Giáo án điện tử Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 5: Ôn tập giữa học kì I (Tiết 1 + 2)
Bài giảng điện tử Tiếng Việt 5 cánh diều. Giáo án powerpoint Bài 5: Ôn tập giữa học kì I. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử tiếng Việt 5 cánh diều
BÀI 5: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ
Tiết 1
A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
Em sẽ chọn bài tập nào trong hai bài tập sau:
- Đọc diễn cảm một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 90 – 95 tiếng
- Đọc thuộc lòng một đoạn thơ, bài thơ đã học
Chú ý:
- Đọc to, rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm
- Nhấn đúng trọng tâm của bài
B. Đọc và làm bài tập
Học sinh đọc: “Tình bạn”
Giải thích nghĩa một số từ khó trong bài:
- Đồng rừng
- Thủy sinh
- Thủy lợi
- Đồi trọc
HS trả lời các câu hỏi cuối bài:
- Hãy đọc và tóm tắt bài “Tình bạn”
- Bài đọc này có nội dung gì?
- Có những nhân vật nào trong bài đọc?
- Nhân vật chính của bài là ai?
- Có những sự việc gì diễn ra trong bài?
- Nam và An quen nhau như thế nào?
- Bèo có tác dụng gì?
- Nam yêu biển như thế nào? Nam có phải là người miền biển không?
- Ước mơ của An là gì?
- Nam và An yêu quê mình như thế nào?
- Em thấy được hai bạn nhỏ trong bài đọc là người thế nào?
- Tìm trong bài một từ đa nghĩa?
- Tìm từ đồng nghĩa với “triền cát”?
Tiết 2
1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
2. Trả bài viết: Trả bài văn tả người
Gợi ý:
- Lắng nghe lời nhận xét của cô giáo về bài làm của cả lớp.
- Nhận xét riêng cho một số bài đặc biệt
- Tuyên dương những bài làm tốt
- Chỉ ra những lỗi, khuyết điểm mà các bài viết gặp phải
- Các bài viết đã đạt yêu cầu chưa?
- Sau khi cô giáo trả bài, cùng nhau rà soát lại các lỗi trong bài viết của mình như: chính tả, câu từ, sắp xếp ý đã hợp lí chưa…?
- Tự sửa bài viết của mình
- Trao đổi bài với bạn để học hỏi thêm cách viết tả người của bạn?
Lưu ý các lỗi thường gặp:
a) Lỗi về cấu tạo
- Bài viết không có đủ các phần (mở bài hoặc thân bài, kết bài).
- Sắp xếp các đoạn văn trong bài không hợp lí.
- Sắp xếp các ý trong đoạn văn không hợp lí.
- Giữa các câu chưa có sự liên kết với nhau.
b) Lỗi về nội dung
- Không tả hoặc tả sơ sài ngoại hình của người được tả.
- Không tả hoặc tả sơ sài hoạt động, tính cách của người được tả.
- Tả không đúng với thực tế.
- Không thể hiện được tình cảm đối với người được tả.
Tiết 3
1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
2. Luyện từ và câu
Câu 1: Tìm trong các đoạn văn sau những từ đồng nghĩa với mỗi từ in đậm:
a) Trước trận thi đấu với lớp 5A, đội trưởng Tùng tập trung cả đội lại và nói:
- Lớp 5A có một cầu thủ mới từ nơi khác chuyển về, đó là một tiền đạo chất lượng mà hậu vệ không dễ gì ngăn chặn được.
Quay sang thủ môn, Tùng nói tiếp:
- Cậu là thủ thành của đội, phải hết sức chú ý chân sút ấy nhé.
LỘC HÀ
b. Sáng mùa đông, trời lạnh cóng. Những cơn gió mùa thổi ù ù dọc sườn đồi. Gió luồn qua mái hiên, chui vào khe cửa sổ, len lỏi vào tận trong căn phòng nhỏ của Hà. Nằm trong chăn kín mít mà Hà vẫn thấy rét ơi là rét. Hà khẽ hé chăn, không khí lạnh buốt như xộc vào. Hà chợt nghĩ tới mẹ. Trời lạnh gió thế này mà mẹ đã dậy, ra vườn rồi.
HÔNG AN
Gợi ý:
a. Tiền đạo: cầu thủ
Thủ môn: thủ thành
b. Lạnh cóng: rét, lạnh buốt
Luồn: chui, len lỏi
Câu 2: Các từ in đậm trong đoạn thơ dưới đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Răng của chiếc cào
Lờm sao nhai được?
Mũi thuyền rẽ nước
Thi ngửi cái gï?
Cói ấm không nghe
Sao tai lại mọc?
QUANG HUY
Gợi ý:
- Các từ in đậm trong đoạn thơ được dùng với nghĩa chuyển.
Câu 3: Tra từ điển, tìm một từ đa nghĩa. Đặt 2 câu với từ đó: 1 câu dùng từ theo nghĩa gốc, 1 câu dùng từ theo nghĩa chuyển.
Gợi ý:
Mắt:
(1) Bạn Nga có đôi mắt to, tròn.
(2) Quả na đã đến thời kì mở mắt.
Tiết 4
1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
2. Ôn tập cách viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học
Viết tiếp 1 trong 2 đoạn văn có câu mở đoạn dưới đây để giới thiệu về nhân vật trong đoạn văn đó.
Gợi ý:
- Ngay từ khi còn bé xíu, hình ảnh cậu bé Gióng trong câu chuyện của bà, của mẹ đã in đậm trong tâm trí tôi. Đó là một cậu bé sống với một lý tưởng, một sứ mệnh duy nhất, là bảo vệ đất nước. Gióng sinh ra vốn đã là một cậu bé khác lạ, không nói không cười, chỉ nằm yên một chỗ. Âdy vậy mà khi hay tin đất nước có giặc Ân xâm lược, cậu bỗng ngồi dậy, nói chuyện bình thường. Kể từ lúc đó, cơ thể cậu thay đổi ngoạn mục, ăn mãi vẫn không no, áo vừa mặc đã nứt chỉ. Khi ra trận, Gióng xông xáo đánh giặc. Khi gậy sắt bị gãy, cậu đã nhổ bụi tre lên thay thế. Một mình Gióng cứ vậy mà đánh tan đội quân hùng hậu của kẻ thù. Thánh Gióng là một biểu tượng cho người hùng dân tộc. Hình ảnh cậu bé Gióng ngày nào đã thôi thúc cho thế hệ trẻ ngày nay thêm phần yêu nước.
- Mỗi lần ăn dưa hấu, tôi lại nghĩ đến một hình ảnh chàng trai tháo vát, chăm chỉ sống giữa một đảo dưa. Chàng trai đó là Mai An Tiêm – nhân vật chính trong câu chuyện “Sự tích dưa hấu” mà tôi được học. Chàng trai Mai An Tiêm vốn là con rể của vua Hùng Vương nhưng vì vạ mồm mà đã bị vua cha đẩy ra đảo hoang cùng với vợ. Ở nơi đảo hoang ấy, tưởng chừng như sẽ làm cho cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ chấm dứt nhưng không, bằng những nghị lực phi thường, Mai An Tiêm cùng vợ vẫn sống bình an. Hơn thế họ còn tạo ra một loại quả rất ngon chính là dưa hấu. Chàng đã chưng minh rằng, nếu ta biết sống có nghị lực, quyết tâm và không bao giờ chùn bước trước số phận chắc chắn, chúng ta sẽ gặt hái được quả ngọt.
Tiết 5
1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
2. Luyện từ và câu
Câu 1: Viết lại cho đúng các tên riêng nước ngoài trong đoạn văn dưới đây:
Gợi ý:
Thư viện Mo-gân ở trung tâm thành phố Niu-oóc, hoa kỳ, được xem là một trong những thư viện đẹp nhất thế giới. Các tủ sách bằng đồng nơi đây lưu giữ nhiều bản thảo gốc của Oantơ-xcốt và Ban-dắc. Đây cũng là nơi trưng bày một bộ sưu tập lớn các bản in, bản vẽ và họa tiết tranh của các nghệ sĩ Lê-ô-nácđô Đa-vinxi, Mi-ken-lăng Gio-lô và Rem-Brăng,...
Theo báo Lao Động
Câu 2: Tìm 4 vị trí cần thêm dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn văn sau:
Chiều qua, ở ngã ba đường, nơi đặt bảng tin khu phố, xuất hiện một thông báo về giải thi đấu bóng đá thiếu nhi của phường.
Hoà “Đen” đội trưởng đội Mũi Tên Vàng ngay lập tức tổ chức họp đội bóng của
khu phố. Chỉ 15 phút sau, các cầu thủ tất cả đều đang háo hức chờ đợi trận bóng
đã có mặt ở nhà văn hoá.
KHÁNH LINH
Gợi ý:
Chiều qua, ở ngã ba đường - nơi đặt bảng tin khu phố, xuất hiện một thông báo về giải thi đấu bóng đá thiếu nhi của phường.
Hoà “Đen” - đội trưởng đội Mũi Tên Vàng - ngay lập tức tổ chức họp đội bóng của
khu phố. Chỉ 15 phút sau, các cầu thủ - tất cả đều đang háo hức chờ đợi trận bóng -
đã có mặt ở nhà văn hoá.
Tiết 6
Bài luyện tập đọc hiểu
Hãy đọc bài thơ “Bé Hà” trang 72 SGK và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Tác giả của bài thơ là ai?
a. Phan Thị Thanh Nhàn
b. Phùng Hữu Nhân
c. Trần Đăng Khoa
d. Phương Thảo
Câu 2: Bài thơ được thể hiện ở ngôi thứ mấy?
a. Ngôi thứ nhất
b. Ngôi thứ hai
c. Ngôi thứ ba
Câu 3: Tình cảm của người chị dành cho em bé Hà là như thế nào?
a. Hết mực yêu thương em
b. Không có tình cảm gì đặc biệt
c. Đây là bài thơ nói về tình cảm của người em dành cho chị của mình
Câu 4: Qua cái nhìn của người chị về bé Hà, bài thơ muốn nói lên điều gì?
a. Chị em trong gia đình luôn phải biết yêu thương nhau, quan tâm chia sẻ với nhau.
b. Con người cần phải có ước mơ
c. Làm chị thì phải biết ước mơ của em
Câu 5: Theo em, anh chị lớn cần phải đối xử với các em nhỏ như thế nào?
Gợi ý:
Anh chị lớn hơn thì phải biết:
+ Nhường nhìn, chăm sóc em của mình.
+ Quan tâm đến em mình nhiều hơn
+ Đối xử nhẹ nhàng và yêu thương em của mình.
Tiết 7
(Bài luyện tập viết)
Câu 1: Viết bài văn miêu tả người mà em quý mến
Gợi ý:
Hè năm ngoái em được bố mẹ cho về quê thăm ông bà ngoại. Vì bố mẹ bận công việc nên chỉ ở lại được hai ngày rồi quay trở lại thành phố làm việc. Mặc dù e rất thích ở với ông bà nhưng em cũng rất nhớ mẹ em.
Năm nay mẹ của em đã gần 40 tuổi rồi. Công việc của mẹ là trồng rau, rồi đem rau ra chợ bán. Mẹ đã gắn bó với công việc này từ hồi chưa kết hôn, đến nay thấm thoắt cũng đã gần 20 năm rồi. Vì cuộc sống mưu sinh vất vả, lại không có điều kiện và thời gian chăm sóc bản thân, nên mẹ trông có phần già hơn tuổi thật. Làn da của mẹ sau những năm tháng vất vả ngoài vườn, dần trở nên đen sạm. Khuôn mặt của mẹ phúc hậu lắm. Nước da của mẹ khá trắng, nên lúc nào cũng thấy rõ hai gò má ửng hồng lên khi ngại ngùng. Mẹ có khuôn mặt tròn bầu, vầng trán căng đầy, đôi mắt to sáng ngời và chiếc mũi đầy đặn. Mái tóc của mẹ dài qua vai một chút, lúc nào cũng được búi gọn lên. Mẹ chưa từng đi nhuộm hay uốn tóc, nên mái tóc đó đen nhánh tự nhiên, hơi khô xơ nhẹ. Bàn tay của mẹ cũng đầy các vết chai. Nhưng em vẫn mong chờ vô cùng những lần được bàn tay ấy vuốt ve, xoa đầu, vỗ về, chải tóc cho. Niềm vui sướng và hạnh phúc ấy chẳng thể nào diễn tả thành lời. Mỗi khi mẹ cười sẽ cười rất tươi, hào sảng chứ không chúm chím từng chút một.
Với em mẹ chính là một thiên thần. chẳng có bất kì ai hay bất kì thứ gì trên thế giới này có thể tuyệt vời hơn mẹ của em cả.
Câu 2: Viết bài văn giới thiệu một nhân vật em thích trong một câu chuyện đã học
Gợi ý:
Có câu thơ nói rằng “Công cha như núi Thái Sơn”. Công lao của người cha rất lớn lao. Và có lẽ vì thế nên dù đã đọc qua nhiều câu chuyện nhưng nhân vật người cha trong câu chuyện Hũ bạc để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.
Cha luôn là người nghiêm khắc, hay trách phạt khi con mắc lỗi lầm nhưng cũng là người yeu thương con vô điều kiện. Và người cha trong câu chuyện Hũ bạc cũng là một người như vậy. Người cha có đức tính cần cù, chăm chỉ, biết tiết kiệm. Ông dành dụm tiền của cả đời cốt cũng để lại cho con, lo cho cuộc sống của con. Thế nhưng ông cũng rất lo lắng về đứa con của mình. Ông sợ rằng với tính ham chơi lêu lổng, không chịu làm việc, đứa con sẽ dùng những đồng tiền của ông lãng phí và không đúng cách. Bởi vậy, khi thấy con trai mình lười biếng, ông đã không nuông chiều con mà bảo con hãy đi làm kiếm tiền để biết quý trọng đồng tiền. Ông đã ném tiền xuống nước và vào bếp lửa để thử người con. Có lẽ khi thực hiện những hành động ấy, ông cũng đau lòng, cũng day dứt nhưng biết làm sao được, chỉ có như thế mới khiến cho đứa con của mình tỉnh ngộ. Câu nói của ông ở cuối câu chuyện giúp người con hiểu rằng chỉ có lao động chăm chỉ mới có thể làm ra tiền, nếu không làm việc thì có bao nhiêu tiền cũng hết.
Cũng giống như bao người cha khác, người cha trng câu chuyện Hũ bạc đã luôn dành tình thương của mình vào đứa con. Bởi vậy dù cho cha mẹ có hành động như nào, có làm gì thì cũng chỉ có một lí do là mong con trở thành người tốt, có ích cho xã hội.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD
- Khi đặt, nhận luôn giáo án kì 1
- 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
- 15/12 bàn giao đủ cả năm
THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN POWERPOINT
- Khi đặt, nhận giáo án kì I
- 30/11bàn giao 1/2 học kì II
- 30/01 bàn giao đủ cả năm
PHÍ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 5
1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh
- Giáo án word: 400k/môn
- Giáo án Powerpoint: 600k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 900k/môn
2. Với các môn còn lại
- Giáo án word: 300k/môn
- Giáo án Powerpoint: 350k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 550k/môn
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì
- Giáo án word: 1500k
- Giáo án Powerpoint: 1700k
- Trọn bộ word + PPT: 3000k
=> Lưu ý: Khi đặt chỉ gửi trước 50% đến lúc nhận học kì 1 gửi số còn lại
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử tiếng Việt 5 cánh diều
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây