Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2

ĐỀ SỐ 03:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Chiến lược "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075-1077) thể hiện tư duy quân sự nào dưới đây?

A. Chủ động đánh đòn phủ đầu vào lãnh thổ địch để làm suy yếu ý chí và lực lượng quân Tống.

B. Tận dụng lợi thế địa hình hiểm trở để cố thủ, tránh giao tranh trực tiếp với địch.

C. Phân tán quân lực thành nhiều mũi nhỏ để quấy rối, làm tiêu hao lực lượng đối phương.

D. Kéo dài thời gian chiến tranh để chờ quân Tống tự rút lui vì thiếu lương thực.

Câu 2: Lý do chính khiến nhà Lý quyết định mở cuộc tấn công trước vào đất Tống năm 1075 là gì?

A. Nhận thấy quân Tống đang ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt, cần đánh trước để phá kế hoạch của địch.

B. Mong muốn mở rộng lãnh thổ lên phía Bắc, tận dụng thời cơ khi nhà Tống đang suy yếu.

C. Muốn thiết lập quan hệ hòa bình lâu dài bằng cách thể hiện sức mạnh quân sự của Đại Việt.

D. Nhằm gây áp lực lên triều đình nhà Tống để được công nhận chính quyền nhà Lý.

Câu 3: Trong cuộc chiến đấu ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đã sử dụng chiến thuật nào để đánh bại quân Tống?

A. Dựng phòng tuyến vững chắc, kết hợp đánh du kích và tập kích bất ngờ để làm tiêu hao địch.

B. Dùng hỏa công để tiêu diệt toàn bộ thuyền lương của quân Tống, khiến chúng phải rút lui.

C. Chia quân thành nhiều đạo nhỏ, tập trung tấn công vào các thành lũy quan trọng của quân Tống.

D. Lợi dụng sức mạnh của thủy quân để kiểm soát hoàn toàn tuyến đường tiếp tế của đối phương.

Câu 4: Bài thơ "Nam quốc sơn hà" do Lý Thường Kiệt đọc vang trên phòng tuyến Như Nguyệt có tác động gì đối với cuộc kháng chiến?

A. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Đại Việt, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân.

B. Được sử dụng như một lời tuyên chiến chính thức, làm lung lay ý chí quân Tống.

C. Giúp triều đình nhà Lý thương thuyết thành công với nhà Tống để kết thúc chiến tranh.

D. Là tín hiệu báo trước một cuộc phản công lớn của quân Đại Việt vào lãnh thổ Tống.

Câu 5: Tại sao nhà Lý lại chấp nhận giải pháp thương thuyết với nhà Tống sau khi giành được thế chủ động trong kháng chiến?

A. Để tránh một cuộc chiến kéo dài có thể gây tổn thất lớn cho đất nước.

B. Vì quân đội Đại Việt đã suy yếu, không thể tiếp tục chiến đấu.

C. Do nhà Lý muốn thể hiện thiện chí nhằm thiết lập quan hệ đồng minh với nhà Tống.

D. Vì quân Tống đã chiếm được nhiều vùng lãnh thổ, buộc Đại Việt phải nhượng bộ.

Câu 6: Quan sát lược đồ hình 1 (tr. 49, SGK) và cho biết quân Tống bị quân ta đánh bại ở đâu?

A. Hoa Lư, Đại La

B. Lạng Sơn, Chỉ Lăng

C. Lục Đầu Giang, sông Bạch Đằng

D. Đại La, Lục Đầu Giang, sông Bạch Đằng, Tây Kết

Câu 7: Đâu không phải là nguyên nhân các tướng lĩnh suy tôn Lê Hoàn lên làm vua?

A. Ông là người có tài năng và uy tín trong triều đình nhà Đinh

B. Vua Đinh còn quá nhỏ không đủ khả năng lãnh đạo đất nước

C. Quân Tống đang lăm le xâm lược Đại Cồ Việt

D. Do sự ủng hộ của thái hậu Dương Vân Nga

Câu 8: Tình hình Nho giáo dưới thời tiền Lê như thế nào? 

A. Nho giáo được du nhập và phát triển mạnh mẽ 

B. Nho giáo vẫn chưa được du nhập vào nước ta 

C. Vua Lê ban hành chính sách cấm đạo Nho

D. Nho giáo đã xâm nhập vào nước ta nhưng chưa anh hưởng đáng kể

Câu 9: Nhà Lý chia nước ra bao nhiêu lộ, phủ?

A. 24 lộ phủ

B. 22 lộ phủ

C. 40 lộ phủ

D. 42 lộ phủ

Câu 10: Đứng đầu các lộ, phủ thời Lý là chức quan gì?

A. Chánh, phó an phu Sứ

B. Hào Trương, Trấn Phủ

C. Tri Phủ, Tri Châu

D. Tổng Đốc, Tri Phủ

Câu 11: Thời gian nào nhà Lý ban hành bộ Hình thư?

A. Năm 1010

B. Năm 1042

C. Năm 1005

D. Năm 1008

Câu 12: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào?

A. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng

B. Thương lượng, đề nghị giảng hòa

C. Kí hòa ước, kết thúc chiến tranh

D. Đề nghị “giảng hòa”củng cố lực lượng, chờ thời cơ

Câu 13: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?

A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống

B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân

C. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc

D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng

Câu 14: Cách thức kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình của Lý Thường Kiệt không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước

B. Thể hiện thiện chí hòa bình, tinh thần nhân đạo của Đại Việt

C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh, hạn chế thương vong

D. Nâng cao vị thế của nhà Lý đối với nhà Tống

Câu 15: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần thái độ của vua Trần như thế nào?

A. Trả lại thư ngay

B. Bắt giam vào ngục

C. Tỏ thái độ giảng hòa

D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nội dung phản ánh không đúng tổ chức chính quyền địa phương thời Tiền Lê:

a) Cả nước được chia thành lộ, phủ, châu.

b) Quân đội được xây dựng gồm hai bộ phận

c) Chỉ có quan văn được cử quản lý các phủ và châu.

d) Cả nước được chia thành 12 đạo.

Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về việc nhà Lý thành lập:

a) Nhà Lý được thành lập sau khi vua Lê Long Đĩnh qua đời năm 1009.

b) Sau khi Lê Long Đĩnh qua đời, giới sư sãi và các đại thần trong triều đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua.

c) Nhà Lý được thành lập nhờ sự nổi dậy của nông dân và tầng lớp bình dân.

d) Vua Lý Công Uẩn lấy niên hiệu là Đại Hòa khi lên ngôi năm 1010.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay