Giáo án Lịch sử và địa lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Lịch sử và địa lí lớp 6 bộ sách "Kết nối tri thức và cuộc sống", soạn theo mẫu giáo án 5512. Vừa sách mới vừa mẫu giáo án mới có nhiều quy định chi tiết khiến giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử và địa lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 15: CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN
PHƯƠNG BẮC VÀ SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA XÃ HỘI ÂU LẠC
- MỤC TIÊU
- Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc.
- Nhận biết được một số chuyển biến cơ bản về kinh tế, xã hội của người Việt cổ dưới ách cai trị, đô hộ của triều đại phong kiến phương Bắc.
- Năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng:
- Biết khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
- Biết tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
- Phẩm chất
Biết đồng cảm và chia sẻ với nỗi thống khổ của nhân dân dưới ách thống trị ngoại xâm, bước đầu nhận thức được giá trị của độc lập, tự chủ.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án soạn theo định hướng phát triển năng lực.
- Lược đồ phóng to đơn vị hành chính nước ta thuộc thời Đường.
- Các hình ảnh minh họa có liên quan đến nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
- GV đặt vấn đề: Thành cổ Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) từ thời Hán đã là trị sở của chính quyên đô hộ. Đây cũng là nơi lưu lại dẫu tích liên quan đến chính sách cai trị và sự chuyển biến trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá của người Việt thời Bắc thuộc. Sự hiện diện của những dẫu tích ấy gợi cho chúng ta liên tưởng và nhớ về một trung tâm văn hóa chính trị, trung tâm Phật giáo, gắn liền với một thời kỳ bi tráng của lịch sử dân tộc - thời Bắc thuộc. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay - Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các chính sách cai trị về chính trị, sự bóc lột về kinh tế và chính sách “đồng hoa dật tộc Việt” của các triều đại phong kiến phương Bắc.
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1a Về bộ máy cai trị, khai thác thông tin tại Hình 1, Hình 2 sgk trang 65, 66,67. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong sgk trang 67: Hãy cho biết một số chính sách để áp đặt bộ máy cai trị của phong kiến phương Bắc ở nước ta.
- Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV giải thích rõ hơn về việc chính quyền đô hộ chia tách lãnh thổ Âu Lạc thành các châu quận (nhà Triệu chia Âu Lạc thành 2 quận: Giao Chỉ (tương đương khu vực Bắc Bộ ngày nay), Cửu Chân (tương đương với vùng Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh)). Nhà Hán lập thêm một quận là Nhật Nam (tương đương với vùng Quảng Bình - Quảng Nam), gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Giao Châu. Thời Tuỳ, Đường, nước ta được chia làm nhiều châu, trực thuộc An Nam đô hộ phủ....). - GV yêu cầu HS đọc kĩ nội dung mục 1b Về kinh tế và đoạn tư liệu, trả lời câu hỏi trong sgk trang 67: Đoạn tư liệu 1 và thông tin ở trên cho em biết điều gì về chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc?
- Sau khi HS trả lời câu hỏi, để mở rộng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao các triều đại phong kiến phương Bắc lại nắm độc quyền về sắt và muối?
- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục 1c Về văn hóa - xã hội sgk trang 67, 68 và trả lời câu hỏi: Chính quyền phương Bắc đã thực hiện chính sách cai trị về văn hóa đối với nước ta như thế nào?
- Sau khi HS trả lời câu hỏi trong sgk, GV chốt lại chính sách cai trị về văn hóa - xã hội của chính quyền phương Bắc là “đồng hóa dân tộc Việt”. GV yêu cầu HS trả lời khái niệm “đồng hóa dân tộc” nghĩa là gì? - GV ghi chú nội dung “đồng hóa dân tộc” sẽ được khai thác sâu hơn vào Bài 17. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời. - GV gọi đại diện HS khác đứng dậy bổ sung, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc a. Về bộ máy cai trị
- Một số chính sách để áp đặt bộ máy cai trị của phong kiến phương Bắc ở nước ta: + Chính quyền đô hộ trải qua các triều đại đều nhất quán chính sách cai trị là sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, chia thành các đơn vị hành chính như châu - quận, dưới châu - quận là huyện, chính quyền từ cấp huyện trở lên đều do người Hán nắm giữ. Đứng đầu Giao Châu (tên gọi nước ta lúc đó) là thứ sử người Hán, dưới đó là thái thú người Hán đứng đầu mỗi quận (gồm ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam); dưới quận là huyện cũng do huyện lệnh người Hán đứng đầu; dưới huyện là làng, xã do hào trưởng người Việt đứng đầu. + Huy động sức người, sức của để xây đắp những thành luỹ lớn ở trị sở các châu và bố trí quân đồn trú để bảo vệ. + Áp dụng pháp luật hà khác và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta (các hình phạt nặng như đánh đập dã man, thích chữ vào mặt, xẻo mũi,...).
b. Về kinh tế - Chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc: + Áp đặt chính sách tô, thuế nặng nề, đặc biệt là dưới thời Đường. + Nắm độc quyền về sắt và muối. + Cống nạp nhiều loại vải vóc, hương liệu, sản vật quý để đưa về Trung Quốc. + Độc chiếm ruộng đất, lập thành ấp, trại và bắt dân ta cày, cấy. - Các triều đại phong kiến phương Bắc lại nắm độc quyền về sắt và muối vì: + Muối là gia vị không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. + Sắt là vật liệu chính để chế tạo lao động công cụ, vũ khí. c. Về văn hóa – xã hội - Chính sách cai trị về văn hóa của chính quyền phương Bắc đối với nước ta: + Đưa người Hán sang ở cùng dân tộc Việt. + Bắt dân ta phải theo phong tục, luật pháp của người Hán. + Tìm mọi cách xóa bỏ những phong tục, tập quán lâu đời của người Việt. - Khái niệm “đồng hóa dân tộc Việt” nghĩa là việc ép buộc, bắt một dân tộc khác phải chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của dân tộc mình. |
Hoạt động 2: Những chuyển biến về kinh tế, xã hội trong thời kì Bắc thuộc
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được một số nghề chính của nước ta; nhận thức được các thành phần xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo ngọn cờ khởi nghĩa giành lại độc lập tự chủ cho người Việt.
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1a Chuyển biến về kinh tế sgk trang 68. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu sự chuyển biến về kinh tế ở nước ta dưới thời Bắc thuộc.
- GV yêu HS quan sát Hình 4 sgk trang 68 và trả lời câu hỏi: Việc tìm thấy đồ gốm ở Luy Lâu cùng với khuôn đúc trống đồng, đồ tùy táng cho thấy điều gì? - Gv yêu cầu HS đọc thông tin mục 2b Chuyển biến về xã hội sgk trang 69 và trả lời câu hỏi: + Em hãy nêu sự chuyển biến về xã hội ở nước ta dưới thời Bắc thuộc? + Theo em, tầng lớp nào trong xã hội sẽ là thủ lĩnh của những cuộc đấu tranh giành độc lập liên tục trong suốt thời kì Bắc thuộc? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời. - GV gọi đại diện HS khác đứng dậy bổ sung, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. - GV nhấn mạnh: + Từ khi bị Triệu Đà xâm lược, người Việt từ thân phận làm chủ đất nước thành nô lệ của ngoại bang. + Mâu thuẫn chủ yếu, bao trùm xã hội bấy giờ là mâu thuẫn giữa nhân dân Âu Lạc với chính quyền đô hộ phương Bắc. Đó là cơ sở làm bùng lên các cuộc đấu tranh giành độc lập liên tục trong suốt thời kì Bắc thuộc. |
2. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội trong thời kì Bắc thuộc a. Chuyển biến về kinh tế - Sự chuyển biến về kinh tế ở nước ta dưới thời Bắc thuộc: + Trồng lúa vẫn là nghề chính bên cạnh nghề trồng cây hoa màu, cây ăn quả và chăn nuôi. + Kĩ thuật đắp đê, làm thuỷ lợi phát triển đã tạo nên những cánh đồng chuyên canh cây lúa nước rộng lớn. + Nghề rèn sắt vẫn phát triển cùng với các nghề đúc đồng, làm gốm, làm mộc, làm đồ trang sức (vàng, bạc)... + Một số nghề thủ công mới xuất hiện như làm giấy, thuỷ tinh,... + Quan hệ buôn bán trong và ngoài khu vực được đẩy mạnh hơn trước. - Việc tìm thấy đồ gốm ở Luy Lâu cùng với khuôn đúc trống đồng, đồ tùy táng cho thấy , dù bị áp bức, bóc lột nhưng đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Việt cổ vẫn phát triển và đạt được không ít thành tựu nổi bật. b. Chuyển biến về xã hội
- Chuyển biến về xã hội ở nước ta dưới thời Bắc thuộc: + Một số quan lại địa chủ người Hán bị Việt hoá. + Một bộ phận nông dân biến thành nô tì do mất đất. + Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành. - Theo em, tầng lớp trong xã hội sẽ là thủ lĩnh của những cuộc đấu tranh giành độc lập liên tục trong suốt thời kì Bắc thuộc là tầng lớp hào trưởng bản địa vì đây là tầng lớp có uy tín và vị thế trong xã hội.
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
- Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
- Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1 trong trang 69 sgk.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
Câu 1: Chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách “đồng hóa dân tộc Việt” vì:
- Chúng muốn biến nước ta thành lãnh thổ của chúng, biến nhân dân thành nô lệ của Trung Quốc, xoá bỏ quốc hiệu nước ta trên bản đồ thế giới.
- Muốn cướp đoạt lãnh thổ, sản vật quý, vải vóc, hương liệu để đưa về Trung Quốc.
- Muốn bành trướng sức mạnh.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
- Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 trang 69 sgk.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
Câu 2: Hậu quả của chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta:
- Thuế khóa, cống nạp: Nhân dân bị bóc lột năng nề, đời sống cùng cực.
- Thủ công nghiệp: Nhân dân thiếu muối và sắt để sinh hoạt và đúc vũ khí.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập |
Vấn đáp, kiểm tra miệng |
Phiếu quan sát trong giờ học |
|
Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học |
Kiểm tra viết |
Thang đo, bảng kiểm |
|
Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,… |
Kiểm tra thực hành |
Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp |
|
- HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Từ khóa: giáo án lịch sử 6 sách mới, giáo án kết nối tri thức địa lí 6, giáo án ls và đl 6 cv 5512 sách mới, giáo án 5512 lịch sử địa lí 6 sách kết nốiGiáo án word lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức
Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức