Giáo án HĐTN 10 kết nối tuần 25: Hđgd – Tìm hiểu hoạt động 1 chủ đề 9

Giáo án tuần 25: Hđgd – Tìm hiểu hoạt động 1 chủ đề 9 sách HĐTN 10 kết nối. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTN 10 kết nối. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

*     *    *    *    *

TUẦN 25: HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 1 CHỦ ĐỀ 9

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:
  • Xác định được những hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương và nêu được thông tin, yêu cầu cơ bản về các nhóm nghề này.
  • Nêu được một số thông tin, yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương.
  • Tìm hiểu những điều kiện đảm bảo an toàn sức khỏe nghề nghiệp trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Năng lực tự chủ, tự học: xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân

- Năng lực riêng:

  • Năng lực định hướng nghề nghiệp: Nắm được các thông tin và các yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề và của nhóm nghề quan tâm, điều kiện đảm bảo…
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:
  • Giáo án, SGK, SGV
  • Hình ảnh, video giới thiệu các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương.
  • Qủa bóng giấy chơi trò chơi khởi động.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có)
  1. Đối với HS:
  • SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10
  • Sưu tầm về hình ảnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương.
  • Tìm hiểu các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu: Tạo HS sự hứng khởi, hào hứng trước khi vào nội dung bài học.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi
  3. Sản phẩm học tập: HS hào hứng, thích thú, nắm được luật chơi và tham gia chơi trò chơi nhiệt tình.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tên tôi – tên nghề”.

- GV phổ biến cách chơi vả luật chơi:

+ Cách chơi: Cả lớp đứng thành vòng tròn, Quản trò tung cho bạn chơi đầu tiên quả bóng giấy. Trong vòng 10 giây, bạn đó phải nói được tên một nghề mà nghề đó có chữ cái đứng trước tên nghề trùng với chữ cái đứng ở đầu tên của mình. Ví dụ: Tôi tên là Lan, tôi biết nghề Lái xe tải; Tôi tên là Tuấn, tôi biết nghề Thợ xây,... Nói xong tên nghề, bạn đó có quyền tung quả bóng giấy cho bạn khác. Người nhận được quả bóng giấy nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ của mình như bạn trước. Nếu bạn nào không nói được tên nghề trong vòng 10 giây, bạn đó phải rời khỏi vị trí và đứng vào giữa vòng tròn. Bóng được tung cho bạn tiếp theo. Cuộc chơi kéo dài khoảng 5 phút. Những bạn nào không trả lời được, đứng ở giữa vòng tròn sẽ thực hiện một hoạt động nào đó theo yêu cấu của các bạn trong lớp, ví dụ: hát và múa phụ hoạ, nhảy lò cò....

+ Lưu ý: Những bạn kể tên nghề sau không được trùng với tên nghề bạn trước đã kể. Chữ cái đứng đấu tên nghề phải trùng với chữ cái đứng đầu tên của mình. Mỗi người chỉ có thời gian 10 giây để trả lời. Ai vi phạm những quy định trên là phạm luật và phải dừng cuộc chơi. Người nào chơi đến khi kết thúc cuộc chơi là người thắng cuộc.

- Sau khi chơi trò chơi, GV đặt câu hỏi:

+ Nêu cảm nhận của em về trò chơi?

+ Nếu được chơi lại, em nghĩ mình có chơi nhanh hơn, tốt hơn không? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hào hứng, chăm chú lắng nghe luật chơi và tham gia trò chơi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy chia sẻ suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời, dẫn dắt HS vào nội dung bài học của tuần 25 (hoạt động 1 chủ đề 9).

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

Hoạt động 1. Tìm hiểu hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS sẽ:
  • Xác định được những hoạt động sản xuất, kinh doanh, địch vụ ở địa phương.
  • Nêu được một số thông tin, yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương.
  • Nêu được những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp trong từng nhóm nghề.
  1. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ cho HS tìm hiểu:
  • Chia sẻ những điểu em biết về hoạt động sản xuất, kinh đoanh, dịch vụ ở địa phương
  • Tìm hiểu những thông tin và yêu cầu cơ bản của từng nhóm nghề ở địa phương
  • Tìm hiểu những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong từng nhóm nghề.
  1. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ được giao, bước đầu xác định được các ngành và các thông tin liên quan, yêu cầu cơ bản liên quan đến các ngành ở địa phương.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Chia sẻ những điểu em biết về hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương theo 2 câu hỏi ở mục 1 trong SGK. GV yêu cầu các nhóm ghi kết quả chia sẻ của nhóm vào tờ giấy khổ to hoặc bảng để trình bày trước lớp.

Lưu ý: GV nhắc HS địa phương có hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực nào thì kể tên nghề nghiệp trong lĩnh vực đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ của GV, hình thành nhóm, thảo luận và đưa ra ý kiến đóng góp, thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Yêu cầu đại diện các nhóm HS trình bảy trước lớp kết quả chia sẻ của nhóm. Lưu kết quả trình bày trên bảng.

- GV gọi một số HS nêu nhận xét về hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương sau phần trình bảy của các nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV giải thích và chốt lại nội dung.

 

 

 

 

 

*Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu thông tin và yêu cầu cơ bản của từng nhóm nghề ở địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận để xác định thông tin, yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương theo gợi ý ở mục 2, HĐ1.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, thực hiện hoạt động theo yêu cầu của GV. Thư kí nhóm ghi tóm tắt ý kiến của các thành viên trong nhóm vào phần ý kiến chung của nhóm.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV chỉ định đại diện nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các HS trong lớp chú ý quan sát, lắng nghe bạn trình bày. Sau phần trình bày mỗi nhóm, GV gọi HS các nhóm khác nhận xét và đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và giải thích rõ hơn cho HS hiểu: Khi tìm hiểu các nhóm nghề thuộc hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương, cần phải biết những thông tin về đặc diểm chủ yếu của nghề, bao gồm đối tượng lao động, mục đích lao động, các công việc đặc trưng của nghề, công cụ lao động, điểu kiện lao động; yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực của nghề đối với người

lao động, điểu kiện đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.

 

*Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong từng nhóm nghề.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận về những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp trong từng nhóm nghề theo gợi ý:

+ Các công việc của nhóm nghề được thực hiện ở trong nhà hay ngoài trời?

+ Người làm các công việc của nghề thường phải sử dụng những công cụ. phương tiện lao động nào và thường phải thực hiện những thao tác nào? Các công cụ và thao tác này có gây nguy hiểm cho người lao động không? Nếu có, cẩn phải làm gì để đảm bảo an toàn lao động?

+ Người lao động ở nhóm nghề này có thường xuyên tiếp xúc với hoá chất hoặc những chất gây độc hại không? Đó là những hoá chất/ chất gì? Làm thế nào để đảm bảo an toàn khi phải tiếp xúc với những hoá chất đó?

+ Đòi hỏi về sức khoẻ của người lao động với nhóm nghề đó như thế nào? (ví dụ như lái xe không bị mắc bệnh mù màu; người làm nghề nuôi thuỷ sản không bị mắc bệnh về xương khớp,...).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động theo nhóm, đưa ra ý kiến thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết kết quả thảo luận.

- GV gọi một số HS nêu những điều học hỏi được qua phần trình bày của các nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

1. Tìm hiểu hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương

*Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương

Ở mỗi địa phương đều có nhiều hoạt động nghề nghiệp thuộc 3 lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ:

- Hoạt động sản xuất bao gồm: hoạt động làm ra sản phẩm vật chất phục vụ con người. Hoạt động sản xuất có nhiều ngành như sản xuất lương thực, thực phẩm;  sản xuất máy móc, vật liệu xây dựng, công cụ lao động…

- Hoạt động kinh doanh bao gồm: hoạt động kinh tế nhằm mục đích sinh lời như bán hàng, đại lí hàng hóa, bán buôn bán lẻ…

Lưu ý: Đa số những hoạt động sản xuất gắn liền với hoạt động kinh doanh.

- Hoạt động dịch vụ bao gồm: hoạt động nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh hay sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân, tổ chức để thu tiền công như:

+ Dịch vụ tiêu dùng (nhà hàng, khách sạn, thương mại…)

+ Dịch vụ sản xuất (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tín dụng,…)

+ Dịch vụ cộng đồng (công nghệ, giáo dục, y tế, khoa học…)

 

*Thông tin và yêu cầu cơ bản của từng nhóm nghề ở địa phương

(Bảng cuối hoạt động)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong từng nhóm nghề.

Kết luận:

Mỗi địa phương đều có nhiều nghề thuộc các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Mỗi nhóm nghề thuộc hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đều có những đặc điểm, yêu cầu cơ bản đặc trưng và những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Biết được các thông tin, yêu cầu cơ bản của mỗi nhóm nghề và điều kiện đảm bảo an toàn sức khỏe nghề nghiệp trong từng nhóm nghề không chỉ giúp các em nhận biết được các nghề đang có ở địa phương mà còn giúp các em có cơ sở để đối chiếu yêu cầu của nghề với đặc điểm của bản thân, từ đó cân nhắc và đưa ra lựa chọn nghề phù hợp với bản thân, vừa phù hợp với nhu cầu lao động của địa phương.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 10 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1 : PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

 
 
 
 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2 : KHÁM PHÁ BẢN THÂN

 
 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3 : RÈN LUYỆN BẢN THÂN

 
 
 
 
 
 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4 : CHỦ ĐỘNG, TỰ TIN TRONG HỌC TẬP VÀ GIAO TIẾP

 
 
 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5 : TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH

 
 
 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6 : THAM GIA XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG

 
 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7 : BẢO TỒN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8 : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

 
 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 9 : TÌM HIỂU NGHỀ NGHIỆP

 
 
 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 10 : HIỂU BẢN THÂN ĐỂ CHỌN NGHỀ PHÙ HỢP

 
 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 11 : LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP, RÈN LUYỆN THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

 
 

GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 10 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: RÈN LUYỆN BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: BẢO TỒN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: CÁC NHÓM NGHỀ CƠ BẢN VÀ YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9: RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC PHÙ HỢP VỚI NHÓM NGHỀ LỰA CHỌN

Chat hỗ trợ
Chat ngay