phẩm học tập: HS nắm được quá trình xây dựng hình chiếu trục đo, đặc biệt là cách chọn phương chiếu và mặt phẳng hình chiếu. Hiểu các khái niệm trục đo, góc trục đo và hệ số biến dạng.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung của phương pháp hình chiếu trục đo.

- GV tóm tắt quá trình xây dựng hình chiếu trục đo.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (nhóm 4 HS) theo kĩ thuật khăn trải bàn và thự hiện nhiệm vụ: Hãy quan sát Hình 11.3 và cho biết:

+ Các phép chiếu được sử dụng trên hình là những phép chiếu gì?

+ Vị trí tương đối giữa các trục tọa độ và mặt phẳng hình chiếu. Vị trí vật thể ở Hình 11.3b đã thay đổi như thế nào so với Hình 11.3a?

+ Nhận xét về hình chiếu thu được ở hai Hình 11.3a và Hình 11.3b.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày:

1. Phép chiếu sử dụng trên Hình 11.3a là phép chiếu vuông góc: mặt phẳng zOy song song với mặt phẳng hình chiếu P. Phương chiếu song song với Ox. Như vậy là phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu. Phép chiếu sử dụng trên Hình 11.3b cũng là chiếu vuông góc vì phương chiếu và mặt phẳng hình chiếu giống Hình 11.34.

2. Các trục toạ độ được gắn với các cạnh của vật thể. Trên Hình 11.3a: trục Ox và Oy song song với P trục Oz vuông góc với P. Trên Hình 11.3b: Các trục toạ độ và vật thể đã xoay đi một góc so với Hình 11.3a.

3. Trên Hình 11.3a, các cạnh của vật thể song song với trục Ox đều có hình chiếu là một điểm và hình chiếu của vật thể lên mặt phẳng P là hình chiếu vuông góc. Trên Hình 11.3, các trục toạ độ và vật thể đã được xoay đi, không có mặt phẳng toạ độ nào song song với phương chiếu. Kết quả là hình chiếu thu được cỏ cả ba chiều kích thước, đó là hình chiếu truc do.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

GV có thể kết luận về hình chiếu trục đo: Hình chiếu trục đo cũng là một loại hình chiếu. Cần chọn phương chiếu và mặt phẳng hình chiếu thoả mãn: l không song song với P và không song song với mặt phẳng toạ độ nào.

2. Nội dung của phương pháp hình chiếu trục đo

Hình chiếu trục đo được xây dựng như sau (Hình 11.2)

- Gắn hệ trục toạ độ Oxyz vào vật thể, với các trục toạ độ đặt theo ba chiều dài, rộng và cao của vật thể. Chiếu vật thể cùng hệ trục toạ độ theo hướng l lên mặt phẳng hình chiếu P (l không song song P và không song song với mặt phẳng toạ độ nào). Kết quả trên mặt phẳng P nhận được một hình chiếu của vật thể và hệ toạ độ Ox'y'z'. Hình chiếu đó gọi là hình chiếu trục đo (HCTĐ) của vật thể.

- Các trục O’x’, O’y’ và O’z’ gọi là các trục đo. Góc giữa các trục đo , và  gọi là các góc trục đo.

- Hệ số biến dạng là tỉ số độ dài hình chiếu một đoạn thẳng song song hoặc nằm trên trục toạ độ với độ dài thực tế của đoạn thẳng đó.

Theo từng trục tọa độ, có các hệ số biến dạng như sau:

p =  là hệ số biến dạng của hệ trục O’x’

q =  là hệ số biến dạng của hệ trục O’y’

r =   là hệ số biến dạng của hệ trục O’z’

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công nghệ 10 thiết kế công nghệ kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 10 THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ CÔNG NGHỆ

Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 1: Công nghệ và đời sống
Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 11: Hình chiếu trục đo
 

I. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 10 THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ KẾT NỐI TRI THỨC

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ 10 THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ KẾT NỐI TRI THỨC

Chat hỗ trợ
Chat ngay