Kênh giáo viên » Hoạt động trải nghiệm 10 » Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 kết nối tri thức

Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 kết nối tri thức

Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 kết nối tri thức. Giáo án được soạn theo công văn 5512 - công văn soạn giáo án mới nhất của bộ giáo dục. Giáo án tải về là file word, dễ dàng chỉnh sửa. Giáo viên có thể xem trước bất kì bài soạn nào. Kéo xuống dưới để tham khảo các bài soạn. Cách tải đơn giản, dễ dàng

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

CHỦ ĐỀ 2. KHÁM PHÁ BẢN THÂN (6 TIẾT)

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

Sau chủ đề này, HS có khả năng:

  • Chỉ ra được những đặc điểm tính cách, quan điểm sống của bản thân và biết cách phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu.
  • Nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực của bản thân.

TUẦN 5: SHDC - XEM KỊCH CÂM VÀ ĐOÁN TÍNH CÁCH CỦA NHÂN VẬT

  1. MỤC TIÊU

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

  • Nhận diện được một số nét tính cách qua các hành động không lời;
  • Có tâm thế tích cực để chuẩn bị tham gia hoạt động giáo dục theo chủ để về xác định tính cách của bản thân.
  1. CHUẨN BỊ
  2. Đối với Bí thư Đoàn trường, BGH và GV

- Phân công một số nhóm HS xây dựng kịch bản và trình diễn 2 - 3 vở kịch câm ngắn trong đó bao gồm các nhân vật có những nét tính cách như: vui vẻ, lạc quan, cởi mở, giản dị, cẩn thận, chu đáo, quan tâm đến mọi người, nóng nảy, hay cáu giận, ưa bạo lực....

- Phần thưởng cho những HS đoán đúng và nhanh các nét tính cách (nếu có điều kiện).

- Phân công HS làm người điều khiển trò chơi.

  1. Đối với HS

- Đối với những nhóm HS được phân công diễn kịch câm: xây dựng kịch bản, phân công vai diễn và tập luyện diễn kịch câm.

- Đối với những HS khác: Nghiên cứu trước về một số nét tính cách và biểu hiện của tính cách.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2.  Sinh hoạt theo chủ đề - Xem kịch câm và đoán tính cách của nhân vật

  1. a) Mục tiêu: HS nhận diện được một số nét tính cách biểu hiện qua các hành động không lời;

nhận thức được: Mỗi cá nhân có những đặc điểm tính cách riêng.

  1. b) Nội dung - Tổ chức thực hiện

- NDCT phổ biến yêu cầu quan sát kịch câm và đoán tính cách của các nhân vật trong vở kịch.

- HS lần lượt xem các vở kịch câm ngắn do các nhóm trình bày.

- Sau mỗi vở kịch, NDCT tổ chức cho HS đoán tính cách của các nhân vật trong vở kịch dựa trên sự quan sát của bản thân. Ưu tiên những HS giơ tay xung phong.

- Ai đoán đúng và nhanh nhất sẽ được phần thưởng (nếu nhà trường có điều kiện).

- Thảo luận chung: Qua hoạt động này, bạn rút ra được điều gì?

ĐÁNH GIÁ

Một số HS chia sẻ những điều các em rút ra được sau khi tham gia hoạt động.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

HS suy nghĩ, xác định một số nét tính cách của bản thân trong: học tập, công việc, sinh hoạt hằng ngày, thiết lập quan hệ với người khác,... để chuẩn bị tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề.

*    *      *       *       *

TUẦN 5: HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 1, 2, 3 CHỦ ĐỀ 2

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:
  • Chỉ ra được những đặc điểm tính cách, quan điểm sống của bản thân và biết cách phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu.
  • Nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực của bản thân
  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Năng lực riêng:

  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Vận dụng các biện pháp để thu hút các bạn tham gia vào hoạt động chung trong tình huống cụ thể.
  • Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Xây dựng và thực hiện được kế hoạch rèn luyện bản thân đã đặt ra.
  1. Phẩm chất:
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với GV:
  • Giáo án, SGK, SGV
  • Ví dụ về tính cách là điểm mạnh và biện pháp để phát huy; tính cách là điểm yếu và biện pháp rèn luyện để thay đổi.
  • Bộ câu hỏi trắc nghiệm vui để xác định tính cách
  1. Đối với HS:
  • SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu: Tạo cho HS cảm thấy tò mò, hào hứng khi muốn biết tính cách của bản thân thông qua bộ câu hỏi trắc nghiệm nhanh.
  2. Nội dung: HS chiếu một lượt câu hỏi, HS lựa chọn đáp án phù hợp với tính cách bản thân.
  3. Sản phẩm học tập: HS đưa ra quan điểm, sở thích của bản thân trong các câu hỏi
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu 7 câu hỏi trắc nghiệm vui, HS chọn đáp án phù hợp với suy nghĩ của bản thân và chia sẻ với cả lớp vì sao chọn đáp án đó.

- GV chiếu câu hỏi:

Câu 1. Nếu có người làm một bộ phim dựa trên cuộc đời của bạn, phim đó sẽ thuộc thể loại nào?

  1. Phim hài với kết thúc có hậu B. Phim câm đen trắng
  2. Vài phim ngắn vui nhộn D. Phim siêu anh hùng

Câu 2. Đâu là nơi làm bạn hạnh phúc?

  1. Thư viện B. Nhà
  2. Gần biển D. Đám đông

Câu 3. Hãy nghĩ xem, màu nào là chủ đạo trong phòng bạn?

  1. xanh lục hoặc xanh lam B. Kết hợp nhiều màu sắc
  2. Màu trắng D. Nhiều hoa văn

Câu 4. Logo cá nhân của bạn sẽ trông ra sao?

  1. Sư tử ngồi trên ngai vàng B. Kì lân cưỡi cầu vồng
  2. Tên viết tắt D. Chân dung trên quả địa cầu

Câu 5. Bạn sẽ chọn con vật nào trong số những con vật này làm thú cưng?

  1. Cún con B. Mèo con
  2. Gấu trúc D. Rùa

Câu 6. Đặc điểm xấu nhất của bạn là gì?

  1. Quá nhạy cảm B. Lên kế hoạch quá nhiều
  2. Có vấn đề về lòng tin D. Không ai có thể ngăn cản tôi

Câu 7. Bạn sẽ không bao giờ tha thứ cho điều gì?

  1. Bạn thân nói dối tôi B. Có người ăn cắp thành quả
  2. Bạn bè nói xấu tôi D. Vợ/chồng không ủng hộ tôi

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lựa chọn các đáp án của mình và chia sẻ đáp án cho các bạn cùng nghe.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động

- GV đánh giá, nhận xét, dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

Hoạt động 1. Xác định tính cách của bản thân

  1. Mục tiêu: HS xác định được một số nét tính cách của bản thân trong học tập, công việc, sinh hoạt hằng ngày, giao tiếp, ứng xử với người khác. Biết cách để xác định tính cách của bản thân.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận chia sẻ tính cách của bản thân
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS xác định một số nét tính cách của bản thân trong học tập, cuộc sống (GV lấy ví dụ)

*Gợi ý:

- Sau đó, GVV yêu cầu HS xác định những tính cách nào là điểm mạnh, những tính cách nào là điểm yếu của bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, sau cho chia sẻ kết quả với các bạn bên cạnh.

- HS thảo luận nhóm về cách xác định tính cách của bản thân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, kết quả, tổng kết.

1. Xác định tính cách của bản thân

*Điểm mạnh: cởi mở, tự tin, kiên định, dịu dàng, vui vẻ, hài hước, hòa đồng, giản dị…

*Điểm yếu: Bộc trực, nhút nhát, ít nói, ích kỉ…

*Kết luận:

Để xác định được tính cách của bản thân, chúng ta cần căn cứ vào những hành vi, thói quen, cách ứng xử…của bản thân trong cuộc sống hằng ngày, căn cứ vào kết quả học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động xã hội của bản thân; đồng thời lắng nghe nhận xét của những người thân thiết, gần gũi về mình.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực

  1. Mục tiêu: HS nêu được ảnh hưởng của tư duy tích cực đến cách giao tiếp, ứng xử. Biết cách điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS nghiên cứu mục 1, hoạt động 2 sgk và nêu ý kiến của bản thân.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu lên được ý kiến của bản thân về điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nghiên cứu ví dụ ở mục 1, hoạt động 2 trong sgk và cho biết: Tư duy tích cực có ảnh hưởng như thế nào đến cách giao tiếp, ứng xử? Cho cí dụ cụ thể để minh họa.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm về cách điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, sau cho chia sẻ kết quả với các bạn bên cạnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS nêu ý kiến và cho ví dụ cụ thể

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá và kết luận.

2. Tìm hiểu về điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực

Để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực, chúng ta cần bình tĩnh, không nóng vội; đặt mình vào vị trí người khác để ; thấu hiểu; nhìn nhận, đánh giá sự việc, hiện tượng động cơ hành động của người khác với ý nghĩa tốt đẹp, với thái độ khách quan, khoan dung, cảm thông, không định kiến, không mang tính phán xét.

Hoạt động 3. Tìm hiểu về quan điểm sống

  1. Mục tiêu: HS nêu được thế nào là quan điểm sống. Phân tích được ảnh hưởng của quan điểm sống cá nhân đến lối sống, cách sống của người đó.
  2. Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm, tổ chức cho các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được khái niệm quan điểm sống và ảnh hưởng của nó, lấy được ví dụ.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi sau:

+ Thế nào là quan điểm sống?

+ Quan điểm sống của cá nhân ảnh hưởng, chi phố lối sống, cách hành động, ứng xử của cá nhân đó như thế nào? Cho ví dụ.

- GV yêu cầu HS cho biết một vài quan điểm sống của các em.

- GV tổ chức cho HS chia thành 2 nhóm “Ủng hộ” và “Phản đối” để tranh biện về ba quan điểm sống:

+ Có chí thì nên

+ Thất bại là mẹ của thành công

+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, làm việc theo nhóm và ghi kết quả thảo luận vào giấy.

- HS ghi nhận nhiệm vụ, trình bày và tranh biện

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe và phát biểu điều chỉnh, bổ sung.

- Các nhóm phản biện ý kiến của mình trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HV tóm tắt các ý kiến và kết luận.

3. Tìm hiểu về quan điểm sống

+ Quan điểm sống là cách nhìn nhận, cách suy nghĩ, ý kiến về cuộc sống, mục đích sống, ý nghĩa, giá trị của cuộc sống về lối sống, cách sống.

 + Quan điểm sống của cá nhân rấ quan trọng,nó sẽ định hướng, chi phối lối sống, cách sống, cách hành động, ứng xử của cá nhân đó.

*Hướng dẫn về nhà:

  • Ôn lại kiến thức đã học
  • Xem trước nội dung hoạt động 4, 5, 6, 7 chủ đề 2.

 

*    *      *       *       *

TUẦN 5: SHL – CHIA SẺ KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN PHÁT HUY ĐIỂM MẠNH, KHẮC PHỤC ĐIỂM YẾU CỦA BẢN THÂN

Hoạt động 1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề - Chia sẻ kế hoạch rèn luyện phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân

  1. Mục tiêu: HS biết chia sẻ và hoàn thiện kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
  2. Nội dung – Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm về kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.

- HS chia sẻ và lắng nghe ý kiến góp ý của các bạn trong nhóm

- HS hoàn thiện lại kế hoạch

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 kết nối tri thức (bản word)

Từ khóa: Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kì 1 kết nối tri thức, Giáo án hoạt động trải nghiệm 10 kết nối, giáo án word trải nghiệm hướng nghiêp 7 kết nối

Giáo án word đủ các môn 

 
 
 

Giáo án điện tử đủ các môn

 
 

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay