Giáo án gộp Hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức kì II
Giáo án học kì 2 sách Hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì II của HDTN 6 KNTT. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hướng nghiệp 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Tuần 19 Sinh hoạt dưới cờ (Hội chợ quê).
Tuần 19 Sinh hoạt lớp (Chủ động tự giác làm việc nhà).
Tuần 20 Sinh hoạt dưới cờ (Ngày hội khéo tay, hay làm)
Tuần 20 Em làm việc nhà (Tiếp)
Tuần 20 Sinh hoạt lớp (Thể hiện khéo tay - hay làm, những việc nhà chủ động thực hiện)
GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. EM VỚI CỘNG ĐỒNG
Tuần 21 Sinh hoạt dưới cờ (Mừng Đảng, mừng Xuân)
Tuần 21 Thiết lập quan hệ với cộng đồng.
Tuần 21 Sinh hoạt lớp (Mừng Đảng, mừng Xuân; những hoạt động chung với các bạn hàng xóm).
............................................
............................................
............................................
BÀI MẪU
TUẦN 30 - TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
(TÌM HIỂU CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Biết được một số nghề truyền thống ở Việt Nam;
- Có thái độ tích cực giữ gìn và phát huy giá trị các làng nghề truyền thống;
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng:
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với TPT, BGH và GV
- Tổng hợp thông tin, số liệu giới thiệu các làng nghề: địa điểm, thời gian hình thành và phát triển, sản phẩm;
- Chọn ba đội thi tìm hiểu các làng nghề truyền thống nổi tiếng Việt Nam khối lớp 6 hoặc khối lớp 7, mỗi đội 3 HS tham gia;
- Thiết lập ô chữ, chuẩn bị chuông hoặc trống, cờ, còi để phát tín hiệu;
- Tư vấn cho lớp trực tuần thiết kế kịch bản chương trình hoạt động.
2. Đối với HS:
- Tìm hiểu các làng nghề truyền thống của Việt Nam, của địa phương nơi mình sinh
sống và học tập: địa điểm, thời gian hình thành và phát triển, nguyên liệu, quy trình sản xuất, dụng cụ lao động, sản phẩm,...;
- Lớp trực tuần chuẩn bị để dẫn về các làng nghề truyền thống ở Việt Nam, làng nghề truyền thống ở địa phương
.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với giờ chào cờ.
b. Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, chuẩn bị chào cờ.
c. Sản phẩm: Thái độ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, chuẩn bị làm lễ chào cờ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chào cờ
a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.
b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.
c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.
d. Tổ chức thực hiện:
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các làng nghề truyền thống của Việt Nam
a. Mục tiêu:
- Biết được một số làng nghề truyền thống nổi tiếng ở nước ta;
- Tự tin, hứng thú tham gia tìm hiểu nghề truyền thống cùng các bạn.
b. Nội dung:
c. Sản phẩm:
d. Tổ chức thực hiện:
- Lớp trực tuần báo cáo để dẫn về các làng nghề truyền thống của Việt Nam.
- Mời các đội thi tìm hiểu vào vị trí.
- Thi phát tín hiệu chuông/ cờ/ còi/ trống nhanh để giành quyền trả lời.
- Người dẫn chương trình hướng dẫn luật: Lắng nghe câu hỏi, sau khẩu lệnh “Bắt đầu” các đội có quyền phát tín hiệu chuông/ cờ/ còi/ trống để trả lời, đội nào có tín hiệu đầu tiên được trả lời. Nếu trả lời sai, các đội còn lại phát tín hiệu giành quyền trả lời tiếp. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm.
Các ô chữ:
+ Hàng 1: Có 11 chữ cái, tên của một làng nghề truyền thống nổi tiếng nằm bên bờ sông Hng (Gốm Bát Tràng).
+ Hàng 2: Có 10 chữ cái, tên của một làng nghề truyền thống nằm trên địa bàn quận Hà Đông - Hà Nội (Lụa Vạn Phúc).
+ Hàng 3: Có 13 chữ cái, làng nghề miền biển thuộc huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
(Muối Tuyết Diêm).
+ Hàng 4: Có 16 chữ cái, làng nghề có từ thời nhà Lý thuộc Chương Mỹ - Hà Nội
(Khảm trai Chuôn Ngọ).
+ Hàng 5: Có 11 chữ cái, đây là tên làng nghề truyền thống thuộc huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh (Tranh Đông Hồ).
+ Hàng 6: Có 15 chữ cái, làng nghề này nằm ở quận Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng (Đá mĩ nghệ Non Nước).
(Các ô còn lại tìm hiểu các làng nghề ở địa phương)
- Các đội thi tự cộng điểm cho đội mình, người dẫn chương trình công bố điểm các đội.
C. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
a. Mục tiêu: HS biết được một số làng nghề thủ công ở nước ta
b. Nội dung: HS tìm hiểu sản phẩm về các nghề thủ công ở các làng nghề truyền thống ở địa phương em.
c. Sản phẩm: kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS tiếp tục thực hiện những việc sau:
- Tìm hiểu các sản phẩm của các làng nghề truyền thống.
- Tìm hiểu trong gia đình dùng các đồ thủ công của các làng nghề truyền thống nào.
- Cùng người thân, bạn bè thăm làng nghề truyền thống địa phương hoặc nơi gần nhất.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - ý thức, thái độ của HS |
|
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TUẦN 30 - TIẾT 2: KHÁM PHÁ NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Nêu được tên một số nghề truyền thống ở Việt Nam và địa phương;
- Nêu được hoạt động đặc trưng và lợi ích của nghề truyền thống;
- Lập được kế hoạch tìm hiểu các nghề truyền thống;
- Rèn luyện năng lực tự chủ, giao tiếp và hợp tác, thiết kế và tổ chức hoạt động, định hướng nghề nghiệp; phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng:
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
- Video hoặc hình ảnh minh hoạ một số nghề truyền thống ở Việt Nam và địa phương (bộ thẻ nghề truyền thống theo Thông tư số 44/2020/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 11 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
- Một số sản phẩm của nghề truyền thống (nếu có);
- Máy tính, máy chiếu, màn hình (nếu có).
2. Đối với HS:
- Tìm hiểu các nghề truyền thống ở nước ta và địa phương
- Sưu tầm hình ảnh về các làng nghề truyền thống
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động
c. Sản phẩm: kết quả thực hiện của HS
d. Tổ chức thực hiện:
GV cho HS hát hoặc chơi một trò chơi để tạo không khí vui vẻ trước khi vào hoạt động.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động đặc trưng và vai trò của nghề truyền thống
a. Mục tiêu:
- Nêu được tên một số nghề truyền thống ở địa phương và nước ta;
- Nêu được hoạt động đặc trưng và vai trò của nghề truyền thống;
- Biết được: nghề truyền thống là một bộ phận quan trọng của thế giới nghề nghiệp ở nước ta.
b. Nội dung:
c. Sản phẩm:
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS kể lại những điều đã trải nghiệm qua hoạt động tìm hiểu các làng nghề truyền thống ở tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần. - Tổ chức cho HS xem một số video về các nghề truyền thống như nghề: gốm sứ Bát Tràng, gốm Chu Đậu, chiếu cói Nga Sơn, chiếu cói Kim Sơn, đá mĩ nghệ Non Nước, trồng hoa đào ở Nhật Tân, trồng hoa ở Sa Đéc,... GV yêu cầu HS hoạt động nhóm để thảo luận về nghề truyền thống theo các gợi ý sau: + Kể tên các nghề truyền thống ở nước ta mà em biết. + Nghề truyền thống có những hoạt động đặc trưng nào? + Nghề truyền thống có vai trò như thế nào đối với người dân và xã hội? + Dựa vào hoạt động đặc trưng của nghề truyền thống, em nhận thấy ở địa phương em có những nghề truyền thống nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. + GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. + HS ghi bài. | 1. Tìm hiểu hoạt động đặc trưng và vai trò của nghề truyền thống + Nghề truyền thống là nghề có từ lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và thường cắn với tên của địa phương - nơi có nghề truyên thống hoặc ông/ bà tổ của nghề, sản phẩm của nghề mang đậm bản sắc văn hoá đân tộc. + Nước ta có rất nhiễu nghề truyền thống. Hầu như ở địa phương nào của nước ta cũng có nghề truyền thống. + Mỗi nghề truyền thống đều có những hoạt động đặc trưng riêng, nhưng tất cả các nghề truyền thống đều có những hoạt động đặc trưng chung sau đây: Người thợ thủ công làm các sản phẩm thủ công bằng đôi tay khéo léo từ những nguyên liệu tự nhiên của địa phương (như: đất sét, ẳá tự nhiên, cây cói, cây lanh,...). Nghề được truyền tử thế hệ này sang thế hệ khác theo phương thức truyền nghề tử những người nghệ nhân hoặc thợ lành nghề. Cùng với đó, nghề truyền thống còn có hoạt động đặc trưng là giới thiệu sản phẩm thủ công của quê hương đến mọi người. + Nghề truyền thống có vai trò rất quan trọng đối với xã hội vì nghề truyền thống không chỉ giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động mà còn góp phần xoá đói, giảm nghèo, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Mỗi chúng ta hãy tìm hiểu, khám phá để có được nhiêu hiểu biết, trải nghiệm thú vị về nghề truyên thống và giới thiệu cho mọi người tỉnh hoa văn hoá của Việt Nam. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (thực hành)
Hoạt động 2: Lập kế hoạch tìm hiểu nghề truyền thống
a. Mục tiêu: Lập được kế hoạch tìm hiểu nghề truyền thống.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm để trao đổi và lập kế hoạch tìm hiểu một nghề
truyền thống với những nội dung sau:
1. Tên nghề truyền thống dự định tìm hiểu
2. Mục đích tìm hiểu nghề (Tìm hiểu nghề đó để làm gì?)
3. Nội dung tìm hiểu nghề
4. Phân công nhiệm vụ
5. Những hoạt động sẽ tiến hành
6. Thời gian tìm hiểu nghề
7. Địa điểm
8. Nội dung, hình thức trình bày kết quả
- Mời đại điện một số nhóm trình bày kế hoạch tìm hiểu nghề truyền thống của nhóm
mình. Các nhóm khác chú ý lắng nghe, nhận xét và phản biện (nếu cần).
- Nhận xét chung về kế hoạch tìm hiểu nghề truyền thống của các nhóm.
Hoạt động 3: Thiết kế phiếu phỏng vấn
a. Mục tiêu: Thiết kế được phiếu phỏng vấn để thu thập thông tin khi tìm hiểu nghề truyền thống.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV giải thích: Phỏng vấn người lao động là cách thu thập thông tin nhanh, thực tế và hữu hiệu vì người lao động là những người trực tiếp tham gia vào các công đoạn sản xuất.
Họ hiểu rõ những vấn để liên quan đến lao động nghề nghiệp, như: các hoạt động của nghề, trang thiết bị lao động, những yêu cầu của nghề đối với người lao động, vấn để an toàn trong lao động. Muốn phỏng vấn đạt mục đích, yêu cầu của việc tìm hiểu nghề, trước hết cần phải chuẩn bị những điều sẽ hỏi người lao động. Tốt nhất là thiết kế phiếu phỏng vấn và coi đây là công cụ thu thập thông tin khi tìm hiểu nghề.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm, thảo luận xác định những câu hỏi sẽ sử dụng để phỏng
vấn người làm nghề truyền thống trong quá trình tìm hiểu và trải nghiệm nghề truyền
thống. GV có thể để HS sử dụng những gợi ý được ghi trong Hoạt động 3 để thiết kế phiếu phỏng vấn, ví dụ:
+ Bác/ cô/ chú vui lòng cho cháu biết, nghề........ có từ bao giờ?
+ Nghề mà bác/ cô/ chú đang làm có những hoạt động đặc trưng nào ạ?
+ Bác/ cô/ chú có thể kể cho cháu nghe về những công việc mà bác/ cô/ chú thường làm hằng ngày là gì được không ạ?
+ Muốn làm tốt nghề này, cần phải có những hiểu biết, khả năng nào?
- Đại diện một số nhóm trình bày, chia sẻ phiếu phỏng vấn nhóm đã thiết kế được.
Những nhóm khác lắng nghe, có thể tham khảo và bổ sung câu hỏi vào phiếu phỏng vấn của nhóm mình.
- Nhận xét chung về phiếu phỏng vấn các nhóm đã thiết kế được.
- Nhắc nhở các nhóm bổ sung câu hỏi để đảm bảo thu thập được thông tin về các hoạt động đặc trưng của nghề; yêu cầu cơ bản, trang thiết bị, dụng cụ lao động của nghề; vấn đề an toàn lao động khi sử dụng công cụ lao động trong nghề; sản phẩm chủ yếu của nghề.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:
- Thực hiện được kế hoạch tìm hiểu nghề truyển thống vào thời gian ngoài giờ học ở lớp, qua đó củng cố, mở rộng hiểu biết về nghề truyền thống;
- Rèn luyện kĩ năng hợp tác, tự chủ, nghiên cứu, khảo sát thực tế.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu và hướng dẫn HS về nhà thực hiện những việc sau:
- Tìm hiểu một nghề truyền thống mà em yêu thích theo kế hoạch đã lập. Có thể tìm
hiểu qua sách báo, Internet, hỏi người làm nghề,... và thực hiện theo nhóm/ tổ.
- Thiết kế phiếu phỏng vấn (nếu chưa hoàn thành ở lớp).
- Ghi chép thông tin và lưu lại hình ảnh của nghề (nếu có).
- GV kết luận chung: Nghề truyền thống là những nghề có từ lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Nghề truyền thống có những hoạt động đặc trưng rất thú vị, hấp dẫn và đem lại nhiêu lợi ích cho xã hội cũng như các địa phương. Mỗi chúng ta cần tìm hiểu nhiêu hơn nữa về nghề truyễn thống để có thể giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế về nghề truyễn thống của đất nước, quê hương. Chúng ta tự hào về nghề truyền thống của đất nước Việt Nam.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
………………………………………….……………………………………………
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TUẦN 30 - TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
( TÌM HIỂU VỀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Sơ kết tuần
- Trình bày được những hiểu biết của bản thân về nghề truyền thống;
- Nêu được nội dung phiếu phỏng vấn và kết quả tìm hiểu một nghề truyền thống qua hoạt động sau giờ học.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng:
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV
- Nội dung liên quan buổi sinh hoạt lớp.
- Kế hoạch tuần mới
2. Đối với HS:
- Bản sơ kết tuần
- Kế hoạch tuần mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh khi vào giờ sinh hoạt lớp
b. Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, chuẩn bị sinh hoạt lớp.
c. Sản phẩm: Thái độ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp ổn định vị trí, chuẩn bị sinh hoạt lớp
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Sơ kết tuần
a. Mục tiêu: HS biết các hoạt động trong tuần học và xây dựng kế hoạch tuần mới
b. Nội dung: Cán bộ lớp nhận xét
c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu ban cán sự lớp điều hành lớp tự đánh giá và sơ kết tuần, xây dựng kế hoạch tuần mới.
Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề
a. Mục tiêu:
- Trình bày được những hiểu biết của bản thân về nghề truyền thống;
- Nêu được nội dung phiếu phỏng vấn và kết quả tìm hiểu một nghề truyền thống qua hoạt động sau giờ học.
b. Nội dung: HS chia sẻ về những điều đã tìm hiểu được ở làng nghề truyền thống địa phương em
c. Sản phẩm: HS thực hiện quy tắc.
d. Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức cho HS chia sẻ về:
- Những điều đã học hỏi được về nghề truyền thống ở nước ta và địa phương em;
- Phiếu phỏng vấn đã thiết kế được (nếu chưa thực hiện được trong tiết hoạt động giáo dục theo chủ đề);
- Kết quả tìm hiểu một nghề truyền thống.
C. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
a. Mục tiêu: hs biết thêm một số nghề truyền thông ở địa phương
b. Nội dung: viết bài báo cáo ngắn về làng nghề truyền thống ở địa phương em.
c. Sản phẩm: bài báo cáo của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS viết bài báo cáo ngắn về làng nghề truyền thống ở địa phương em.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - ý thức, thái độ của HS |
|
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
………………………………………….
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức
Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức