Giáo án gộp Công nghệ 6 chân trời sáng tạo kì II
Giáo án học kì 2 sách Công nghệ 6 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì II của Công nghệ 6 CTST. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án công nghệ 6 sách chân trời sáng tạo
Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm
GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3. TRANG PHỤC VÀ THỜI TRANG
Bài 6: các loại vải thường dùng trong may mặc
Dự án 3: Em làm nhà thiết kế thời trang
GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4. ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
Bài 9: Sử dụng đồ điện trong gia đình
Bài 10: An toàn điện trong gia đình
............................................
............................................
............................................
BÀI MẪU
Ngày soạn: …./…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 10: AN TOÀN ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH (1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Kể được một số nguyên nhân gây tai nạn điện;
- Trỉnh bày được một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện.
2. Năng lực
a) Năng lực công nghệ
- Nhận thức công nghệ: nhận thức được các nguyên nhân gây tai nạn điện và những biện pháp an toàn khi sử dụng điện,
- Sử dụng công nghệ: sử dụng được các biện pháp an toàn điện vào các tình huống ở gia đình,
- Đánh giá công nghệ: đánh giá được mức độ an toàn của các đồ dùng, thiết bị điện.
b) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về an toàn điện đề giải quyết những vấn đề trong tình huống mới;
- Giao tiếp và hợp tác: biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vẫn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phân việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.
3. Phẩm chất
- Nhân ái: có ý thức quan tâm đến an toàn của các thành viên trong gia đình;
- Chăm chỉ: có ý thức về nhiệm vụ học tập và việc vận đụng kiến thức, kĩ năng đã học về an toàn điện vào đời sống hằng ngày,
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- Tài liệu giảng dạy: SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính
- Tìm hiểu mục tiêu bài học;
- Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học:
+ Tranh ảnh hoặc video clip ngăn vẻ các tình huống gặp tai nạn điện;
+ Tranh ảnh về các biện pháp an toàn điện.
2. Đối với học sinh:
- Đọc trước bài học trong SHS
- Tìm hiểu nhiệm vụ học tập và những yêu cầu chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: khơi gợi nhu cầu tìm hiểu của HS về các biện pháp sử dụng điện an toàn trong gia đình.
b. Nội dung: hậu quả khi sử dụng điện không an toàn: điện giật, hoả hoạn.
c. Sản phẩm học tập: nhu cầu tìm hiểu các biện pháp sử đụng điện an toàn trong gia đình.
d. Tổ chức thực hiện:
+ GV cho HS quan sát video clip về tai nạn điện. GV đặt câu hỏi về cách phòng tránh điện giật và hoả hoạn do điện gây ra.
- HS xem video và nêu ý kiến cá nhân.
- GV đặt vấn đề: Như các em đã biết, sử dụng điện đã xảy ra rất nhiều tai nạn đáng tiếc do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy sử dụng điện thế nào cho an toàn và hiệu quả, chúng ta cùng đến với bài 10: An toàn điện trong gia đình.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nguyên nhân gây ra tai nạn điện
a. Mục tiêu: giúp HS nhận biết nguyên nhân gây tai nạn điện.
b. Nội dung: các trường hợp xảy ra tai nạn điện.
c. Sản phẩm học tập: nguyên nhân gây ra tai nạn điện.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV minh hoạ hình ảnh về các trường hợp xảy ra tai nạn điện ở Hình 10.1 trong SHS, yêu cầu HS ghép các chú thích với hình ảnh cho phù hợp.
+ GV gợi mở, giúp HS phân tích và giải thích từng trường hợp. Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận. + GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày kết quả + GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung + GV yêu cầu HS nhắc lại các thông tin từ hình ảnh minh hoạ để đúc kết thành kiến thức bài học. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức + GV kết luận | 1. Nguyên nhân gây ra tai nạn điện - Tai nạn điện giật xảy ra khi có dòng điện truyền qua cơ thể chúng ta. - Nguyên nhân có thể là: + Tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện hoặc vật bị nhiễm điện, + Vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao thế hoặc trạm biến áp; + Đến gần khu vực dây dẫn điện bị đứt, rơi xuống vùng đặt ẩm ướt hoặc khu vực dây dẫn điện cao thế bị đứt, rơi xuống. |
Hoạt động 2: Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện
a. Mục tiêu: giưới thiệu các biện pháp an toàn khi sử dụng điện
b. Nội dung:
+ Cách phòng tránh tai nạn điện khi sử dụng đồ điện trong gia đình
+ Một số biện pháp xử lí đồ dùng điện kém an toàn trong gia đình,
+ Một số biện pháp phòng tránh tai nạn điện khi hoạt động hay vui chơi ngoài trời.
c. Sản phẩm học tập: các biện pháp an toàn khi sử đụng điện.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV giới thiệu hình ảnh mình hoạ về các biện pháp an toàn khi sử dụng điện ở Hình 10.2 trong SHS, yêu cầu HS ghép các chú thích với hình ảnh cho phù hợp.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận. + GV hướng dẫn, quan sát HS thực hiện Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày kết quả + GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung + GV yêu cầu HS nhắc lại các thông tin từ hình ảnh minh hoạ để đúc kết thành kiến thức bài học Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. + GV kết luận | 2. Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện - Một số biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng điện: + Lắp đặt ổ lấy điện ngoài tầm với của trẻ em hoặc che chắn ô lấy điện khi chưa sử dụng + Thường xuyên kiểm tra dây điện, đồ dùng điện trong gia đình để phát hiện hư hỏng cách điện, rò điện và khắc phục; + Sử dụng đồ dùng điện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất; + Không đến gần nơi có biển báo nguy hiểm về tai nạn điện; + Tránh xa khu vực dây dẫn điện bị đứt, rơi xuống đất. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: giúp HS củng cố và khắc sâu kiến thức về an toàn điện
b. Nội dung: Bài tập phần Luyện tập trong SGK
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện trả lời câu hỏi SGK:
1. Tai nạn điện xảy ra với con người do những nguyên nhân nào?
2. Em hãy mô tả những biện pháp an toàn khi sử dụng điện.
3. Kể tên những trường hợp mất an toàn về điện mà em biết.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:
1. Tai nạn điện thường xảy ra với con người do nguyên nhân sau:
+ Tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện hoặc vật bị nhiễm điện,
+ Vi phạm khoảng cách an toàn đổi với lưới điện cao thế hoặc trạm biến áp;
+ Đến gần khu vực dây dẫn điện bị đứt
2. Những biện pháp an toàn khi sử dụng điện:
+ Lắp đặt ổ lấy điện ngoài tầm với của trẻ em hoặc che chắn ô lấy điện khi chưa sử dụng
+ Thường xuyên kiểm tra dây điện, đồ dùng điện trong gia đình để phát hiện hư hỏng cách điện, rò điện và khắc phục;
+ Sử dụng đồ dùng điện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất;
3. Các trường hợp mất an toàn điện:
+ Đến gần vị trí dây dẫn điện bị đứt, rơi xuống đất.
+ Thả điều ở nơi có đường dây điện đi qua.
+ Chạm tay trực tiếp vào dây điện trần hoặc dây điện bị hở cách điện.
+ Dùng vật liệu kim loại chạm vào nguồn điện.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: giúp HS vận dụn kiến thức, kĩ năng an toàn điện vào thực tiễn
b. Nội dung: bài tập phần Vận dụng trong SGK
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập trong phần Vận dụng của SGK:
Khi phát hiện dây dẫn cấp nguồn của các đồ dùng điện mà gia đình em đang sử dụng như: đèn bàn học, quạt bàn, dây sạc điện thoại,... bị hư hỏng lớp vỏ cách điện, em nên xử lí như thế nào để đảm bảo an toàn điện?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo vào tiết học sau.
- GV tổng kết lại thức cần nhớ của bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm