Giáo án thể dục 3 cánh diều - bóng rổ bài 1: Làm quen phối hợp dẫn bóng di chuyển và dẫn (nhồi) bóng tại chỗ
Giáo án tiết: bài 1: Làm quen phối hợp dẫn bóng di chuyển và dẫn (nhồi) bóng tại chỗ sách thể dục 3 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của thể dục 3 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo
Xem: => Giáo án thể dục 3 cánh diều (bản word)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án thể dục 3 cánh diều theo công văn mới nhất
Ngày soạn:.../.../...
Ngày dạy:.../.../...
CHỦ ĐỀ 2: BÓNG RỔ
BÀI 1: LÀM QUEN PHỐI HỢP DẪN BÓNG DI CHUYỂN VÀ DẪN (NHỒI) BÓNG TẠI CHỖ
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Học xong bài này, HS sẽ:
- Biết cách thức thực hiện động tác phối hợp dẫn bóng một tay di chuyển về trước, đến vạch dẫn bóng tại chỗ và động tác phối hợp dẫn bóng đổi tay di chuyển về trước, đến vạch dẫn bóng tại chỗ.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Thông qua việc đọc thông tin trong SGK, quan sát các tranh, ảnh.
- Giao tiếp và hợp tác: Thông qua các hoạt động nhóm để thực hiện động tác phối hợp dẫn bóng một tay di chuyển về trước, đến vạch dẫn bóng tại chỗ; động tác phối hợp dẫn bóng đổi tay di chuyển về trước, đến vạch dẫn bóng tại chỗ; trò chơi vận động.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua việc tích cực học tập, chủ động trong tiếp nhận kiến thức và tập luyện.
- Năng lực giáo dục thể chất:
- Thực hiện được động tác phối hợp dẫn bóng một tay di chuyển về trước, đến vạch dẫn bóng tại chỗ và động tác phối hợp dẫn bóng đổi tay di chuyển về trước, đến vạch dẫn bóng tại chỗ.
- Bước đầu biết tự sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện.
- Phẩm chất:
- Tích cực, chủ động và đoàn kết trong tập luyện.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SGK Giáo dục thể chất 3, SGV Giáo dục thể chất 3, Giáo án.
- Tranh, ảnh, video động tác phối hợp dẫn bóng một tay di chuyển về trước, đến vạch dẫn bóng tại chỗ và động tác phối hợp dẫn bóng đổi tay di chuyển về trước, đến vạch dẫn bóng tại chỗ (nếu có).
- Bóng rổ số 5, phấn để vẽ các vạch dẫn bóng.
- Đối với học sinh
- SGK Giáo dục thể chất 3.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (làm việc nhóm).
- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu : Thông qua hoạt động, HS tạo được tâm thế hứng thú, chủ động, sẵn sàng bước vào nội dung bài học mới. b. Cách thực hiện Nhiệm vụ 1: Khởi động - GV cho cả lớp khởi động: + GV hướng dẫn và cho HS tập bài tập xoay các khớp. + GV hướng dẫn và cho HS tập bài tập kéo dãn cơ. - GV quan sát, hỗ trợ, chỉnh sửa động tác (nếu HS thực hiện chưa chính xác). - GV động viên, khích lệ HS. Nhiệm vụ 2: Trò chơi bổ trợ khởi động Đứng lên, ngồi xuống vỗ tay - GV cho HS chơi trò chơi Đứng lên, ngồi xuống vỗ tay (giúp HS rèn luyện sức mạnh chân và khả năng phối hợp vận động). - GV hướng dẫn HS chuẩn bị: + GV cho HS trong lớp tập hợp theo hàng ngang, hai HS tạo thành một cặp, đứng đối diện nhau. - GV hướng dẫn và phổ biến luật chơi cho HS: + Khi có hiệu lệnh bắt đầu, HS thực hiện đứng lên, ngồi xuống (nhanh, chậm) theo tín hiệu còi của GV, khi đứng lên hai HS đứng đối diện vỗ tay vào nhau. + Trong khi thực hiện, cặp nào làm chậm hoặc nhanh hơn tín hiệu của GV sẽ phải thực hiện theo yêu cầu nhẹ nhàng do GV quy định. - GV lưu ý khi cho HS chơi trò chơi: + GV có thể tạo những tình huống bất ngờ, giúp cho HS tham gia chơi chú ý và tập trung hơn. + Với số HS dư khi đã đủ các đội, GV có thể hướng dẫn HS đóng vai làm quản trò hoặc trọng tài. + GV lựa chọn không gian thoáng mát, bằng phẳng, đảm bảo an toàn và phù hợp với số lượng HS tham gia trò chơi. - GV mời HS cả lớp tham gia vào trò chơi. - GV nhận xét và khen ngợi các HS đã chiến thắng trong trò chơi. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chủ đề Bóng rổ với bài học đầu tiên Bài 1: Làm quen phối hợp dẫn bóng di chuyển và dẫn (nhồi) bóng tại chỗ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Làm quen phối hợp dẫn bóng một tay di chuyển về trước, đến vạch dẫn bóng tại chỗ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm và thực hiện được động tác phối hợp dẫn bóng một tay di chuyển về trước, đến vạch dẫn bóng tại chỗ. b. Cách thực hiện - GV nêu động tác, nêu yêu cầu và ý nghĩa của động tác bằng tranh ảnh minh họa. - GV phân tích kết hợp thị phạm động tác cho HS: + TTCB: Đứng chân trước – chân sau, gối hơi khuỵu, hai tay cầm bóng. + Động tác: Dùng tay thuận dẫn bóng di chuyển về trước, đến vạch dẫn bóng tại chỗ. Sau đó, tiếp tục thực hiện như trước. => GV thị phạm động tác theo trình tự: + Lần 1, GV thị phạm hoàn chỉnh động tác và không giải thích. + Lần 2, GV phân tích kết hợp thị phạm động tác (cần nhấn mạnh yêu cầu của động tác, cũng như chỉ ra những sai lầm HS hay mắc phải). - GV tổ chức cho HS tập luyện: + GV cho HS đồng loạt tập mô phỏng động tác. + GV hướng dẫn và chỉ huy HS thực hiện động tác, kết hợp nhắc nhở, sửa sai chung trên đội hình toàn lớp. + Khi HS đã hiểu được cơ bản kĩ thuật động tác, GV cho HS tập theo tổ (thị đua giữa các cá nhân trong tổ). + GV cho từng tổ và đại diện chỉ huy của từng tổ lên thực hiện, GV hỗ trợ chỉ huy và nhắc sửa sai trong tổ. + Trước khi thực hiện, GV đưa ra các câu hỏi tương tác để HS nhắc tên động tác và thực hiện cho chuẩn xác. + GV hướng dẫn HS thay đổi tốc độ dẫn bóng chậm và nhanh, thay đổi lực dẫn bóng, những lần tập luyện sau dưới sự chỉ huy của cán sự lớp. Sau mỗi lần tập luyện, GV nhận xét, tuyên dương và hướng dẫn lần tập luyện tiếp theo. - Lưu ý: Trường hợp lớp có số lượng HS đông, GV cho lớp tập hợp thành một số hàng ngang, sau đó tách các hàng độc lập với nhau để việc chỉ huy và quan sát đội hình thuận tiện hơn. - GV chỉ ra một số lỗi sai HS thường mắc và cách sửa: + HS dẫn bóng, bóng nảy không theo ý định. ® Cách sửa: HS khi dẫn bóng khuỷu tay ít di chuyển và giữ ổn định bên mình, cần chủ động tiếp xúc tay vào bóng đúng vị trí và đủ lực. + HS dẫn bóng, bóng thường bị tuột (rời) khỏi tay. ® Cách sửa: HS dẫn bóng tăng lực hơn (mạnh hơn), tay dẫn bóng đưa ra đón bóng sớm để bóng không nảy qua tay. + HS dẫn bóng, cổ tay quá cứng. ® Cách sửa: HS tập đứng tại chỗ dẫn bóng cao tay. Hoạt động 2: Làm quen phối hợp dẫn bóng đổi tay di chuyển về trước, đến vạch dẫn bóng tại chỗ - GV nêu động tác, nêu yêu cầu và ý nghĩa của động tác bằng tranh ảnh minh họa. - GV phân tích kết hợp thị phạm động tác cho HS: + TTCB: Đứng chân trước – chân sau, gối hơi khuỵu, hai tay cầm bóng. + Động tác: Phối hợp dẫn bóng đổi tay di chuyển về trước, đến vạch dẫn bóng tại chỗ. Sau đó, tiếp tục thực hiện như trước. => GV thị phạm động tác theo trình tự: + Lần 1, GV thị phạm hoàn chỉnh động tác và không giải thích. + Lần 2, GV phân tích kết hợp thị phạm động tác (cần nhấn mạnh yêu cầu của động tác, cũng như chỉ ra những sai lầm HS hay mắc phải). - GV tổ chức cho HS tập luyện: + GV cho HS đồng loạt tập mô phỏng động tác. + GV hướng dẫn và chỉ huy HS thực hiện động tác, kết hợp nhắc nhở, sửa sai chung trên đội hình toàn lớp. + Khi HS đã hiểu được cơ bản kĩ thuật động tác, GV cho HS tập theo tổ (thị đua giữa các cá nhân trong tổ). + GV cho từng tổ và đại diện chỉ huy của từng tổ lên thực hiện, GV hỗ trợ chỉ huy và nhắc sửa sai trong tổ. + Trước khi thực hiện, GV đưa ra các câu hỏi tương tác để HS nhắc tên động tác và thực hiện cho chuẩn xác. + GV hướng dẫn HS thay đổi tốc độ dẫn bóng chậm và nhanh, thay đổi lực dẫn bóng, những lần tập luyện sau dưới sự chỉ huy của cán sự lớp. Sau mỗi lần tập luyện, GV nhận xét, tuyên dương và hướng dẫn lần tập luyện tiếp theo. - Lưu ý: Trường hợp lớp có số lượng HS đông, GV cho lớp tập hợp thành một số hàng ngang, sau đó tách các hàng độc lập với nhau để việc chỉ huy và quan sát đội hình thuận tiện hơn. - GV chỉ ra một số lỗi sai HS thường mắc và cách sửa: + HS dẫn bóng, bóng nảy không theo ý định. ® Cách sửa: HS khi dẫn bóng khuỷu tay ít di chuyển và giữ ổn định bên mình, cần chủ động tiếp xúc tay vào bóng đúng vị trí và đủ lực. + HS dẫn bóng, bóng thường bị tuột (rời) khỏi tay. ® Cách sửa: HS dẫn bóng tăng lực hơn (mạnh hơn), tay dẫn bóng đưa ra đón bóng sớm để bóng không nảy qua tay. + HS dẫn bóng, cổ tay quá cứng. ® Cách sửa: HS tập đứng tại chỗ dẫn bóng cao tay. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức đã học bằng hình thức luyện tập cá nhân, theo cặp, theo nhóm và chơi trò chơi. b. Cách thực hiện Nhiệm vụ 1: Luyện tập theo cá nhân, theo cặp, theo nhóm - GV cho lớp tập luyện cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm. GV quan sát và hỗ trợ sửa sai cho HS còn yếu. - GV chia số HS trong lớp theo các nhóm, mỗi nhóm khoảng 8 – 10 HS (có thể chia theo đơn vị tổ), cho các nhóm ôn tập trên sân theo các vị trí sắp xếp của GV. - Trong quá trình HS thực hiện, GV quan sát, hỗ trợ sửa sai cho HS và nhóm còn yếu. Củng cố: - GV tập hợp toàn lớp, nhắc lại những kiến thức cơ bản trong bài học và đưa ra những câu hỏi để HS trả lời, qua đó GV biết được những kiến thức HS đã tiếp thu được và những nội dung HS còn chưa hiểu để khắc phục trong những giờ học sau. - GV gọi một hoặc hai nhóm HS lên thực hiện động tác, các nhóm còn lại quan sát và phát hiện những lỗi sai trong quá trình thực hiện. Kết thúc mỗi lượt tập của các nhóm, GV gọi HS nhóm khác nhận xét, GV đánh giá nhận xét của HS và rút kinh nghiệm, sau đó đổi nhóm khác lên thực hiện. Nhiệm vụ 2: Trò chơi vận động bổ trợ môn Bóng rổ - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Dẫn bóng tiếp sức (giúp HS rèn luyện khả năng phối hợp vận động, tinh thần đoàn kết và phát triển thể lực chung) - GV hướng dẫn HS chuẩn bị: + Bóng rổ số 5. + Nấm cao làm đích, kẻ vạch xuất phát cách đích từ 3 – 5 m. + GV chia số HS trong lớp thành các đội đều nhau, xếp theo hàng dọc đứng sau vạch xuất phát, HS đầu hàng cầm bóng. - GV hướng dẫn và phổ biến luật chơi cho HS: + Khi có hiệu lệnh bắt đầu, HS đầu hàng của mỗi đội dùng tay thuận dẫn bóng di chuyển theo hướng quy định vòng qua đích, sau đó ôm bóng chạy về chuyển cho HS số 2. + HS số 2 thực hiện dẫn bóng như HS đầu hàng và ôm bóng chạy về chuyển cho HS số 3. + Lần lượt thực hiện tương tự cho đến thành viên cuối cùng trong đội. + Đội nào hoàn thành nhanh nhất sẽ thắng cuộc. - Một vài lưu ý khi chơi cho GV và HS: + Khi dẫn bóng đến đích, HS không được đá bóng về cho HS số 2. + Khi HS dẫn bóng, nếu bị mất bóng phải nhặt bóng lại và thực hiện lại từ đầu. + Với số HS dư khi đã đủ các đội, GV có thể hướng dẫn HS đóng vai làm quản trò hoặc trọng tài. + GV lựa chọn không gian thoáng mát, bằng phẳng, đảm bảo an toàn và phù hợp với số lượng HS tham gia trò chơi - GV mời HS cả lớp chơi trò chơi. - GV nhận xét, khích lệ, động viên HS. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi phù hợp với nội dung bài học; vận dụng kiến thức vào thực tiễn. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Kiểm tra kiến thức - GV nêu nhiệm vụ cho HS: Em hãy nêu tên và thực hiện động tác trong hình dưới đây. - GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh minh họa và gọi HS trực tiếp lên thực hiện động tác để cả lớp thảo luận. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá. Nhiệm vụ 2: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn - GV giao nhiệm vụ cho HS: Em cùng các bạn luyện tập dẫn bóng để rèn luyện sức khỏe. - GV yêu cầu HS về nhà tích cực vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn trong các trò chơi vận động và trong tập luyện hằng ngày. * CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Ôn tập và thực hành kĩ thuật đã học: Thực hiện phối hợp dẫn bóng một tay di chuyển về trước, đến vạch dẫn bóng tại chỗ; phối hợp dẫn bóng đổi tay di chuyển về trước, đến vạch dẫn bóng tại chỗ. - Vận dụng kĩ thuật đã học vào các hoạt động thực hành ở trường, lớp, ở nhà. - Đọc và tìm hiểu trước Bài 2: Làm quen phối hợp dẫn bóng di chuyển và chuyền bóng bằng hai tay trước ngực. |
- HS xoay các khớp.
- HS tập bài tập kéo dãn cơ.
- HS lắng nghe GV giới thiệu trò chơi.
- HS chuẩn bị chơi trò chơi.
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.
- GV lắng nghe và tiếp thu.
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát, lắng nghe.
- HS quan sát GV thị phạm.
- HS luyện tập theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe, tiếp thu và luyện tập động tác.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát, lắng nghe
- HS quan sát GV thị phạm.
- HS luyện tập theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
HS lắng nghe, tiếp thu và luyện tập động tác.
- HS luyện tập.
- HS luyện tập theo nhóm.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS thực hiện động tác, phát hiện lỗi sai và sửa giúp bạn.
- HS thực hành luyện tập.
- HS tham gia trò chơi vận động bổ trợ.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn chuẩn bị.
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS tích cực tham gia. - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ. + Động tác phối hợp dẫn bóng đổi tay di chuyển về trước, đến vạch dẫn bóng tại chỗ. - HS quan sát và thực hiện động tác.
- HS lắng nghe yêu cầu về nhà.
- HS lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.
- HS luyện tập tại nhà.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
- Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn
=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:
- 800k/học kì - 900k/cả năm
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Soạn giáo án thể dục 3 cánh diều theo công văn mới nhất
GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản powerpoint)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)