Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 05:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Tháng 6 năm 1407 xảy ra sự kiện gì?

A. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại.

B. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thành công.

C. Triều đại nhà Trần sụp đổ, Hồ Quý Ly lên ngôi vua.

D. Nhà Minh bắt đầu đem quân sang xâm lược.

Câu 2: Ý nào không phải nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhà Hồ?

A. Nhà Hồ không được lòng dân

B. Đường lối kháng chiến sai lầm

C. Không đoàn kết được lực lượng toàn dân

D. Do nhà vua nhu nhược, không biết lãnh đạo.

Câu 3: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược?

A. Do không đoàn kết được lực lượng toàn dân.

B. Quá chú trọng vào việc xây dựng phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy.

C. Do cướp ngôi của nhà Trần.

D. Do các chính sách cải cách không hợp lí.

Câu 4: Theo em, bài học kinh nghiệm quan trọng nhất rút ra từ cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ là gì?

A. Phải không ngừng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

B. Không ngừng củng cố khối quân sự.

C. Phải không ngừng đề phòng các thế lực thù địch âm mưu xâm lược đất nước.

D.  Phải không ngừng đẩy mạnh lao động sản xuất, phát triển kinh tế.

Câu 5: Điểm khác trong đường lối kháng chiến của nhà Hồ chống lại quân Minh và đường lối kháng chiến của nhà Trân trong ba lần chống quân Mông - Nguyên là gì ?

A. Nhà Trần dựa vào dân kháng chiến còn nhà Hồ lựa chọn chiến đấu đơn độc.

B. Nhà Trần có đội quân yếu hơn đội quân của nhà Hồ do không hỏa khí.

C. Nhà Trần có lực lượng quân chính quy đông gấp nghìn lần nhà Hồ.

D. Nhà Trần có nhiều vũ khí có sức công phá lớn.

Câu 6: Ý nào không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

A. Chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập.

B. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.

C. Thể hiện nước ta là một quốc gia hùng mạnh không đâu bằng.

D. Là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân.

Câu 7: Đâu không phải là vai trò của Lê Lợi đối với cuộc khởi nghĩa?

A. Tạo dựng nên nghĩa quân Lam Sơn.

B. Đánh tan Quân xâm lược Minh với đường lối và chiến thuật đúng đắn

C. Vị vua tương lai của đất nước.

D. Đóng góp nhiều công sức vào cuộc khởi nghĩa.

Câu 8: Nghĩa quân Lam Sơn chống lại quân xâm lược nào?

A. Nhà Hán.

B. Quân Mông Nguyên.

C. Nhà Đường.

D. Nhà Minh.

Câu 9: Ai là người đã đóng giả Lê Lợi để nhử địch, giải cứu chủ tướng và hi sinh?

A. Nguyễn Trãi.

B. Lê Ngân.

C. Lê Lai.

D. Nguyễn Chích.

Câu 10: Khi Liễu Thăng dẫn quân tiến vào Viết Nam đã bị nghĩa quân phục kích và giết ở đâu?

A. Vân Nam.

B. Đông Quan.

C. Chi Lăng.

D. Chương Dương.

Câu 11: Ý nào không phải lí do nhà Lê sơ chú trọng phát triển giáo dục, khoa cử?

A. Mê tin, dị đoan. 

B. Nhà Lê Sơ tôn sùng nho giáo

C.Nhận thấy sự cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng nhân tài ra giúp nước.

D. Ý thức cao về một dân tộc có nên văn hiến lâu đời cần phải đi liền với trình độ văn hoá tương ứng.

Câu 12: Ý nào sai khi nói về thành tự văn hóa - giáo dục tiêu biểu thời Lê sơ.

A. Văn học: chữ Hán phát triển và giữ ưu thế, chữ Nôm chiếm vị trí quan trọng.

B. Nghệ thuật điêu khắc tinh xảo.

C. Công trình kiến trúc được xây dựng ít nhất là ở kinh thành.

D. Nhã nhạc cung đình, nghệ thuật tuồng, chèo,... ngày càng phát triển.

 Câu 13: Ngô Sĩ Liên đã biên soạn tác phẩm gì dưới thời Lê Sơ?

A. Bình Ngô Đại Cáo

B. Đại Việt Sử kí

C. Phủ biên tạp lục.

D. Đại Việt sử kí toàn thư

Câu 14: “Luật Hồng Đức” được ban hành dưới thời vua nào?

A.  Lê Thánh Tông

B. Lê Đại Hành

C. Lê Thái Tổ

D. Lê Nhân Tông.

Câu 15: Hệ tư tưởng nào chiếm vị trị độc tôn trong xã hội thời Lê Sơ?

A. Phật giáo

B. Nho giáo

C. Hindu giáo

D. Đạo giáo.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: “Hình thành trên một không gian tương đối rộng lớn với cả ba vùng cảnh quan đồng thời là ba không gian sinh thái tự nhiên: núi rừng, châu thổ và duyên hải, các di tích văn hóa Chăm tìm được ở miền Trung trải dọc từ Quảng Bình (di tích Cao Lao Hạ) ở phía bắc đến Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai ở phía nam. Trong các vòng tiếp giao xã hội và văn hóa rộng lớn đó, dấu tích văn hóa Chăm còn được phát hiện trên vùng cao nguyên hiện nay như các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng,…”.

(Nguyễn Văn Kim, Biển Việt Nam và các mối giao thương biển

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2019, tr.146 – 147)

A. Vương quốc Chăm-pa là một quốc gia rộng lớn có lãnh thổ trải rộng từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam.

B. Văn minh Chăm-pa được hình thành trên một không gian rộng lớn với nhiều loại địa hình.

C. Hiện nay, các di tích văn hóa Chăm không chỉ được tìm thấy ở các tỉnh miền Trung mà còn được tìm thấy ở nhiều tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.

D. Di tích Cao Lao Hạ thuộc khu vực Nam Trung Bộ được tìm thấy là một trong các di tích thuộc văn hóa Chăm-pa.

Câu 2: “Người Chăm giữ rất lâu một số phong tục của mình. Họ “cho màu đen là đẹp” như các thư tịch cổ Trung Hoa đều ghi, trong đó đặc biệt gắn liền với tục ăn trầu là tục nhuộm răng đen. Người Chăm cũng bảo lưu khá nguyên vẹn tục lệ thờ cúng tổ tiên và việc tang lễ. Tín ngưỡng thực sự bền vững và sâu sắc là tình cảm gắn bó với tổ tiên, là người sáng lập ra dòng họ. Dòng họ gắn liền với tổ tiên và trên hết tổ tiên còn được người Chăm đồng nhất với những vị thần nào đó để thờ phụng và sùng kính”.

(Vũ Duy Mền (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập 1 – Từ khởi thủy đến thế kỉ X

NXB Khoa học xã hội, 2017, tr.495 - 496)

A. Đoạn tư liệu cung cấp một số thông tin về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Chăm-pa.

B. Nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp của người Chăm vẫn được bảo tồn nguyên vẹn đến ngày nay.

C. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cư dân Chăm-pa có nhiều điểm tương đồng và khác biệt với cư dân Văn Lang – Âu Lạc.

D. Tục nhuộm răng đen của cư dân Chăm-pa bắt nguồn từ quan điểm cho rằng màu đen là màu đẹp.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay