Giáo án lịch sử 10 chân trời bài 18: Văn minh đại việt
Giáo án bài 18: Văn minh đại việt sách lịch sử 10 chân trời. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 10 chân trời. Kéo xuống dưới để tham khảo
Xem: => Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 10 chân trời bài 18: Văn minh đại việt
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 18: VĂN MINH ĐẠI VIỆT
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Giải thích được khái niệm văn minh Đại Việt; nêu được cơ sở hình thành, quá trình phát triển và những thành tựu cơ bản của văn minh Đại Việt.
- Biết cách sưu tầm tư liệu lịch sử để tìm hiểu nền văn minh Đại Việt; biết trấn trọng giá trị, ý nghĩa của văn minh này và vận dụng trong viên giới thiệu quảng bá về đất nước, con người, di sản văn hoá Việt Nam.
- Năng lực
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
* Năng lực riêng:
- Phát triển NL tìm hiểu lịch sử
+ Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về nền văn minh Đại Việt.
+ Nêu được một số thành tựu cơ bản của nền văn minh Đại Việt về kinh tế, chính trị, tư tưởng, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, văn học, nghệ thuật...
- Phát triển NL nhận thức và tư duy lịch sử
+ Giải thích được khái niệm văn minh Đại Việt.
+ Phân tích được cơ sở hình thành văn minh Đại Việt:kế thừa văn minh Văn Lang – Âu Lạc, nền độc lập tự chủ của đất nước, tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc.
+ Nêu được quá trình phát triển của văn minh Đại Việt trên đường thời gian.
+ Nêu được nhận xét về những ưu điểm và hạn chế của văn minh Đại Việt.
+ Phân tích được ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
- Phát triển NL vận dụng kiến thức, kĩ năng
+ Biết trận trọng giá trị, ý nghĩa của văn minh Đại Việt và vận dụng trong việc giới thiệu quảng bá về đất nước, con người, di sản văn hoá Việt Nam.
+ Nhận thức được giá trị trường tồn văn minh Việt Nam.
- Phẩm chất
- Yêu nước; Phát huy lòng yêu nước và ý thức dân tộc, tự hào về thành tựu xây dựng và phát triển đất nước của tổ tiên.
- Nhân ái: Biết trận trọng giá trị, ý nghĩa của văn minh Đại Việt
- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
- Một số tư liệu, hình ảnh gắn với nội dung bài học
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử 10.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Nội dung:
- Hãy giải ô chữ hàng ngang theo gợi ý để tìm ra ô chữ hàng dọc
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Hãy giải ô chữ hàng ngang theo gợi ý để tìm ra ô chữ hàng dọc:
A (7 chữ cái): Công trình được vua Lý Thánh Tông cho dựng vào năm 1070 để thờ Khổng Tử.
B (10 chữ cái): Công trình kiến trúc được xây dựng dưới thời Nguyễn trở thành biểu tượng của thủ đô Hà Nội.
C (11 chữ cái): Tác phẩm của Trần Hưng Đạo sáng tác nhằm cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân sĩ trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
D (10 chữ cái): Trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
E (9 chữ cái): Công trình được xây dựng vào thời Lê sơ nhằm mục đích vinh danh người tài.
G (10 chữ cái): Loại hình nghệ thuật biểu diễn đặc sắc phát triển từ thời Lý.
H (9 chữ cái): Tên gọi thành Đại La vào thời Lý. 1 (13 chữ cái): Một trong “An Nam tứ đại khí” gắn liền với tứ linh.
K (6 chữ cái): Dòng văn học phát triển mạnh ở thế kỉ X − XV.
L (7 chữ cái): Hệ tư tưởng giữ vị trí độc tôn vào thời Lê Sơ.
M (8 chữ cái): Thầy giáo nổi tiếng thời Trần đã dâng Thất trảm sớ.
N (7 chữ cái): Ông tổ nghề thuốc nam của Việt Nam.
O (8 chữ cái): Ông là chủ biên bộ Đại Việt sử ký. P (7 chữ cái): Tên gọi khác của Luỹ Trường Dục.
Bước 2 : HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tìm hiểu nhanh những kiến thức HS đã biết và muốn biết về bài học
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời nhanh những kiến thức HS đã biết và muốn biết về bài học.
=> Ô chữ chủ là VĂN MINH ĐẠI VIỆT
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Từ đầu thế kỉ X, người Việt đã từng bước giành lại quyền tự chủ, đặt nền móng cho cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập đề bước vào kỉ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài, phục hưng toàn diện đất nước, xây dựng và phát triển văn minh Đại Việt Nền văn minh ấy được xây dựng, phát triển trên cơ sở nào và đạt được những thành tựu cơ bản gì để khẳng định bản sắc một dân tộc đã trưởng thành? Bài học sẽ giúp các em khám phá điều đó. Chúng ta cùng vào Bài 18: Văn minh Đại Việt.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
+ Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về nền văn minh Đại Việt
+ Giải thích được khái niệm văn minh Đại Việt.
+ Phân tích được cơ sở hình thành văn minh Đại Việt:kế thừa văn minh Văn Lang – Âu Lạc, nền độc lập tự chủ của đất nước, tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc.
- Nội dung:
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV chia HS thành 3 nhóm, tìm hiểu thông tin trong SGK (trang 106), tham khảo tư liệu để hoàn thành nhiệm vụ được giao, giải quyết 3 vấn đề để tìm hiểu các cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt.
- Sản phẩm học tập: cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV chia HS thành 3 nhóm, tìm hiểu thông tin trong SGK (trang 106), tham khảo tư liệu để hoàn thành nhiệm vụ được giao, giải quyết 3 vấn đề để tìm hiểu các cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt. 1. Trình bày khái niệm văn minh Đại Việt. 2. Nêu cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt
3. Nêu nội dung cơ bản của quá trình phát triển văn minh Đại Việt. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc theo các nhóm, thảo luận, đọc thông tin và tư liệu SGK để giải quyết vấn đề GV đưa ra. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, giải quyết vấn đề: + Văn minh Đại Việt là nền văn minh rực rỡ, tồn tại và phát triển chủ yếu trong thời độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt, kéo dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX). Văn minh Đại Việt kế thừa văn minh Văn Lang – Âu Lạc, trải qua hơn một nghìn năm đầu tranh chống Bắc thuộc, được phát huy và phát triển trong hoàn cảnh đất nước độc lập, tự chủ thời Đại Việt với kinh đô Thăng Long, do đó còn được gọi là văn minh Thăng Long. + Phiếu học tập số 1 + Văn minh Đại Việt phát triển qua 3 giai đoạn: giai đoạn sơ kì, giai đoạn phát triển và giai đoạn muộn: Giai đoạn sơ kì (thế kỉ X – đầu XI): Giai đoạn định hình những giá trị mới, làm nền tảng cho sự hình thành nền văn minh Đại Việt. Giai đoạn phát triển (đầu thế kỉ XI đến thế kỉ XVI): Gắn liền với văn hoá Thăng Long, trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá,... của cả nước, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các mặt: tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân phát triển phong phú và đa dạng. Giai đoạn muộn (thế kỉ XVI - XIX): Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp giữa thế kỉ XIX, đã chấm dứt thời kì phát triển của văn minh Đại Việt. Giai đoạn này nhiều yếu tổ mới xuất hiện khi văn minh phương Tây du nhập vào, tạo nên xu hướng vận động mới làm tiền để cho sự hình thành văn minh Việt Nam về sau. Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, nêu kết luận và chuyển sang nội dung mới. | 1. Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt - Văn minh Đại Việt là nền văn minh rực rỡ, tồn tại và phát triển chủ yếu trong thời độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt, kéo dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX). Văn minh Đại Việt kế thừa văn minh Văn Lang – Âu Lạc, trải qua hơn một nghìn năm đầu tranh chống Bắc thuộc, được phát huy và phát triển trong hoàn cảnh đất nước độc lập, tự chủ thời Đại Việt với kinh đô Thăng Long, do đó còn được gọi là văn minh Thăng Long. * Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt - Kế thừa những thành tựu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc: + Phong kiến phương Bắc chỉ thiết lập được bộ máy thống trị đến cấp huyện nhưng không khống chế được làng xã Việt, người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán, văn hoá truyền thống, đặc biệt là tiếng nói vẫn được bảo tồn. + Truyền thống lao động và đấu tranh hơn nghìn năm chống Bắc thuộc để bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc, văn minh Đại Việt từng bước hình thành. + Lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập dân tộc, thể hiện qua hàng trăm cuộc khởi nghĩa song hành quá trình giữ gìn văn hoá dân tộc, chống Hán hoá và ”Việt hoá” văn hoá Hán. - XD và phát triển quốc gia Đại Việt từ TK X - giữa TK XIX: + Thế kỉ X gắn với sự nghiệp khôi phục nền tự chủ của các chính quyền họ Khúc, Dương, Ngô, Đinh, Tiền Lê. + Hình thành và phát triển trên cơ sở xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, với sự trưởng thành của dân tộc trên nhiều phương diện: chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, an ninh quốc phòng,... + Việc dời đô ra Thăng Long, đặt tên nước là Đại Việt,... là một bước tiến mới với sự phát triển mọi mặt của quốc gia Đại Việt; kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển tạo nên những sắc thái mới. + Cương vực lãnh thổ được mở rộng, kéo dài từ Nam Quan đến Cà Mau, mở rộng từ đất liền ra biển đảo. Nền độc lập dân tộc được bảo vệ vững chắc qua nhiều cuộc kháng chiến oanh liệt chống ngoại xâm. - Tiếp biến nhiều giá trị văn minh Trung Hoa, Ấn Độ: + Ý thức dân tộc ngày càng mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự tiếp biến nhiều giá trị từ văn minh Trung Hoa, đặc biệt là một bộ khung chính trị – hành chính – quân sự kiều của văn minh Trung Hoa. + Văn minh Ấn Độ đến Việt Nam qua ngả đường biển và ngả đường Tây Tạng – Vân Nam, vẫn ảnh hưởng đến lưu vực sông Hồng. Điểm trội vượt là nếp sống tâm linh Phật giáo. - Văn minh Đại Việt phát triển qua 3 giai đoạn: giai đoạn sơ kì, giai đoạn phát triển và giai đoạn muộn |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất