Giáo án điện tử Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 10: Ôn tập cuối học kì I (Tiết 1 + 2)

Bài giảng điện tử Tiếng Việt 5 cánh diều. Giáo án powerpoint Bài 10: Ôn tập cuối học kì I. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 10: Ôn tập cuối học kì I (Tiết 1 + 2)
Giáo án điện tử Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 10: Ôn tập cuối học kì I (Tiết 1 + 2)
Giáo án điện tử Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 10: Ôn tập cuối học kì I (Tiết 1 + 2)
Giáo án điện tử Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 10: Ôn tập cuối học kì I (Tiết 1 + 2)
Giáo án điện tử Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 10: Ôn tập cuối học kì I (Tiết 1 + 2)
Giáo án điện tử Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 10: Ôn tập cuối học kì I (Tiết 1 + 2)
Giáo án điện tử Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 10: Ôn tập cuối học kì I (Tiết 1 + 2)
Giáo án điện tử Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 10: Ôn tập cuối học kì I (Tiết 1 + 2)
Giáo án điện tử Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 10: Ôn tập cuối học kì I (Tiết 1 + 2)
Giáo án điện tử Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 10: Ôn tập cuối học kì I (Tiết 1 + 2)
Giáo án điện tử Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 10: Ôn tập cuối học kì I (Tiết 1 + 2)
Giáo án điện tử Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 10: Ôn tập cuối học kì I (Tiết 1 + 2)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử tiếng Việt 5 cánh diều

BÀI 5: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ

Tiết 1

 

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

Em sẽ chọn bài tập nào trong hai bài tập sau:

  • Đọc diễn cảm một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 90 – 95 tiếng
  • Đọc thuộc lòng một đoạn thơ, bài thơ đã học

Chú ý:

  • Đọc to, rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm
  • Nhấn đúng trọng tâm của bài

B. Đọc và làm bài tập

Học sinh đọc: “Em tôi”

Giải thích nghĩa một số từ khó trong bài:

  • Gà cổ
  • Rốt cuộc
  • Thủ tục
  • Xuất viện

HS trả lời các câu hỏi cuối bài:

  • Hãy đọc và tóm tắt bài “Em tôi”
  • Bài đọc này có nội dung gì?
  • Có những nhân vật nào trong bài đọc?
  • Nhân vật chính của bài là ai?
  • Có những sự việc gì diễn ra trong bài?
  • Theo lời người anh, cậu bé Dững tinh nghịch như thế nào?
  • Người anh có khó chịu với sự nghịch ngợm của em trai mình không?
  • Thái độ của người anh đối với em trai mình như thế nào?
  • Dũng được anh trai yêu thương và chiều chuộng như thế nào?
  • Tại sao Dũng lại phải vô viện?
  • Khi nhìn thấy anh mình vào thăm, cậu bé Dũng đã nói những gì? Chi tiết này cho thấy cậu bé là người như thế nào?

 

 

Tiết 2

1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

2. Luyện viết (Ôn tập kĩ năng viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học)

Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật mà em thích trong những câu chuyện em đã học ở học kì I.

Gợi ý:

a) Một số câu chuyện em đã học

- Có nhân vật là thiếu nhi: Tôi học chữ, Rất nhiều Mặt Trăng, Lớp trưởng lớp tôi, Làm thủ công, Tấm bìa các tông, Ai có lỗi?,...

- Có nhân vật là người lớn: Sự tích dưa hấu, Hoàng tử học nghề, Cây phượng xóm Đông, Mồ Côi xử kiện, Người chăn dê và hàng xóm....

b) Cách giới thiệu

- Đoạn văn giới thiệu cần có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

- Cần nêu được những đặc điểm nổi bật của nhân vật và thể hiện được tình cảm của em với nhân vật đó.

- Viết xong, cần đọc lại, sửa các lỗi về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...

Bài làm gợi ý:

Ở học kì vừa rồi, em đã được học bài “Làm thủ công” và nhân vật Lý đã để lại ấn tượng rất nhiều đối với em. Lý là một người biết nỗ lực để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ của mình. Bạn ấy không ỷ vào ai cả mặc dù việc ỷ lại đó có thể sẽ không ai biết. Bằng chứng là khi Lý không thể cắt được chữ U đẹp và được bạn đến cắt giúp, nhưng sau đó, Lý đã trả chữ U lại cho bạn và tự mình cắt đi cắt lãi những 20 lần mới được một chữ U ưng ý. Qua hành động này, em thấy Lý là một người kiên trì, không nản lòng trước khó khăn, thất bại. Em rất quý bạn ấy ở đức tính đó. 

 

Tiết 3

 

1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

2. Luyện từ và câu (Ôn tập về đại từ)

Câu 1: Tìm cho mỗi nhóm đại từ dưới đây một ví dụ minh họa:

Gợi ý:

a. Đại từ xưng hô: Hoa là bạn thân của tôi. Hằng ngày, chúng tôi đều cùng nhau tới trường. 

b. Đại từ nghi vấn: Nhìn chúng tôi, với quả bóng và chiếc bình hoa vỡ vụn, mẹ tôi lớn tiếng

- Đứa nào làm?

c. Đại từ thay thế: Trong hoạt động vệ sinh xóm làng tuần rồi, Hoa, Nga và tôi cùng là một nhóm. Chúng tôi, không ai bảo ai, mỗi đưa một việc cứ thế mà làm. 

Câu 2: Dưới đây là một số danh từ được dùng để xưng hô. Xếp các từ ấy vào nhóm phù hợp:

Gợi ý:

  • Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc: chú, anh , cháu, ông, dì, em
  • Danh từ chỉ một số chức vụ, nghề nghiệp: cô (cô giáo), thầy (thầy giáo), bác sĩ, giám đốc

 

  

 

Tiết 4

1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

2. Luyện viết: Ôn tập kĩ năng viết bài văn tả người

Câu 1. Viết một đoạn của bài văn tả người theo 1 trong 2 đề sau:

a) Tả hoạt động của một cô (chú) công an mà em quý mến.

b) Tả ngoại hình của một người thân trong gia đình.

Gợi ý:

a) Tìm và sắp xếp ý cho đoạn văn:

- Em sẽ tập trung miêu tả những hoạt động (hoặc đặc điểm) nào?

- Em miêu tả các hoạt động (hoặc đặc điểm) đó theo trình tự nào?

b) Cách viết

- Đoạn văn cần có mở đoạn, thân đoạn và có thể có kết đoạn.

- Cần nêu được những hoạt động (hoặc đặc điểm) nổi bật của người được tả và thể hiện được tình cảm của em với người đó.

- Chú ý chọn từ ngữ phù hợp và sử dụng hình ảnh so sánh khi miêu tả.

- Viết xong, cần đọc lại, sửa các lỗi về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,... 

Gợi ý:

Em rất yêu quý chú Nam. Chú là hàng xóm của gia đình em và cũng là một chú công an rất tốt bụng. Chú mới chuyển công tác về đây được gần 1 năm nay. Chú năm nay ngoài 30 tuổi, dáng cao, da hơi đen. Em nghĩ vì chú ấy phải dầm mưa dãi nắng nhiều nên mới đen như thế. Chú hay nói và cười rất hiền từ. Ngoài những lúc đi làm nhiệm vụ, trong khu xóm có ai cần sự giúp đỡ là chú có mặt ngay. Chú đã giúp bà cụ Tứ rào lại mảnh vườn, giúp bác Hai sửa lại cánh cổng. Từ ngày có chú, xóm em trở nên yên bình hơn, không còn tình trạng mất cắp vặt như những năm trước nữa. 

 

 

 

Tiết 5

1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

2. Luyện từ và câu (Ôn tập về kết từ)

Tim kết từ trong các đoạn văn, khổ thơ sau:

a) Hoa mới trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cảnh đào.

Theo sách Mùa xuân và phong tục Việt Nam

b) Chim, mây, nước và hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của hoạ mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.

VÕ QUẢNG

c) Nếu hoa có ở trời cao

Thi bầy ong cũng mang vào mật thơm.

NGUYÊN ĐỨC MẬU

d) 

Chấm lên mặt lá li ti

Ô hay, mưa bụi nói gì với cây?

Mà cành nảy lộc rồi đây

Cây thay áo mới xanh đầy sắc xuân.

NGUYÊN VĂN THẮNG

Gợi ý:

Kết từ trong các đoạn văn, khổ thơ là:

a) Nhưng

b) Và

c) Nếu… thì…

d) Ô hay…mà…

Câu 2: Đặt một câu nói về thời tiết hôm nay ở địa phương em. Trong đó có ít nhất một kết từ. Chỉ ra kết từ ấy.

Gợi ý:

Hôm nay tuy có mưa nhưng thời tiết vẫn nóng bức. 

 

 

Tiết 6 

Bài luyện tập đọc hiểu

 

Hãy đọc bài “Ông Nguyễn Khoa Đăng” trang 138 SGK và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Tác giả của bài thơ là ai? 

a. Phan Thị Thanh Nhàn

b. Nguyễn Đổng Chi

c. Trần Đăng Khoa

d. Phương Thảo

Câu 2: Bài thơ có nội dung gì?

a. Tài phán xử của Nguyễn Khoa Đăng

b. Tất cả những tài năng của Nguyễn Khoa Đăng

c. Tài dẹp loạn, trấn an đất nước.

d. Cả a và c.

Câu 3: Chi tiết Nguyễn Khoa Đăng đưa bọn cướp đi khai khẩn đất hoang ở biên giới cho thấy ông là người như thế nào?

a. Có lòng vị tha

b. Có tài thu phục lòng người

c. Biết sử dụng người đúng mục đích

d. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Qua cách bày binh bố trận để bắt cướp, em thấy được gì ở Nguyễn Khoa Đăng?

a. Là một người có mưu lược cao.

b. Là một người chỉ giỏi văn không có tài võ.

c. Là một người may mắn.

Câu 5: Viết đoạn văn nêu lên cảm nghĩ của em về ông Nguyễn Khoa Đăng?

Gợi ý: 

Nguyễn Khoa Đăng là một nhân tài đất Việt. Ông là một vị quan rất mưu trí và cũng là người có công bảo vệ cuộc sống yên bình của người dân. Trong khi xử kiện, ông tỏ ra liêm khiết, công tâm, luôn dùng mưu trí để tìm ra sự thật. Để bảo vệ sự bình yên trong dân, ông ra tay quét sạch bọn cướp. Em rất khâm phục và ngưỡng mộ ông Nguyễn Khoa Đăng.


 

 

Tiết 7

(Bài luyện tập viết)

 

Câu 1: Chọn 1 trong 2 đề sau:

1. Viết bài văn tả bác bảo vệ (hoặc cô chú lao công, cô thủ thư,...) của trường em.

2. Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh cần kính trọng, biết ơn người

lao động.

Gợi ý:

Chọn đề 1:

Em rất yêu quý cô lao công trường em. Chúng em được học tập trong môi trường sạch đẹp tất cả là nhờ vào công lao của cô ấy. Em và các bạn em, ai cũng thầm cảm ơn cô ấy. 

Cô lao công năm nay cũng ngoài 40 tuổi rồi. Cô ấy có bàn tay rắn rỏi, nước da ngăm đen, khuôn mặt tròn hiền từ. Mỗi ngày chúng em đến lớp là đã thấy cô ấy rồi. Cô bảo cô đến sớm, quét dọn vệ sinh sạch sẽ để chúng em có môi trường học tập thoải mái nhất. Hằng ngày, cô đến sớm, quét dọn từng phòng học, lau hành lang, rồi quét dọn ở phần sân trường. Lâu lâu cô sẽ lau chùi bàn ghế. Tất cả rác thải được cô gom lại một chỗ. Nếu là giấy loại thì cô nhặt riêng ra, gom lại cho đến lúc nhiều thì đem đi bán. Nếu là lá cây thì cô gom lại một chỗ rồi cuối ngày, khi học sinh về hết thì cô đưa lại góc cuối nhà trường để đốt,lấy tro bón cho vườn rau trong trường. Cô bảo như thế vừa tiết kiệm, vừa thân thiện với môi trường. 

Cô lao công rất thương học sinh chúng em. Sau mỗi ngày làm việc, cô thường gom những chiếc bút, những cây thước hay cuốn vở mà vô tình học sinh đánh rơi rồi ngày mai đưa lên để ngay ngắn trên bàn giáo viên của lớp đó để bạn nào lỡ đánh rơi thì tự lấy. 

Cũng nhờ có cô lao công mà ngôi trường của chúng em luôn sạch rác, cây cối xanh tươi. Cô không trực tiếp giảng dạy chúng em nhưng chúng em luôn kính trọng và yêu quý cô ấy. 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì 1
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN POWERPOINT

  • Khi đặt, nhận giáo án kì I
  • 30/11bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 5

1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh

  • Giáo án word: 400k/môn
  • Giáo án Powerpoint: 600k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 900k/môn

2. Với các môn còn lại

  • Giáo án word: 300k/môn
  • Giáo án Powerpoint: 350k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì

  • Giáo án word: 1500k
  • Giáo án Powerpoint: 1700k
  • Trọn bộ word + PPT: 3000k

=> Lưu ý: Khi đặt chỉ gửi trước 50% đến lúc nhận học kì 1 gửi số còn lại

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử tiếng Việt 5 cánh diều

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay