Giáo án điện tử tiết : Thực hành tiếng việt - Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh, biện pháp tu từ

Bài giảng điện tử ngữ văn 7 kết nối tri thức. Giáo án powerpoint tiết: Thực hành tiếng việt - Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh, biện pháp tu từ. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử tiết : Thực hành tiếng việt - Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh, biện pháp tu từ
Giáo án điện tử tiết : Thực hành tiếng việt - Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh, biện pháp tu từ
Giáo án điện tử tiết : Thực hành tiếng việt - Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh, biện pháp tu từ
Giáo án điện tử tiết : Thực hành tiếng việt - Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh, biện pháp tu từ
Giáo án điện tử tiết : Thực hành tiếng việt - Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh, biện pháp tu từ
Giáo án điện tử tiết : Thực hành tiếng việt - Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh, biện pháp tu từ
Giáo án điện tử tiết : Thực hành tiếng việt - Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh, biện pháp tu từ
Giáo án điện tử tiết : Thực hành tiếng việt - Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh, biện pháp tu từ
Giáo án điện tử tiết : Thực hành tiếng việt - Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh, biện pháp tu từ
Giáo án điện tử tiết : Thực hành tiếng việt - Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh, biện pháp tu từ
Giáo án điện tử tiết : Thực hành tiếng việt - Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh, biện pháp tu từ
Giáo án điện tử tiết : Thực hành tiếng việt - Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh, biện pháp tu từ

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 7 kết nối tri thức

CHÀO CẢ LỚP!

CHÀO MỪNG CÁC EM TỚI BUỔI HỌC NÀY!

KHỞI ĐỘNG

          Chỉ ra sự khác biệt của từ “áo nâu” trong ví dụ sau đây. Dựa vào đâu để nhận biết nghĩa của từ “áo nâu” trong từng ví dụ đó?

(1) Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

(2) Tôi mua biếu bà một chiếc áo nâu.

Bài 4

NGỮ CẢNH VÀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG NGỮ CẢNH, BIỆN PHÁP TU TỪ

NỘI DUNG BÀI HỌC

Phần 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC

Phần 2: LUYỆN TẬP

Phần 1:

ÔN TẬP KIẾN THỨC

  • Đọc phần Nhận biết số từ SGK/tr89 và cho biết: Ngữ cảnh là gì? Nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh?

Khái niệm: Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ trong đó một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng.

          Bối cảnh trong văn bản gồm những đơn vị ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu) đứng trước và sau một đơn vị ngôn ngữ (còn gọi là văn cảnh).

          Bối cảnh ngoài văn bản, gồm người nói, người nghe, địa điểm, thời gian,... mà một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng.

  • Quan sát ví dụ tr93 để hiểu thêm nghĩa của từ “thơm”.

Thị thơm thì giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.

     Từ thơm trong thị thơm có nghĩa là có mùi hương dễ chịu còn từ thơm trong người thơm mang nghĩa là phẩm chất tốt đẹp, thơm thảo, được mọi người yêu mến, ca ngợi.

Phần 2:

LUYỆN TẬP

BÀI TẬP 1

     Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong những dòng thơ sau:

  1. Mùa xuân người cầm súng

     Lộc giắt đầy bên lưng

     Mùa xuân người ra đồng

     Lộc trải dài nương mạ.

  1. Đất nước như vì sao

     Cứ đi lên phía trước.

  1. Ta làm con chim hót

     Ta làm một cành hoa.

  1. Trong từ điển, từ lộc có nghĩa là chồi lá non.

          Từ lộc trong Lộc giắt đầy quanh lưng Lộc trài dài nương mạ vừa có nghĩa thực là chồi non, lá non vừa có nghĩa ẩn dụ là may mắn, hạnh phúc. Như vậy, với cách sử dụng từ lộc, nhà thơ Thanh Hải đã diễn tả được: Người cầm súng như mang theo sức xuân trên đường hành quân, người ra đống như gieo mùa xuân trên từng nương mạ.

  1. Trong từ điển, từ đi có nghĩa là di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác.

Từ đi trong Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước có nghĩa là tiến lên, phát triển. Với việc sử dụng từ đi, nhà thơ đã thể hiện được niềm tin vào bước tiến vững vàng của đất nước trong tương lai.

  1. Trong từ điển, từ làm có nghĩa là dùng công sức vào những việc khác nhau, nhằm mục đích nhẫt định nào đó.

Từ làm trong Ta làm con chim hót/ Ta làm một cành hoa có nghĩa là hoá thành, biến thành. Nhà thơ Thanh Hải đã thể hiện ước nguyện hoá thân thành con chim hót, thành một cành hoa... để dâng hiến cho cuộc đời, làm đẹp cho đời.

          Từ giọt trong đoạn thơ sau có nhiều cách hiểu khác nhau. Người thì cho là giọt sương, người hiểu là giọt mưa xuân và có người lại giải thích là “giọt âm thanh” tiếng chim. Theo em, theo ngữ cảnh này, có thể chọn cách hiểu nào? Vì sao?

          Ơi, con chim chiền chiện

          Hót chi mà vang trời

          Từng giọt long lanh rơi

          Tôi đưa tay tôi hứng.

BÀI TẬP 2

  • Theo định nghĩa trong từ điển, nghĩa của từ giọt trong giọt mưa, giọt nước, giọt sương là chỉ lượng rất nhỏ chất lỏng, có dạng hạt.
  • Trong trường hợp này, dựa trên ngữ cảnh có thể hiểu là giọt âm thanh - tiếng chim hót. Nhưng vì chỉ có từ long lanh - chỉ tính chất sáng, đẹp của giọt mà không có từ chỉ sự vật cụ thể như mưa, sương, nước hay tiếng chim nên có thể gợi liên tưởng đến giọt mùa xuân.

BÀI TẬP 3

          Theo em, trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, biện pháp tu từ nào có vị trí nổi bật nhất? Hãy cho biết tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.

  • Biện pháp tu từ ẩn dụ qua những hình ảnh mùa xuân nho nhỏ, một cành hoa, một nốt trấm,... thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ: được cống hiến những gì tốt đẹp, dù nhỏ bé, đơn sơ cho cuộc đời.
  • Biện pháp tu từ so sánh: Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước. Vì sao gợi lên nguồn sáng lấp lánh, vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ. Việc so sánh đất nước với vì sao gợi lên hình ảnh rạng ngời của lá cờ Tổ quốc và niềm tự hào của tác giả về đất nước, về tương lai tươi sáng của dân tộc.
  • Biện pháp tu từ điệp ngữ:
    • Dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc: nhấn mạnh sự quyết tâm, khát khao được cống hiến của tác giả.
    • Nước non ngàn dặm mình/ Nước non ngàn dặm tình: nhấn mạnh, làm nồi bật niềm tin yêu, tự hào cùa tác giả với đất nước, với quê hương.

VẬN DỤNG

  • Viết đoạn văn ngắn 5-7 câu, nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, trong đó có sử dụng một biện pháp tu từ đã học. Gạch chân câu văn sử dụng và chỉ rõ biện pháp tư từ gì?

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Em ôn lại kiến thức đã học.
  • Hoàn thành các bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 7 tập 1.
  • Soạn bài: Gò Me trang 93.
  • BÀI HỌC KẾT THÚC,

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE!

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 7 kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

BÀI 2: KHÚC NHẠC TÂM HỒN

BÀI 4: GIAI ĐIỆU ĐẤT NƯỚC

BÀI 5: SẮC MÀU TRĂM MIỀN

BÀI 6: BÀI HỌC CUỘC SỐNG

Chat hỗ trợ
Chat ngay