Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Tại sao nhà Trần lại áp dụng chế độ Thái thượng hoàng, cho phép vua cha vẫn giữ quyền lực sau khi nhường ngôi?
A. Nhằm bảo đảm tính liên tục của vương triều, tránh tranh chấp quyền lực trong hoàng tộc.
B. Để giảm bớt trách nhiệm cai trị cho tân hoàng đế, giúp vua mới có thời gian thích nghi.
C. Vì vua cha vẫn muốn giữ quyền hành, không muốn trao hết quyền lực cho thế hệ sau.
D. Để tránh sự can thiệp của các đại thần và quý tộc trong triều đình.
Câu 2: Một trong những lý do khiến nhà Trần có thể tổ chức và lãnh đạo ba cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông thắng lợi là gì?
A. Áp dụng chiến thuật chiến tranh linh hoạt, kết hợp vừa đánh vừa rút lui để bảo toàn lực lượng.
B. Nhận được sự giúp đỡ quân sự từ các nước láng giềng, đặc biệt là Champa.
C. Dựa hoàn toàn vào hệ thống thành lũy kiên cố để phòng thủ, không tổ chức phản công.
D. Lợi dụng tình hình nội chiến trong triều đình nhà Nguyên để giành lợi thế.
Câu 3: Nhà Trần thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô với mục đích quan trọng nhất là gì?
A. Giảm bớt quyền lực của tầng lớp quý tộc, địa chủ, bảo vệ quyền lợi của nông dân.
B. Tăng nguồn thu cho triều đình bằng cách thu lại đất đai của quý tộc để đánh thuế.
C. Hạn chế sự mở rộng của các gia tộc lớn, tránh tình trạng tranh chấp ruộng đất.
D. Đảm bảo rằng chỉ có những người có công với triều đình mới được sở hữu đất đai.
Câu 4: Hội nghị Diên Hồng có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông?
A. Khơi dậy tinh thần đoàn kết toàn dân, tạo nên sự đồng lòng trong việc đánh giặc.
B. Làm suy yếu lực lượng quý tộc trong triều đình, giúp nhà Trần củng cố quyền lực.
C. Đưa ra kế hoạch chi tiết về chiến lược quân sự để chống lại quân Nguyên.
D. Là hội nghị giữa các quý tộc và vua Trần nhằm tìm kiếm liên minh với các nước khác.
Câu 5: Sự phát triển của khoa cử dưới thời Trần đã ảnh hưởng như thế nào đến bộ máy quan lại và xã hội Đại Việt?
A. Tạo điều kiện để tuyển chọn nhân tài dựa trên năng lực thay vì dòng dõi quý tộc.
B. Giúp nhà Trần kiểm soát tầng lớp trí thức, hạn chế tư tưởng đối lập trong triều đình.
C. Làm giảm vai trò của quân đội trong bộ máy nhà nước, nhường chỗ cho quan văn.
D. Đẩy mạnh ảnh hưởng của Phật giáo trong chính quyền, làm suy yếu Nho giáo.
Câu 6: Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981?
A. Thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cổ Việt
B. Làm cho nhà Tống và các triểu đại phong kiến phương Bắc sau này ở Trung Quốc không dám sang xâm lược nước ta nữa
C. Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc
D. Chứng tỏ bước phát triển mới của quốc gia Đại Cổ Việt
Câu 7: Tầng lớp thống trị thời Đinh- Tiền Lê bao gồm những bộ phận nào?
A. Vua, quan văn, địa chủ phong kiến
B. Vua, quan lại, một số nhà sư
C. Vua, quan lại trung ương và địa phương
D. Vua, quan lại, thương nhân
Câu 8: Việc để quân địa phương đóng ở các lộ, luân phiên vừa luyện tập, vừa làm ruộng có tác dụng gì?
A. Vừa đảm bảo sản xuất nông nghiệp, vừa bảo vệ được an ninh quốc phòng.
B. Đảm bảo lực lượng lao động cho hoạt động sản xuất
C. Tạo ra những phên dậu bảo vệ triều đình từ xa
D. Giảm được chi phí nuôi quân đội của triều đình
Câu 9: Nhận xét nào sau đây chính xác khi đánh giá về tổ chức nhà nước thời Lý so với các thời kì trước?
A. Còn đơn giản, sơ khai, quyền lực của nhà vua bị hạn chế
B. Chính quyền quân chủ chuyên chế tập trung quyền lực đến đỉnh cao
C. Chính quyền quân chủ, khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân rất lớn
D. Tiếp tục được hoàn thiện nhưng quyền lực của nhà vua vẫn còn bị hạn chế
Câu 10: Sau khi lên ngôi Lý Công Uẩn đặt niên hiệu nước ta là gì?
A. Thiên Phúc
B. Thuận Thiên
C. Thái Bình
D. Thiên Trường
Câu 11: Tại sao luật pháp thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?
A. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp
B. Đạo phật được đề cao, nên cấm sát sinh
C. Trâu bò là động vật quý hiếm
D. Trâu bò là động vật linh thiêng
Câu 12: Trên cơ sở phân tích diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), anh (chị) hãy cho biết tư tưởng xuyên suốt của nhà Lý là gì?
A. Nhân đạo
B. Nhân văn
C. Chủ động
D. Bị động
Câu 13: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tạo thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Ý nào nào sau đây không phản ánh đúng nội dung của 4 câu thơ trên?
A. Đánh đòn tâm lý vào kẻ thù khiến chúng hoang mang, lo sợ
B. Tự hào về chiến thắng của quân dân Đại Việt
C. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt
D. Khẳng định chủ quyền của dân tộc Đại Việt
Câu 14: Những vị tướng dân tộc thiểu số tiêu biểu, có đóng góp lớn trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) là
A. Hà Bổng, Hà Trương
B. Tông Đản, Thân Cảnh Phúc
C. Hoài Trung Hầu, Dương Cảnh Thông
D. Hà Thiện Lãm, Dương Tự Minh
Câu 15: Hồ Quý Lý đã thực hiện chính sách gì trong lĩnh vực cải cách tài chính?
A. Ban hành chính sách hạn điền, hạn nô
B. Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng
C. Hạn chế nô tì của quý tộc, quan lại, vương hầu
D. Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về chính sách của nhà Lý đối với các tù trưởng miền núi bao gồm những điểm:
a) Gả công chúa cho các tù trưởng để tạo mối quan hệ gần gũi.
b) Ban hành các luật lệ nghiêm ngặt để kiểm soát chặt chẽ.
c) Miễn thuế cho các tù trưởng miền núi.
d) Bắt các tù trưởng miền núi nộp nhiều thuế hơn người Kinh.
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tình hình chính trị thời Lý:
a) Nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ và các châu miền núi.
b) Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối.
c) Quân đội nhà Lý chỉ bao gồm cấm quân bảo vệ kinh thành.
d) Hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương do các tù trưởng quản lí.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................