Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 01:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Việc Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế và đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt có ý nghĩa gì quan trọng đối với lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Khẳng định nước ta bước vào thời kỳ phong kiến tập quyền, có vua đứng đầu.
B. Thể hiện sự kế thừa truyền thống từ các triều đại Trung Quốc để tạo sự chính danh.
C. Chứng minh rằng Đinh Bộ Lĩnh chỉ muốn xưng vương trong phạm vi cục bộ, không mở rộng lãnh thổ.
D. Giúp duy trì chế độ quân chủ bộ lạc, phân quyền cho các thủ lĩnh địa phương.
Câu 2: Tại sao Đinh Tiên Hoàng cho xây dựng kinh đô Hoa Lư thay vì lựa chọn vùng đồng bằng rộng lớn để đóng đô?
A. Vùng núi Hoa Lư có vị trí chiến lược quan trọng, dễ phòng thủ trước các thế lực bên ngoài.
B. Hoa Lư là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh nên ông muốn giữ gìn truyền thống dòng họ.
C. Kinh đô được xây dựng trên vùng đất dễ dàng phát triển thương mại và giao thương.
D. Nhà Đinh muốn tránh sự dòm ngó của phương Bắc bằng cách chọn một nơi ít phát triển.
Câu 3: Dưới thời Đinh Tiên Hoàng, việc đặt chức “Thập đạo tướng quân” cho Lê Hoàn có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của bộ máy nhà nước?
A. Tạo cơ sở cho sự hình thành tầng lớp quý tộc quân sự, củng cố quyền lực trung ương.
B. Chứng minh rằng vua Đinh không đủ khả năng kiểm soát chính quyền, phải dựa vào tướng lĩnh.
C. Mở đường cho chế độ phong kiến phân quyền, trao quyền cho các tướng lĩnh địa phương.
D. Giúp Lê Hoàn có đủ quyền lực để tự lập triều đại mới ngay sau khi Đinh Tiên Hoàng mất.
Câu 4: Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 981, Lê Hoàn đã sử dụng chiến thuật nào để giành thắng lợi quyết định?
A. Dùng chiến thuật phòng thủ chủ động, lợi dụng địa hình hiểm trở để đánh tiêu hao địch.
B. Huy động toàn bộ lực lượng kỵ binh để đối đầu trực diện với quân Tống.
C. Tấn công phủ đầu vào lãnh thổ nhà Tống trước khi chúng kịp tập hợp quân.
D. Tránh giao tranh trực tiếp mà thực hiện chính sách hòa hoãn với quân Tống.
Câu 5: Nhận định nào dưới đây là đúng khi đánh giá chính sách cai trị của nhà Tiền Lê so với nhà Đinh?
A. Nhà Tiền Lê đẩy mạnh quân đội chuyên nghiệp, kiểm soát chặt chẽ đất nước hơn nhà Đinh.
B. Nhà Đinh có chính quyền tập trung mạnh hơn nhà Tiền Lê, kiểm soát hoàn toàn lãnh thổ.
C. Cả hai triều đại đều áp dụng chế độ khoa cử để tuyển chọn quan lại từ nhân dân.
D. Nhà Tiền Lê chủ yếu dựa vào các thủ lĩnh địa phương, không có chính quyền trung ương chặt chẽ.
Câu 6: Ý nào sau đây không phải việc làm của Định Bộ Lĩnh sau khi hoàn thành thống nhất đất nước?
A. Lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng)
B. Đặt tên nước là Đại Cổ Việt, đặt niên hiệu là Thái Bình
C. Đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội)
D. Kiện toàn thêm một bước chính quyền ở trung ương và địa phương
Câu 7: Đầu năm 981, quân Tống do ai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta?
A. Ô Mã Nhi
B. Triệu Tiết
C. Hoằng Tháo
D. Hầu Nhân Bảo
Câu 8: Thời Đinh – Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của ai?
A. Làng xã
B. Nông dân
C. Địa chủ
D. Nhà nước
Câu 9: Ai là người sáng lập nên nhà Lý vào năm 1009?
A. Lý Anh Tông
B. Lý Nhân Tông
C. Lý Công Uẩn
D. Lý Thánh Tông
Câu 10: Năm 1054, nhà Lý đã đổi tên nước là gì?
A. Đại Cồ Việt
B. Đại Việt
C. Đại Ngu
D. Đại Nam
Câu 11: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên là gì?
A. Hoàng Việt luật lệ
B. Luật Hồng Đức
C. Hình luật
D. Hình thư
Câu 12: Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?
A. Đánh du kích
B. Phòng thủ
C. Đánh lâu dài
D. "Tiến công trước để tự vệ"
Câu 13: Đây là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Người chỉ huy trận đánh – Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta. Vậy đó là trận đánh nào?
A. Trận Bạch Đằng năm 981
B. Trận đánh châu Ung, châu Khâm và châu Liêm (10-1075)
C. Trận Như Nguyệt (1077)
D. Trận Đinh Bộ Lĩnh
Câu 14: Nhà Tống đã làm gì giải quyết những khó khăn trong nước?
A. Đánh hai nước Liêu - Hạ
B. Đánh Đại Việt để khống chế Liêu - Hạ
C. Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ
D. Tiến hành cải cách, củng cố đất nước
Câu 15: Nội dung nào sau đây không phản ánh được sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục?
A. Mở các trường công để đào tạo con em quý tộc, quan lại
B. Định lệ thi thái học sinh 7 năm một lần
C. Quy định chọn tam khôi trong kì thi Đình
D. Dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về việc nhà Tiền Lê được thành lập:
a) Lê Hoàn được suy tôn làm vua để tổ chức kháng chiến chống Tống.
b) Lê Hoàn giành ngôi vua nhờ sự hỗ trợ từ nhà Tống.
c) Nhà Tống âm mưu xâm lược khi Đại Cồ Việt rơi vào khủng hoảng nội bộ.
d) Lê Hoàn lên ngôi sau khi được giới sư sãi và các đại thần trong triều suy tôn.
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tổ chức quân đội thời Tiền Lê:
a) Quân đội gồm 10 đạo, chia làm cấm quân và quân địa phương.
b) Quân đội chỉ được huấn luyện trong thời chiến, không hoạt động thường xuyên.
c) Cấm quân chịu trách nhiệm bảo vệ kinh thành và vua.
d) Cấm quân được huấn luyện và tham gia sản xuất nông nghiệp.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................