Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2

ĐỀ SỐ 02:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Việc vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long vào năm 1010 có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự phát triển lâu dài của đất nước là gì?

A. Giúp triều đình dễ dàng kiểm soát vùng đồng bằng Bắc Bộ, trung tâm kinh tế lớn nhất nước.

B. Tạo điều kiện cho việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam và giao thương với các nước láng giềng.

C. Thể hiện sự kế thừa tư tưởng chính trị của Trung Quốc, khẳng định quyền lực hoàng gia.

D. Đặt nền móng cho một kinh đô bền vững, thuận lợi về vị trí quân sự, chính trị và kinh tế.

Câu 2: Nhà Lý thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông", theo đó binh lính vừa tham gia quân đội vừa sản xuất nông nghiệp. Chính sách này đem lại lợi ích lớn nhất gì cho triều đình?

A. Giúp duy trì một lực lượng quân đội đông đảo mà không làm suy yếu sản xuất nông nghiệp.

B. Giúp nhà Lý kiểm soát tốt hơn các địa phương thông qua sự phân bố của quân đội.

C. Tạo ra một hệ thống quân sự linh hoạt, chỉ sử dụng quân đội khi có chiến tranh.

D. Giúp giảm gánh nặng thuế khóa, hạn chế sự bất mãn của nhân dân với chính quyền.

Câu 3: Tại sao nhà Lý lại quyết định mở các cuộc chinh phạt vào Chăm Pa và Tây Bắc trong thế kỷ XI?

A. Nhằm khẳng định vị thế của nhà Lý và mở rộng phạm vi kiểm soát lãnh thổ.

B. Để bảo vệ vững chắc vùng biên giới phía Bắc khỏi sự xâm lược của nhà Tống.

C. Mở rộng con đường giao thương với các nước Đông Nam Á, phát triển kinh tế biển.

D. Kiểm soát các vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Câu 4: Nhà Lý đặt ra luật Hình thư nhằm mục đích gì trong việc xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền?

A. Tạo cơ sở pháp lý để quản lý xã hội, bảo vệ quyền lợi của nhà vua và nhân dân.

B. Dựa theo luật pháp nhà Tống để duy trì mối quan hệ thân thiện với phương Bắc.

C. Hạn chế quyền lực của các quan lại, trao toàn bộ quyền kiểm soát cho nhà vua.

D. Tạo ra một bộ luật hoàn chỉnh, mang tính ổn định lâu dài cho các triều đại sau.

Câu 5: Việc nhà Lý chú trọng xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tác động lâu dài như thế nào đối với sự phát triển của quốc gia?

A. Đặt nền móng cho hệ thống giáo dục Nho học, tạo ra tầng lớp trí thức giúp quản lý đất nước.

B. Khẳng định sự ảnh hưởng tuyệt đối của Nho giáo, thay thế hoàn toàn vai trò của Phật giáo.

C. Giúp triều đình kiểm soát tư tưởng của tầng lớp quan lại, hạn chế sự nổi dậy của quý tộc.

D. Tạo ra một nơi tôn vinh các hoàng đế nhà Lý, củng cố uy quyền của triều đình.

Câu 6: Thời Đinh – Tiền Lê, những bộ phận nào thuộc tầng lớp bị trị?

A. Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ

B. Địa chủ cùng một số thứ sử các châu

C. Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ, nô tì

D. Thợ thủ công và thương nhân cùng một số nhà sư

Câu 7: Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981 là

A. Đỉnh Bộ Lĩnh

B. Đinh Toàn 

C. Lê Hoàn

D. Lý Thường Kiệt

Câu 8: Tại sao Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm kinh đô?

A. Hoa Lư có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc tập trung dân cư

B. Hoa Lư là có địa hình cao, cư dân ít chịu ảnh hưởng của lụt lội

C. Hoa Lư vừa là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh, vừa có địa hình hiểm trợ, thuận lợi cho việc phòng thủ 

D. Hoa Lư là nơi tập trung nhiều nhân tài, có thể giúp vua xây dựng đất nước’’

Câu 9: Quân đội của nhà Lý gồm có những bộ phận nào?

A. Dân binh, công binh

B. Cấm quân, quân địa phương

C. Cấm quân, công binh

D. Dân binh, ngoại binh

Câu 10: Biểu hiện nào sau đây không phản ánh đúng sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long trong thời nhà Lý?

A. Cung điện được xây dựng nguy nga, tráng lệ

B. Dân cư tập trung đông đúc phía ngoài hoàng thành

C. Hệ thống phường hội thủ công, chợ phát triển

D. Các thương nhân châu Âu đến buôn bán và lập thương điếm

Câu 11: Kinh đô Thăng Long chính thức được thành lập vào năm nào?

A. Năm 939

B. Năm 1009

C. Năm 1010

D. Năm 1012

Câu 12: Mục đích chính của Lý Thường Kiệt trong cuộc tấn công sang đất Tống cuối năm 1075 là:

A. Đánh vào cơ quan đầu não của quân Tống

B. Đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới để chuẩn bị đánh Đại Việt

C. Đánh vào khu vực đông dân để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch

D. Đòi lại phần đất đã mất do bị nhà Tống chiếm

Câu 13: Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?

A. Tạm thời hòa hoãn với quân Tống để củng cố lực lượng tronhg nước

B. Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt

C. Tấn công, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của Cham-pa ở phía Nam

D. Đón địch, tiêu diệt lực lượng của địch ngay khi chúng vừa đặt chân đến

Câu 14: Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, làm suy yếu ý chí của quân Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?

A. Tập chung tiêu diệt nhanh quân Tống.

B. Ban thưởng cho quân lính.

C. Sáng tác bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.

D. Khuyến khích nhân dân gia tăng sản xuất

Câu 15: Trận phản công nào của quân dân nhà Trần đã đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ nhất của quân Mông Cổ?

A. Tây Kết

B. Chương Dương

C. Đông Bộ Đầu

D. Hàm Tử

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nét nổi bật của đời sống văn hóa thời Đinh - Tiền Lê:

a) Phật giáo được truyền bá rộng rãi và có ảnh hưởng lớn.

b) Nho giáo có sự ảnh hưởng và phát triển mạnh hơn Phật giáo và đạo giáo.

c) Chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi, nhà sư được kính trọng.

d) Giáo dục phát triển vượt bậc, hình thành trường học trong cung đình.

Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về đặc điểm của xã hội thời Đinh - Tiền Lê:

a) Xã hội phân chia thành thống trị và bị trị.

b) Nông dân là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội.

c) Giai cấp thống trị chủ yếu là nông dân giàu và thợ thủ công.

d) Nô tì có số lượng lớn nhất và giữ vai trò quan trọng trong xã hội.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay