Giáo án powerpoint Ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint Ngữ văn 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn Ngữ văn 6 kết nối tri thức của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án powerpoint Ngữ văn 6 kết nối tri thức
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
1. Về Bộ sách:
- Ngữ văn 6 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam- Sách do Bùi Mạnh Hùng làm tổng chủ biên, Nguyễn Thị Ngân Hoa (Chủ biên) . Cùng các cộng sự Nguyễn Linh Chi - Nguyễn Thị Mai Liên - Lê Trà My - Lê Thị Minh Nguyệt - Nguyễn Thị Nương - Nguyễn Thị Hải Phương.
2. Giáo án powerpoint bao gồm đủ các bài trong Mĩ thuật 6 - kết nối
Bài 1. Tôi và các bạn
- Tiết : giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
- Tiết : văn bản 1. Bài học đường đời đầu tiền
- Tiết : thực hành tiếng việt
- Tiết : văn bản 2 nếu cậu muốn có một người bạn
- Tiết : thực hành tiếng việt
- Tiết: văn bản 3. Bắt nạt
- Tiết: viết
- Tiết: nói và nghe
Bài 2: gõ cửa trái tim
- Tiết : giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
- Tiết : văn bản 1. Chuyện cổ tích về loài người
- Tiết : thực hành tiếng việt
- Tiết : văn bản 2. Mây và sóng
- Tiết : thực hành tiếng việt
- Tiết : văn bản 3. Bức tranh của em gái tôi
- Tiết : viết
- Tiết : nói và nghe
Bài 3: yêu thương và chia sẻ
- Tiết : giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
- Tiết : đọc văn bản và thực hành tiếng việt
- Tiết : văn bản 2. Gió lạnh đầu mùa
- Tiết : thực hành tiếng việt
- Tiết : văn bản 2. Con chào mào
- Tiết : viết
- Tiết : nói và nghe
- Tiết : đọc mở rộng
Bài 4: quê hương yêu dấu
- Tiết : giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
- Tiết : thực hành tiếng việt
- Tiết : văn bản 2. Chuyện cổ nước mình
- Tiết : văn bản 3. Cây tre việt nam
- Tiết : thực hành tiếng việt
- Tiết : viết
- Tiết : nói và nghe
Bài 5: những nẻo đường xứ sở
- Tiết : giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
- Tiết: văn bản 1. Cô tô
- Tiết : văn bản 2. Hang én
- Tiết : thực hành tiếng việt
- Tiết : văn bản 3. Cửu long giang ta ơi
- Tiết : viết
- Tiết : nói và nghe
- Tiết : đọc mở rộng
- Tiết: ôn tập và kiểm tra học kỳ i
Bài 6. Chuyện kể về những người anh hùng
- Tiết : Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
- Tiết :Văn bản 1. Thánh gióng
- Tiết :Thực hành tiếng việt
- Tiết :Văn bản 2. Sơn tinh, thuỷ tinh
- Tiết :Thực hành tiếng việt
- Tiết :Văn bản 3. Ai ơi mồng 9 tháng 4
- Tiết :Viết
- Tiết :Nói và nghe
Bài 7. Thế giới cổ tích
- Tiết :Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
- Tiết :Văn bản 1. Thạch sanh
- Tiết :Thực hành tiếng việt
- Tiết :Văn bản 2. Cây khế
- Tiết :Thực hành tiếng việt
- Tiết :Văn bản 3. Vua chích choè
- Tiết :Viết
- Tiết :Nói và nghe
- Tiết :Đọc mở rộng
Bài 8. Khác biệt và gần gũi
- Tiết :Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
- Tiết :Văn bản 1. Xem người ta kìa!
- Tiết :Thực hành tiếng việt
- Tiết :Văn bản 2. Hai loại khác biệt
- Tiết :Thực hành tiếng việt
- Tiết :Văn bản 3. Bài tập làm văn
- Tiết :Viết
- Tiết :Nói và nghe
Bài 9. Trái đất – ngôi nhà chung
- Tiết :Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
- Tiết :Văn bản 1. Trát đất – cái nôi của sự sống
- Tiết :Thực hành tiếng việt
- Tiết :Văn bản 2. Các loài chung sống với nhau như thế nào?
- Tiết :Thực hành tiếng việt
- Tiết :Văn bản 3. Trái đất
- Tiết :Viết
- Tiết :Nói và nghe
- Tiết :Đọc mở rộng
Bài 10. Cuốn sách tôi yêu
- Tiết :Viết
- Tiết :Ôn tập học kì ii
3. Giáo án word bài
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 2: GÕ CỬA TRÁI TIM
…………………………………………………..
Môn: Ngữ văn 6 – Lớp:…
Số tiết: 12 tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 2
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ;
- Nhận biết được ẩn dụ và hiểu tác dụng của việc sử dụng ẩn dụ;
- Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả;
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống;
- Nhân ái, yêu gia đình, yêu vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống.
TIẾT 17: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN- MỤC TIÊU
- Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…
- Năng lực riêng:
- Nhận biết, bước đầu nhận xét, phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua hình thức nghệ thuật.
- Phẩm chất:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào để hiểu và phân tích các VB được học.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Các phương tiện kỹ thuật;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
- Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
- Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Em hãy kể tên những tác phẩm văn học mà em đã đọc và thấy yêu thích. Hãy cho biết tác phẩm văn học đó thuộc thể loại gì? Bên cạnh thể loại thuộc tác phẩm văn học em vừa nêu, em còn biết có những thể loại văn học nào nữa không?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, kể tên những tác phẩm văn học đã đọc và thấy yêu thích. Nêu thể loại của các tác phẩm văn học vừa kể và một số thể loại khác.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong những bài học trước, chúng ta đã được tìm hiểu và tiếp xúc với cả truyện đồng thoại, văn xuôi, thơ. Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về thể loại thơ và thực hành nó qua việc đọc hai văn bản thơ của Xuân Quỳnh là bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và bài thơ của Rabindranath Tagore là bài thơ Mây và sóng.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và Khám phá tri thức ngữ văn
- Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học, một số yếu tố của thơ như thể thơ; ngôn ngữ thơ; nội dung chủ yếu của thơ; yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ,...
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV giới thiệu: Như thường lệ, đầu tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu khái quát về chủ đề và thể loại của văn bản. Với Gõ cửa trái tim, chúng ta hướng đến những phẩm chất tốt đẹp như: cảm nhận đượ tình yêu thương xung quanh mình với tất cả mọi người, mọi vật, đặc biệt là cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng và sống yêu thương, có trách nhiệm với những người thân trong gia đình. - HS lắng nghe. - GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK và thảo luận theo nhóm: Mỗi nhóm hãy chọn ra một bài thơ mà em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau: + Em hãy cho biết bài thơ được viết theo thể thơ gì? + Nội dung của bài thơ là gì? Bài thơ thiên về kể chuyện hay bày tỏ cảm xúc, nỗi lòng? Em hãy chỉ ra những đoạn thơ thể hiện điều đó. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi, thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. GV có thể bổ sung thêm: Một số đặc điểm của thơ - Vần là phương tiện tạo tính nhạc và tính liên kết trong một dòng thơ và giữa các dòng thơ dựa trên sự lặp lại phần vần của tiếng ở những vị trí nhất định. Mỗi thể thơ sẽ có những quy định về vị trí đặt vần khác nhau tạo nên những quy tắc gieo vần khác nhau. Có hai loại vần: § Vần chân (cước vận): được gieo cuối dòng thơ, có tác dụng đánh dấu sự kết thúc của dòng thơ và tạo nên mối liên kết giữa các dòng. Vần chân rất đa dạng: khi liên tiếp, khi gián cách,… và là hình thức gieo vần phổ biến nhất trong thơ. (GV tự nêu ví dụ). § Vần lưng (yêu vận): Vần được gieo ở giữa dòng thơ gọi là vần lưng. Đây được cho là một hiện tượng đặc biệt của vận luật Việt Nam. Vần lưng khiến dòng thơ giàu nhạc tính. (GV tự nêu ví dụ). - Nhịp là các chỗ ngừng ngắt trong một dòng thơ dựa trên sự lặp lại có tính chu kỳ số lượng các tiếng. Mỗi thể thơ có một nhịp điệu riêng. Nhà thơ sáng tác theo một thể thơ nhất định nhưng vẫn có thể tạo nên một nhịp điệu riêng cho mình để biểu đạt một ý nghĩa nào đó. Ví dụ: Nửa chừng xuân/ thoắt/ gãy cành thiên hương (Truyện Kiều – Nguyễn Du) ngắt nhịp 3/1/4 khác với cách ngắt nhịp 4/4 của lục bát thông thường. Cách ngắt nhịp của Nguyễn Du khiến câu thơ như bị bẻ làm đôi làm ba, thể hiện số phận đầy đau khổ, phải chết giữa tuổi xuân đẹp đẽ như cành hoa gãy giữa lúc đương xuân của Đạm Tiên. - Thanh điệu là thanh tính của âm điệu. Tiếng Việt là ngôn ngữ phong phú về thanh điệu (6 thanh điệu). Trong khi đó, tiếng Trung cũng có thanh điệu, nhưng chỉ có 4 thanh. Thanh điệu tiếng Việt đối lập nhau ở hai cao độ cơ bản (đối lập về âm vực): § Cao độ cao: thanh ngang/không, thanh sắc, thanh ngã; § Cao độ thấp: thanh huyền, hỏi, nặng - Âm điệu là đặc điểm chung của âm thanh trong bài thơ, được tạo nên từ vần, nhịp, thanh điệu và các yếu tố khác của âm thanh ngôn ngữ trong bài thơ. | Thơ - Thơ là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống với những cảm xúc chất chứa, cô đọng, những tâm trạng dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ, trong ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh, và nhất là có nhịp điệu Một số đặc điểm của thơ - Mỗi bài thơ thường được sáng tác theo một thể thơ nhất định với những đặc điểm riêng về số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi bài,… - Ngôn ngữ thơ cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, v.v…) - Khi phân tích thơ, phải gắn nội dung với hình thức nghệ thuật, chú ý đến các đặc điểm như: vần, nhịp, thanh điệu, âm điệu, v.v… - Nội dung chủ yếu của thơ là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống. Thơ có thể có yếu tố tự sự (kể lại một sự kiện, câu chuyện) và miêu tả (tái hiện những đặc điểm nổi bật của đối tượng) nhưng những yếu tố ấy chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
- Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
- Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Hãy lựa chọn một bài thơ mà em yêu thích và chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thơ như: thể thơ, vần, nhịp điệu, thanh điệu, âm điệu. Những đặc trưng đó có tác dụng như thế nào trong việc biểu đạt nội dung của bài thơ?
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
- Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời,trao đổi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Làm bài tập theo nhóm và điền vào phiếu học tập.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp; - Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
| - Phù hợp với mục tiêu, nội dung; - Hấp dẫn, sinh động; - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học; - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
| - Báo cáo thực hiện công việc; - Phiếu học tập; - Hệ thống câu hỏi và bài tập; - Trao đổi, thảo luận. |
- HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm, v.v…)
- PHỤ LỤC
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Từ khóa: Giáo án powerpoint Ngữ văn 6 kết nối tri thức, GA trình chiếu Ngữ văn 6 kết nối tri thức với cuộc sống, GA điện tử Ngữ văn 6 KNTTTài liệu giảng dạy môn Ngữ văn THCS
Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức
Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức