Giáo án lịch sử 10 chân trời bài 8: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại

Giáo án bài 8: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại sách lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 10 chân trời bài 8: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 8: VĂN MINH ẤN ĐỘ CỔ - TRUNG ĐẠI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân tích được cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại.
  • Nêu được ý nghĩa của những thành tựu cơ bản của nền văn minh này.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được các vấn đề liên quan đến Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại.
  • Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy, cô giáo; Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; Lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu.
  • Năng lực riêng:
  • Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm, khai thác và sử dụng các tư liệu quy ước (lược đồ 8.1), tư liệu hiện vật, tranh ảnh, sơ đồ,... để tìm hiểu về nền văn minh Ấn Độ cổ - trung đại.
  • Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Phân tích được cơ sở hình thành văn minh Ấn Độ cổ - trung đại; Nêu được ý nghĩa của những thành tựu cơ bản của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại; Đánh giá được vai trò, vị trí và cống hiến của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại trong lịch sử văn minh thế giới.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Trân trọng cống hiến của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại trong lịch sử văn minh thế giới.
  • Trách nhiệm: Đề xuất được một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của văn minh Ấn Độ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
  • Một số tư liệu, hình ảnh gắn với nội dung bài học Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật; HS vận dụng kiến thức, hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các ô chữ hàng ngang, hàng dọc có liên quan đến bài học Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại (Phật giáo – tôn giáo của Ấn Độ có ảnh hưởng sâu sắc đến khuu vực Đông Á).
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật, nêu vấn đề cho HS tìm ô chữ chìa khóa của bài học. HS có quyền chọn bất kì ô chữ nào để giải đố, cá nhân HS nào giải đúng ô chữ sẽ được điểm cộng.

- GV nêu câu hỏi theo các ô chữ mà HS lựa chọn:

+ Ô số 1 (có 5 chữ cái): Đất nước được xem là “tặng phẩm của sông Nin ’’

+ Ô số 2 (có 8 chữ cái): Con sông linh thiêng của người Ấn Độ.

+ Ô số3 (có 7 chữ cái): Dãy núi chia đôi Ấn Độ thành hai miền Nam - Bắc.

+ Ô số 4 (có 9 chữ cái): Di sản văn hoá thế giới cổ đại duy nhất còn nguyên vẹn đến ngày nay.

+ Ô số 5 (có 7 chữ cái): Chế độ xã hội cổ truyền khắc nghiệt của Ấn Độ gắn với Bà La Môn giáo.

+ Ô số 6 (có 4 chữ cái): Dòng sông là trái tim của Ai Cập.

+ Ô số 7 (có 7 chữ cái): Tôn giáo cổ xưa nhất của Ấn Độ, ra đời từ thiên niên kỉ I TCN.

+ Ô số 8 (có 7 chữ cái): Chữ số đặc biệt nhất trong dãy số tự nhiên của Ấn Độ.

+ Ô chữ hàng dọc: Tôn giáo của Ấn Độ, có ảnh hưởng sâu sắc đến khu vực Đông Á.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lựa chọn các ô chữ hàng ngang theo ý thích, vận dụng kiến thức, hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.

- HS tìm ô chữ hàng dọc (ô chữ chủ đề).

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS xung phong trả lời:

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

 

 

A

I

C

A

P

 

 

 

2

 

 

S

O

N

G

H

A

N

G

3

V

I

N

D

H

Y

A

 

 

 

4

 

K

I

M

T

U

T

H

A

P

5

 

 

 

Đ

A

N

G

C

A

P

6

 

 

 

 

 

N

I

L

E

 

7

 

 

 

B

A

L

A

M

O

N

8

 

 

S

O

K

H

O

N

G

 

Ô chữ chủ đề: PHẬT GIÁO.

- GV mời đại HS khác nhận xét, trả lời câu hỏi (nếu có ý kiến khác).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hằng năm cứ đến mùa tuyết tan, nước từ dãy múi Hi-ma-lay-a theo sông Ấn và sông Hằng đem phù sa màu mỡ bồi đắp cho những cảnh đông ở Bắc Ấn. Trên lưu vực các con sông này, văn minh Ấn Độ hình thành, phát triển và lan toả đến nhiều nơi trên thế giới, trong đó có khu vực Đông Nam Á. Em sẽ khám phá các vấn đề trên qua bài học. Chúng ta cùng vào Bài 7: Văn minh Ấn Độ cổ, trung đại.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Cơ sở hình thành

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết cách sưu tầm, khai thác và sử dụng các tư liệu quy ước (Lược đồ 8.1), tư liệu hiện vật, tranh ảnh, sơ đồ,….để tìm hiểu về nền văn minh Ấn Độ cổ, trung đại.

- Phân tích được cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ cổ, trung đại.

  1. Nội dung: GV chia HS thành 4 nhóm, đọc tư liệu SGK tr.54, 55, sử dụng kĩ thuật mảnh ghép tìm câu trả lời về điều kiện tự nhiên, dân cư và sự phát triển kinh tế của văn minh Ấn Độ cổ, trung đại.
  2. Sản phẩm học tập: HS trình bày theo nhóm các cơ sở hình thành văn minh Ấn Độ cổ, trung đại: điều kiện tự nhiên và dân cư, điều kiện kinh tế, tình hình chính trị - xã hội.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV chia HS thành 4 nhóm, đọc tư liệu và SGK trang 54, 55, sử dụng kĩ thuật mảnh ghép tìm câu trả lời về điều kiện tự nhiên, dân cư và sự phát triển kinh tế của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại.

+ Nhóm 1:

·        Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng gì đến sự ra đời của nền văn minh Ấn Độ cổ - trung đại?

·        Hãy chỉ ra những thuận lợi và thách thức về điều kiện tự nhiên mà cư dân Ấn Độ cổ - trung đại phải đối mặt. Người Ấn Độ đã thích ứng với điều kiện tự nhiên đó như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nhóm 2: Theo em, điều gì làm nên sự phong phú, đa dạng về tộc người của Ấn Độ cổ - trung đại? (Cư dân bản địa, cư dân của văn minh sông Ấn, văn minh sông Hằng? Vì sao trên lãnh thổ Ấn Độ có nhiều dân tộc sinh sống?).

+ Nhóm 3: Em hãy nêu cơ sở kinh tế của nền văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại (Điều kiện tự nhiên nào của lưu vực sông Ấn, sông Hằng ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế Ấn Độ).

 

Nhóm 4: Trình bày bối cảnh chính trị - xã hội của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại (Chế độ đằng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại được phân chia dựa trên cơ sở nào?)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS chia thành 4 nhóm, đọc tư liệu SGK tr.54, 55, sử dụng kĩ thuật mảnh ghép tìm câu trả lời về điều kiện tự nhiên, dân cư và sự phát triển kinh tế của văn minh Ấn Độ cổ, trung đại.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận theo nhóm về các cơ sở hình thành văn minh Ấn Độ cổ, trung đại: điều kiện tự nhiên và dân cư, điều kiện kinh tế, tình hình chính trị - xã hội.

- GV mời các nhóm HS nhận xét lẫn nhau, đặt câu hỏi (nếu chưa rõ).

Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, nêu kết luận và chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

1. Cơ sở hình thành

a. Điều kiện tự nhiên và dân cư

- Điều kiện tự nhiên:

+ Ấn Độ là một bán đảo rộng lớn nằm ở Nam Á, ba mặt giáp biển, thuận lợi cho giao thương và giao lưu văn hoá. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có vùng khô nóng và vùng ẩm mát. Địa hình Ấn Độ cổ đại bị chia cắt thành hai khu vực nam và bắc bởi dãy Vindhya vùng Trung Ấn.

- Miền Bắc Ấn được tạo thành chủ yếu bởi hai dòng sông lớn, sông Ấn ở phía tây và sông Hằng ở phía đông.

+ Hằng năm, nước từ dãy Himalaya theo sông Ấn và sông Hằng đem phù sa tới bồi đắp cho những cánh đồng ở Bắc Ấn, tạo thành những vùng đồng bằng màu mỡ, thuận lợi sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.

à  Từ lưu vực Ấn - Hằng, văn minh Ấn Độ hình thành, phát triển và lan toả ra khắp thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Á trong nhiều lĩnh vực.

- Khu vực phía nam có cao nguyên Deccan, được xem là vùng đất cổ xưa nhất, tạo dựng nên những giá trị văn minh riêng biệt của các dân tộc Draviđa.

- Dân cư:

+ Gồm nhiều tộc người nhưng chủ yếu có hai thành phần: Cư dân xây dựng nên nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ ven bờ sông Ấn là những người Dravidian, hiện nay cư trú ở miền nam bán đảo Ấn Độ. Khoảng 2 000 năm TCN đến 1 500 năm TCN, trên lưu vực sông Hằng, người Aryan xâm nhập, chinh phục và làm chủ vùng Bắc Ấn.

+ Trong quá trình lịch sử còn có nhiều tộc người khác như người Hy Lạp, Hung Nô, A-Rập Xê-út, Mông Cổ xâm nhập Ấn Độ. à Có sự pha trộn khá nhiều dòng máu, nhiều chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hoá, tạo nên sự phong phú, đa dạng về tộc người.

b. Điều kiện kinh tế

- Phát triển ngành nông nghiệp:

 + Sử dụng cày, sức kéo và hệ thống thuỷ lợi (đào mương, đắp đập).

+ Cư dân biết trồng nhiều loại cây (lúa mì, lúa mạch, đậu, kê, bông,...).

+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Thủ công nghiệp sớm xuất hiện với các nghề như luyện kim, gốm, dệt, chế biến hương liệu,...

- Giao thương trong và ngoài nước phát triển, thống nhất về đơn vị đo lường.

+ Thương nhân Ấn Độ giỏi buôn bán ở các thị trường châu Á và phương Tây.

+ Các mặt hàng nổi tiếng của Ấn Độ là nông sản, hương liệu, sản phẩm thủ công.

à Các con sông ở Ấn Độ đã cung cấp nguồn nguồn thuỷ sản phong phú, những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng, các khu vực trong cả nước.

 c. Tình hình chính trị

- Thiên niên kỉ II TCN: hình thành nhà nước, có trung tâm đô thị và thành luỹ kiên cố; thời kì văn minh sông Ấn và văn minh Veda chứng kiến sự phát triển nở rộ của các quốc gia cổ đại

- Từ giữa thiên niên kỉ II đến giữa thiên niên kỉ I TCN: thời kì văn minh sông Hằng của người Arya (thời kì Veda).

- Thế kỉ VI TCN đến thế kỉ IV: các quốc gia cổ đại và các vương triều được thành lập.

- Từ thế kỉ IV: chế độ phong kiến xác lập và phát triển thịnh đạt ở giai đoạn vương triều Hồi giáo Mogul.

- Thế kỉ III TCN: Ashoka thống nhất Ấn Độ, tạo điều kiện cho kinh tế, văn hoá phát triển, xã hội ổn định.

- Thế kỉ IV – VI: dưới thời vương triều Gupta, kinh tế, thương mại Ấn Độ phồn vinh; văn học, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật phát triển rực rỡ.

- Thời kì bị các thế lực bên ngoài: sự giao thoa văn hoá Ấn - Hồi tạo cơ sở phát triển và thăng hoa của nghệ thuật và kiến trúc Ấn Độ.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC, VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC

Giáo án lịch sử 10 chân trời bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Giáo án lịch sử 10 chân trời bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG II: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ- TRUNG ĐẠI

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG III: CÁC CUỘC CÁC MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Giáo án lịch sử 10 chân trời bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh đông nam á cổ - trung đại

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG V: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

Giáo án lịch sử 10 chân trời bài 18: Văn minh đại việt

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG VI: CỘNG ĐÔNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án điện tử bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG II: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ- TRUNG ĐẠI

Giáo án điện tử lịch sử 10 chân trời bài 10: Văn minh tây âu thời phục hưng

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG III: CÁC CUỘC CÁC MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Giáo án điện tử lịch sử 10 chân trời bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh đông nam á cổ - trung đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG V: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

Giáo án điện tử lịch sử 10 chân trời bài 18: Văn minh đại việt

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG VI: CỘNG ĐÔNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay