Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) chủ đề 8 tuần 27 : Hoạt động 1, 2
Giáo án chủ đề 8tuần 27: Hoạt động 1, 2 sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo (bản 2). Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTNHN 8 chân trời sáng tạo (bản 2). Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 chân trời sáng tạo bản 2
Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) chủ đề 8 tuần 27 : Hoạt động 1, 2
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm bản 2
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
TUẦN 27: HOẠT ĐỘNG 1
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHẢO SÁT HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRONG TRƯỜNG
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết cách xây dựng kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp của HS trong trường.
- Thực hiện khảo sát kế hoạch hứng thú nghề nghiệp của HS trong trường.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.
Năng lực riêng:
- Xây dựng kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp phù hợp với HS trong trường.
- Phẩm chất: Trách nhiệm và chăm chỉ.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
- Bút, giấy khổ lớn.
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bản 2.
- Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
- Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; hiểu được sự cần thiết của chủ đề đối với bản thân; chỉ rõ được những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
- Nội dung: Trò chơi khởi động và định hướng nội dung của chủ đề.
- Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Khởi động
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm, tổ chức trò chơi Đuổi hình đoán nghề.
- GV phổ biến luật chơi: Các hình ảnh về nghề sẽ được trình chiếu nhanh trong 30 giây. Sau đó, trong 1 phút, các đội viết tên nghề mình nhìn thấy trong video clip vào giấy khổ lớn. Đội nào viết được đúng, nhiều tên nghề trong video clip nhất sẽ giành chiến thắng.
- GV trình chiếu cho HS quan sát ảnh về nghề:
Hình 1 | Hình 2 |
Hình 3 | Hình 4 |
Hình 5 | Hình 6 |
Hình 7 | Hình 8 |
Hình 9 | Hình 10 |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh/video và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi.
+ Hình 1: Nghề bác sĩ.
+ Hình 2: Nghề công nghệ thông tin.
+ Hình 3: Nghề công an.
+ Hình 4: Nghề bác sĩ tâm lí.
+ Hình 5: Nghề nhà thiết kế thời trang.
+ Hình 6: Nghề thiết kế đồ họa.
+ HÌnh 7: Nghề nghiên cứu sinh.
+ Hình 8: Nghề dược sĩ.
+ Hình 9: Nghề công nhân.
+ Hình 10: Nghề giáo viên.
- GV mời HS khác nhận xét, góp ý nếu có.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV khen ngợi sự tham gia tích cực của HS.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
Hoạt động 2: Giới thiệu chủ đề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu ý nghĩa, sự cần thiết của chủ đề: Xã hội hiện đại đang ngày một phát triển mạnh mẽ kéo theo nhiều ngành nghề mới cũng như đào thải những ngành nghề đã lỗi thời, lạc hậu. Các em có bao giờ thắc mắc có bao nhiêu ngành nghề cũng như tất cả các nghề nghiệp hiện nay như thế nào không? Chủ đề ngày hôm nay sẽ giúp các em định hướng nên làm nghề gì trong tương lai cũng như có thể chuẩn bị kiến thức, kĩ năng cần thiết chính xác cho công việc.
- GV yêu cầu HS đọc các nội dung cần thực hiện của chủ đề.
- GV trình chiếu tranh chủ đề và giới thiệu chủ đề:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS mở SGK, lắng nghe những chia sẻ của GV.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chia sẻ những thông tin, hiểu biết về hứng thú nghề nghiệp và định hướng học tập, rèn luyện trước khi vào bài học.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Chủ đề 8 – Tìm hiểu nhiệm vụ 1.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Xây dựng và thực hiện kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp của học sinh trong trường
- Mục tiêu: Giúp HS biết cách xây dựng kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp của HS trong trường. Từ đó, thực hiện và chia sẻ kết quả khảo sát hứng thú nghề nghiệp cả HS trong trường.
- Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS thực hiện, hình thành kiến thức:
- Thảo luận về các câu hỏi khảo sát hứng thú nghề nghiệp.
- Xác định phương pháp khảo sát.
- Lựa chọn hình thức khảo sát.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch khảo sát.
- Chia sẻ kết quả khảo sát về hứng thú nghề nghiệp của học sinh trong trường.
- Sản phẩm học tập: HS biết cách xây dựng kế hoạch khảo sát và thực hiện khảo sát hứng thú nghề nghiệp của HS trong trường.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Thảo luận về các câu hỏi khảo sát hứng thú nghề nghiệp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận về các câu hỏi khảo sát được gợi ý trong SGK tr.70. + Bạn có thể chia sẻ về nghề nghiệp mà bạn yêu thích nhất không? + Nếu được chọn ba nghề yêu thích nhất, bạn sẽ chọn nghề nào? + Bạn thích làm việc với máy móc hay tương tác với con người trong quá trình làm việc? + Bạn thích làm việc ở công trường xây dựng, nhà xưởng, văn phòng hay ngoài thiên nhiên? - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Có phù hợp để thực hiện khảo sát cho HS trong trường mình không? + Có thêm ý tưởng nào khác về câu hỏi khảo sát hứng thú nghề nghiệp không? + ... Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả thảo luận. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch khảo sát hứng thú nghề nghiệp của học sinh trong trường a. Thảo luận về các câu hỏi khảo sát hứng thú nghề nghiệp HS xây dựng câu hỏi khảo sát phù hợp với thực tiễn trường học. Có thể tham khảo các câu hỏi khảo sát từ thầy cô, trên sách, báo, Internet,...
|
Nhiệm vụ 2. Xác định phương pháp khảo sát Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện các phương pháp khảo sát hứng thú nghề nghiệp. Từ đó đánh giá xem nên chọn phỏng vấn hay khảo sát bằng bảng hỏi, hình thức nào sẽ phù hợp với bản thân hơn. - GV gợi ý cho HS phương pháp khảo sát: Trình bày dưới Hoạt động 1. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm đôi theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả thảo luận. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | b. Xác định phương pháp khảo sát - HS lựa chọn phương pháp khảo sát phù hợp. - Một số phương pháp khảo sát HS có thể lựa chọn: + Phương pháp điều tra – khảo sát. + Phỏng vấn trực tiếp. + Phỏng vấn qua điện thoại. + Phỏng vấn qua thư. + Phỏng vấn trực tuyến. - Tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế, HS lựa chọn phương pháp khảo sát phù hợp nhằm có kết quả dữ liệu chính xác nhất.
|
Nhiệm vụ 3. Lựa chọn hình thức khảo sát Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu: Thảo luận về những điều cần chuẩn bị; thuận lợi, khó khăn của khảo sát trực tiếp và khảo sát trực tuyến. - GV gợi ý cho HS: + Khảo sát trực tiếp: chuẩn bị bảng hỏi, sổ ghi chép, thiết bị ghi âm (nếu được sự đồng ý của người khảo sát),... + Khảo sát trực tuyến: chuẩn bị bảng hỏi trên Google Forms hoặc các phần mềm khác. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả thảo luận. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | c. Lựa chọn hình thức khảo sát HS thực hiện khảo sát theo hình thức đã chọn. Trong quá trình thực hiện, lưu ý những thuận lợi, khó khăn giữa các hình thức khảo sát. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm bản 2
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây