Giáo án điện tử tiết: Đọc - Mùa xuân nho nhỏ
Bài giảng điện tử ngữ văn 7 kết nối tri thức. Giáo án powerpoint tiết: Đọc - Mùa xuân nho nhỏ. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 7 kết nối tri thức
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!
KHỞI ĐỘNG
- Em có ấn tượng gì về mùa xuân? Điều gì em thích nhất khi mùa xuân đến?
- Hãy đọc một đoạn thơ mà em yêu thích viết về mùa xuân.
Tiết…
MÙA XUÂN NHO NHỎ
(Thanh Hải)
NỘI DUNG BÀI HỌC
- TÌM HIỂU CHUNG
- TÌM HIỂU CHI TIẾT
- Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên
- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất nước
- Suy nghĩ và ước nguyện của tác giả trước mùa xuân đất nước
- TỔNG KẾT
- TÌM HIỂU CHUNG
- Tác giả Thanh Hải
Tên thật: Phạm Bá Ngoãn (1930 – 1980)
Quê quán: Phong Điền – Thừa Thiên - Huế
Đề tài: tình yêu quê hương, khát vọng thống nhất đất nước.
Phong cách sáng tác: giọng điệu mộc mạc, chân thành và hình thức giản dị, giàu tính dân tộc.
- Tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ
- Xuất xứ: tháng 11/1980, khi nhà thơ nằm trên giường bệnh, một tháng trước khi qua đời. Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, một lời gửi gắm thiết tha của nhà thơ để lại với đời khi đi xa.
- Thể loại: thơ 5 chữ.
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả.
Bố cục: 3 phần
- Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên.
- Khổ 2, 3: Cảm xúc về mùa xuân của đất nước.
- Khổ 4, 5, 6: Khát vọng dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
- TÌM HIỂU CHI TIẾT
- Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh nào? Nhận xét về màu sắc? âm thanh? Trong bức tranh này?
- Theo em tại sao tác giả lại không cụ thể hoá tên gọi loài hoa, bông hoa kia, dòng sông kia?
- Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện như thế nào qua những dòng thơ:
Ơi, con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng?
- Theo em, đoạn thơ 1 tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của chúng?
- Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên
- Tín hiệu mùa xuân:
- Hình ảnh: Dòng sông xanh, hoa tím biếc
- Màu sắc: Tinh tế, hài hoà, tràn đầy sức sống
- Âm thanh: Chim chiền chiện hót ð vang vọng, vui tươi, trong trẻo, thiết tha, sôi nổi.
à Hình ảnh quen thuộc, gần gũi với cuộc sống.
- Nghệ thuật:
- Mọc giữa dòng… tím biếc: Đảo trật tự ngữ pháp. Tạo ấn tượng đột ngột, bất ngờ thú vị. Hình ảnh sự vật trở nên sống động như đang diễn ra trước mắt.
- Giọt long lanh: cách hiểu 1 (giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân); cách hiểu 2 (giọt âm thanh có hình khối).
- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất nước
- Nhận xét về cách chuyển ý từ khổ 1 sang khổ 2?
- Khổ 2 tác giả nhắc đến hình ảnh nào? Hai hình đó gợi nhắc đến ai?
- Tại sao tác giả lại chọn hai hình ảnh trên để miêu tả đất nước vào xuân?
- Cách sử dụng từ ngữ có gì đặc biệt? Nhận xét về nghệ thuật.
- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất nước
- Hai hình ảnh biểu tượng cho hai nhiệm vụ chiến lượng quan trọng nhất của đất nước ta:
Hình ảnh “người cầm súng” biểu tượng cho người chiến sĩ nơi tiền tuyến.
Hình ảnh “người ra đồng” gợi nhắc đến người nông dân lao động ở hậu phương.
- Hai hình ảnh đều gắn với lộc non của mùa xuân: lộc giắt đầy trên lưng/ lộc trải dài nương mạ à gắn với sự sống của mùa xuân.
à Tất cả vì vẻ đẹp của cuộc sống hòa bình, vì sự sống trong mùa xuân của đất nước.
- Nghệ thuật: Điệp cấu trúc, điệp từ, ẩn dụ.
à Nổi bật vẻ đẹp của mùa xuân, nhấn mạnh 2 nhiệm vụ của đất nước trong giai đoạn mới.
à Diễn tả sức sống của mùa xuân đất nước. Niềm tin, niềm lạc quan vào đất nước: trong gian lao đất nước vẫn vững vàng tiến nhanh về phía trước.
- Suy nghĩ và ước nguyện của tác giả trước mùa xuân đất nước
- Đọc khổ thơ 4,5 và trả lời câu hỏi :
- Trước mùa xuân bao la của đất trời, nhà thơ đã có những nguyện ước gì?
- Liên hệ với hoàn cảnh sáng tác bài thơ, em có cảm nhận gì về ước nguyện mà nhà thơ gửi gắm qua những hình ảnh này?
- Em có cảm nhận như thế nào về những ước nguyện của tác giả?
- Khổ 1 tác giả xưng “tôi” nhưng sang phần sau lại xưng “ta”. Theo em, việc thay đổi cách xưng hô như thế có ý nghĩa gì?
- Nhận xét về nghệ thuật được sử dụng trong hai khổ thơ.
- Tác giả lựa chọn những hình ảnh nhỏ bé, bình dị, khiêm nhường: con chim hót, một nhành hoa, một nốt trầm.
- Mang lại niềm vui, niềm yêu sống cho tác giả, đồng thời thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ: cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé – của mình cho cuộc đời, cho đất nước, cho mùa xuân dân tộc.
- Khổ 1: Xưng hô TÔI (đại từ ngôi 1 số ít) à TA (đại từ thứ nhất số nhiều), sự chuyển đổi khéo léo, không lên gân, không gượng ép mà nhẹ nhàng, ý vị.
- Cái TÔI hoà trong cái TA bao la, rộng lớn ước nguyện của tác giả đồng thời là ước nguyện chung cao đẹp của mọi người.
III. TỔNG KẾT
NỘI DUNG
Tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, cuộc đời và uớc nguyện được cống hiến “ mùa xuân nho nhỏ” vào mùa xuân lớn của đất nước của tác giả.
Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.
NGHỆ THUẬT
- Viết theo thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết, mang âm hưởng gần gũi với dân ca.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ,...
- Có cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.
TRUY TÌM KHO BÁU
Kho báu của các thủy thủ trên tàu Mona đã bị rơi xuống đáy biển. Các em hãy giúp các thủy thủ tìm lại kho báu của mình.
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được bắt nguồn từ cảm xúc nào?
- Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước.
- Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế.
- Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội
- Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng ghi nhớ của dân tộc.
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác trong giai đoạn nào?
- 1930 - 1945
- 1954 - 1975
- 1945 - 1954
- 1975- 2000
Dòng nào nói đúng nhất về hình ảnh “con chim hót”, “cành hoa”, “nốt trầm xao xuyến”?
- Là những gì đẹp nhất của mùa xuân.
- Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống.
- Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có.
- Là mong muốn tha thiết của nhà thơ
Mùa xuân nho nhỏ bắt nguồn từ cảm xúc nào?
- Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước
- Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế.
- Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội
- Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng ghi nhớ của dân tộc.
Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào là chính trong khổ thơ đầu?
- So sánh
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
- Nhân hóa
Có thể thay thế tù xao xuyến trong câu “Một nốt trầm xao xuyến” bằng từ nào sau đây mà không làm mất đi giá trị nghệ thuật của câu thơ?
- Êm ái
- Sâu lắng
- Da diết
- Cả 3 từ không thể thay thế được
VẬN DỤNG
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn tập lại bài Mùa xuân nho nhỏ.
- Soạn bài: Thực hành tiếng Việt trang 92.
BÀI HỌC KẾT THÚC, CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE!
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 7 kết nối tri thức
GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)