Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 03:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Vì sao trận Chi Lăng - Xương Giang năm 1427 được xem là bước ngoặt quyết định trong khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Đây là trận chiến đầu tiên mà nghĩa quân giành thắng lợi lớn.

B. Trận đánh này khiến quân Minh mất hoàn toàn ý chí chiến đấu.

C. Trận chiến này giúp nghĩa quân làm chủ toàn bộ vùng Bắc Bộ.

D. Đây là trận đánh cuối cùng buộc quân Minh phải đầu hàng.

Câu 2: Tại sao Lê Lợi không tổ chức tấn công thành Đông Quan ngay lập tức sau khi đánh bại viện binh quân Minh?

A. Thành Đông Quan có quân đồn trú đông và phòng thủ kiên cố.

B. Muốn làm suy yếu tinh thần quân Minh thông qua ngoại giao và bao vây lâu dài.

C. Quân Lam Sơn chưa đủ lực lượng để đánh chiếm thành Đông Quan.

D. Chờ đợi viện trợ từ các nước lân cận để có lực lượng mạnh hơn.

Câu 3: Nhận xét nào sau đây đúng về vai trò của Nguyễn Trãi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Là người trực tiếp chỉ huy các trận chiến quan trọng.

B. Góp phần quan trọng vào chiến thắng nhờ kế sách quân sự và ngoại giao.

C. Tập trung xây dựng lực lượng quân đội và tổ chức huấn luyện binh sĩ.

D. Chủ yếu tham gia vào các cuộc đàm phán với quân Minh mà không liên quan đến chiến lược quân sự.

Câu 4: Nếu không có chiến thắng tại trận Tốt Động - Chúc Động (1426), nghĩa quân Lam Sơn có thể gặp khó khăn gì?

A. Quân Minh sẽ không cử thêm viện binh, làm cuộc chiến kéo dài hơn.

B. Nghĩa quân không thể mở rộng địa bàn ra vùng đồng bằng Bắc Bộ.

C. Quân Minh sẽ rút quân sớm hơn do không chịu nổi tổn thất.

D. Nghĩa quân phải rút về miền núi để tiếp tục kháng chiến lâu dài.

Câu 5: Tại sao quân Minh dù có quân số đông và trang bị tốt hơn nhưng vẫn thất bại trước nghĩa quân Lam Sơn?

A. Quân Minh không quen chiến đấu ở địa hình rừng núi phức tạp của Đại Việt.

B. Nghĩa quân sử dụng chiến thuật linh hoạt và được nhân dân ủng hộ.

C. Quân Minh thiếu tướng giỏi để tổ chức các trận đánh hiệu quả.

D. Nhà Minh không thực sự quyết tâm duy trì cuộc chiến ở Đại Việt.

Câu 6: Ý nào không phải những nét chính về tình hình chính trị vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?

A. Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ trên danh nghĩa bị đặt dưới quyền cai trị của Chân Lạp.

B. Chân Lạp phải đối phó với các cuộc tấn công của quân Xiêm → không có khả năng kiểm soát trực tiếp vùng đất Nam Bộ.

C. Cư dân Nam Bộ tập trung thành xóm làng ở những vùng đất cao phía Tây.

D. Khu vực Nam Bộ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi điều kiện tự nhiên → cư dân thưa vắng.

Câu 7: Ý nào không phải những nét chính về tình hình kinh tế, văn hoá của vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?

A. Cư dân Nam Bộ tập trung thành xóm làng ở những vùng đất cao phía Tây.

B. Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ trên danh nghĩa bị đặt dưới quyền cai trị của Chân Lạp.

C. Hin-đu giáo, Phật giáo, các tín ngưỡng dân gian: tiếp tục được duy trì trong đời sống văn hoá.

D. Đời sống vật chất, tinh thần phản ánh nền văn hóa bình dân của những con người sống ở vùng khí hậu nóng ẩm và môi trường sông nước.

Câu 8: Ý nào không phải những nét chính về văn hoá của vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?

A. Giữ nhiều truyền thống văn hoá từ thời Phù Nam, tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc.

B. Hin-đu giáo, Phật giáo, các tín ngưỡng dân gian: tiếp tục được duy trì trong đời sống văn hoá.

C. Đời sống vật chất, tinh thần phản ánh nền văn hóa bình dân của những con người sống ở vùng khí hậu nóng ẩm và môi trường sông nước.

D. Dựa vào canh tác lúa kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt thuỷ hải sản.

Câu 9: Chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta nhằm mục đích:

A. Sáp nhập nước ta vào Trung Quốc.

B. Phát triển kinh tế ở nước ta.

C. Phát triển văn hóa ở nước ta.

D. Ổn định chính trị ở nước ta.

Câu 10: Nguyên nhân nào dẫn tới việc bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần chống quân Minh đầu thế kỷ XV?

A. Phù Trần diệt Hồ.

B. Do chính sách cai trị thâm độc và bóc lột tàn bạo của quân Minh.

C. Chống lại âm mưu đồng hóa của nhà Minh.

D. Do bị bóc lột thậm tệ, bị đóng hàng trăm thứ thuế.

Câu 11: Chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta nhằm mục đích:

A. Sáp nhập nước ta vào Trung Quốc.

B. Phát triển kinh tế ở nước ta.

C. Phát triển văn hóa ở nước ta.

D. Ổn định chính trị ở nước ta.

Câu 12: Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là:     

A. Trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa.     

B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng.     

C. Trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu.     

D. Trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang.

Câu 13: Sau thất bại ở Chi Lăng – Xương Giang, tình hình quân Minh ở Đông Quan như thế nào?     

A. Vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan rút quân về nước.     

B. Bỏ vũ khí ra hàng.     

C. Liều chết phá vòng vây rút chạy về nước.     

D. Rơi vào thế bị động, liên lạc về nước cầu cứu viện binh.

Câu 14: Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, ai là người đã đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An?

A. Nguyễn Trãi.

B. Lê Lợi.

C. Nguyễn Chích.

D. Trần Nguyên Hãn.

Câu 15: Thời Lê sơ ở đâu tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất?

A. Văn Đồ.

B. Vạn Kiếp.

C. Thăng Long.

D. Các nơi trên.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: 

Bảng: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Giai đoạn

Những sự kiện chính

1418 – 1423

- Năm 1418, Lê Lợi tập hợp nghĩa sĩ dựng cờ khởi nghĩa tại căn cứ Lam Sơn.

- Giữa năm 1423, nghĩa quân Lam Sơn và quân Minh tạm hòa. 

1424 – 1426

- Cuối năm 1424, nghĩa quân chuyển vào Nghệ An.

- Đến cuối năm 1426, nghĩa quân đã làm chủ Thuận Hóa, rồi tấn công ra Bắc. 

1426 – 1427

- Cuối năm 1426, nghĩa quân đánh tán trên 5 vạn quân Minh trong trận Tốt Động – Chúc Động.

- Cuối năm 1427, khoảng 15 vạn viện binh quân Minh cũng bị đánh tan trong trận Chi Lăng – Xương Giang.

- Sau trận Chi Lăng – Xương Giang, quân Minh chấp nhận nghị hòa, rút về nước.

A. Khởi nghĩa Lam Sơn khởi đầu từ Thanh Hóa, phát triển vào phía nam rồi tiến ra phía bắc.

B. Lực lượng của nghĩa quân Lam Sơn ngày càng mở rộng, bao gồm nhiều tầng lớp khác nhau.

C. Lực lượng vũ trang của nghĩa quân Lam Sơn đã áp đảo quân đội nhà Minh từ năm 1424.

D. Nghĩa quân Lam Sơn từng bước trở thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc quy mô lớn.

Câu 2:Triều Lê sơ thành lập, có thể được coi như một bước ngoặt lịch sử, trong những điều kiện thuận lợi cho những yếu tố phong kiến phát triển. Thiết chế - ý thức hệ phong kiến mà nhà Minh áp đặt trong hai thập kỉ thuộc Minh đã để lại những hệ quả sâu sắc… Ở đây, một nhà nước chuyên chế toàn năng, can thiệp vào mọi mặt đời sống xã hội, đã được xác lập. Đẳng cấp quan liêu được tuyển lựa qua khoa cử, đã trở thành lực lượng thống trị, ngày càng xa cách khối quần chúng bình dân làng xã. Trên danh nghĩa, Nho giáo được coi như một hệ tư tưởng phong kiến chính thống độc tôn. Thiết chế - hệ tư tưởng phong kiến đến giai đoạn này, đã được hoàn chỉnh”.

               (Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên), Tiến trình lịch sử Việt Nam

NXB Giáo dục, 2007, tr.129)

A. Đoạn tư liệu phản ánh thành tựu của văn minh Đại Việt dưới thời kì Lê sơ trên một số lĩnh vực chính trị, văn hóa, giáo dục.

B. Thiết chế chính trị của vương triều Lê sơ chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nhà Minh (Trung Quốc).

C. Dưới thời kì Lê sơ, Nho giáo đã chính thức được nâng lên địa vị độc tôn.

D. Tính quan liêu, chuyên chế là một đặc điểm nổi bật của bộ máy nhà nước dưới thời kì vương triều Lê sơ.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay