Giáo án lịch sử 10 chân trời bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại

Giáo án bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại sách lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 10 chân trời bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 6: VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Giải thích được cơ sở hình thành về điều kiện tự nhiên, dân cư, điều kiện kinh tế và điều kiện chính trị - xã hội của văn minh Ai Cập cổ đại.
  • Nêu được những thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của những thành tựu của văn minh Ai Cập cổ đại.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được các vấn đề liên quan đến Văn minh Ai Cập cổ đại.
  • Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy, cô giáo; Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; Lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu.
  • Năng lực riêng:
  • Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm, khai thác và sử dụng được tư liệu quy ước, tư liệu hiện vật, tranh ảnh, sơ đồ,... để tìm hiểu về nền văn minh Ai Cập cổ đại; Khai thác được tư liệu 6.1 đến 6.10 để tìm hiểu khái quát về văn minh Ai Cập cổ đại.
  • Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được cơ sở hình thành văn minh Ai Cập cổ đại; Nêu được ý nghĩa của những thành tựu chính của văn minh Ai Cập cổ đại.
  • Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Đánh giá được vai trò, vị trí và cống hiến của văn minh Ai Cập cổ đại trong lịch sử văn minh thế giới.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm, góp phần bảo tồn những thành tựu văn minh thế giới.
  • Nhân ái: Trân quý những cống hiến mang tính tiên phong và bảo vệ những giá trị văn hoá của nhân loại.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
  • Một số tư liệu, hình ảnh gắn với nội dung bài học Văn minh Ai Cập cổ đại.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
  3. Nội dung:

- GV sử dụng kĩ thuật KWLH để khởi động bài học.

- GV yêu cầu HS chuẩn bị bài ở nhà, điền sẵn câu trả lời vào ô K, W trong Phiếu học tập số 1.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho ô K, W ở Phiếu học tập số 1.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chuẩn bị bài ở nhà, điễn sẵn câu trả lời vào ô K, W trong Phiếu học tập số 1.  

+ K: Hãy nêu những điều em biết và cảm nhận về đất nước, con người của nền văn minh Ai Cập cổ đại?

+ W: Em mong muốn tìm hiểu thêm vấn đề gì khi học về văn minh Ai Cập cổ đại?

Bước 2 : HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu nhanh những kiến thức HS đã biết và muốn biết về bài học và điền vào ô K, W trong Phiếu học tập số 1.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động

- GV thu Phiếu học tập số 1 và mời đại diện HS trả lời nhanh những kiến thức HS đã biết và muốn biết về bài học.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV giới thiệu 2 ô L, H sẽ hoàn thành trong quá trình học tập chủ đề.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

 

CÂU HỎI

HS ĐIỀN THÔNG TIN

KNOW

Em đã biết gì về đất nước và con người của nền văn minh Ai Cập cổ đại?

HS điền những thông tin mình đã biết về Ai Cập qua sách, báo, phim ảnh, chuyện kể, internet.

WHAT

Em có mong muốn tìm hiểu thêm vấn đề gì khi học về văn minh Ai Cập cổ đại?

HS điền những thông tin mình muốn biết về văn minh Ai Cập cổ đại qua chủ đề hoặc bài học.

LEARN

Em đánh giá như thế nào về vị trí, vai trò của văn minh Ai Cập cổ đại trong kho tàng văn minh nhân loại? Vì sao ?

Những kiến thức mình đã học được về văn minh Ai Cập cổ đại qua chủ đề. Những kiến thức nào đã đáp ứng được yêu cầu?

HOW

Theo em, con người đã và sẽ tiếp tục vận dụng những kiến thức nào từ nền văn minh Ai Cập cổ đại vào thực tiễn hiện nay và vận dụng như thế nào?

Những kiến thức cá nhân HS có khả năng kết nối được từ bài học vào cuộc sống. Những vấn đề gì sẽ tiếp tục được tìm hiểu trong tương lai gần.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Người Ai Cập cổ gọi quê hương mình là Kê-mét - nghĩa là “đất đen”, dải đất hai bên bờ sông Nin. Nơi đó, trong hơn ba thiên niên kỉ tồn tại, họ đã ghi tên mình vào lịch sử nhân loại với tư cách là chủ nhân một trong những nên văn minh cổ xưa và rực rỡ nhất của nhân loại. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em lí giải cơ sở hình thành, thành tựu và ý nghĩa của nền văn minh Ai Cập cổ đại. Chúng ta cùng vào Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Cơ sở hình thành

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết cách sưu tầm, khai thác và sử dụng được tư liệu quy ước, tư liệu hiện vật, tranh ảnh, sơ đồ,…để tìm hiểu về nền văn minh Ai Cập cổ đại.

- Khai thác được tư liệu 6.1 đến 6.3 để tìm hiểu khái quát về văn minh Ai Cập cổ đại.

- Giải thích được cơ sở hình thành văn minh Ai Cập cổ đại.

  1. Nội dung:

- GV nêu 3 vấn đề tìm hiểu cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại.

- GV chia HS thành 6 nhóm, tìm hiểu thông tin SGK và tài liệu để hoàn thành nhiệm vụ được giao, giải quyết 3 vấn đề.

  1. Sản phẩm học tập: HS trình bày kết quả thảo luận theo nhóm về cơ sở hình nền văn minh Ai Cập cổ đại.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 6 nhóm, nêu 3 vấn đề để các nhóm thảo luận, tìm hiểu cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập.

+ Nhóm 1, 2: Dựa vào lược đồ 6. 1, em hãy giải thích về nhận định của sử gia Hy Lạp cổ đại Hê-rô-dốt: Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin.

+ Nhóm 3, 4:

·        Điều kiện địa lí tự nhiên tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế Ai Cập cổ đại?

·        Quan sát Hình 6.2, em hãy mô tả một số hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại. Nêu đặc trưng căn bản của kinh tế Ai Cập cổ đại.

+ Nhóm 5, 6:

·        Quan sát tư liệu 6.3, xác định thành phần, vị trí các tầng lớp trong xã hội Ai Cập cổ đại.

·        Nêu ý nghĩa sự ra đời Nhà nước ở Ai Cập.

- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin trong SGK và tài liệu để hoàn thành nhiệm vụ được giao, giải quyết 3 vấn đề.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc theo các nhóm, thảo luận, đọc thông tin và tư liệu SGK để giải quyết vấn đề GV đưa ra.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, giải quyết 3 vấn đề (cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập):

+ Điều kiện tự nhiên và dân cư.

+ Điều kiện kinh tế.

+ Tình hình chính trị - xã hội.

Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, nêu kết luận và chuyển sang nội dung mới.

1. Cơ sở hình thành

a. Điều kiện tự nhiên và dân cư

- Địa hình Ai Cập 90% là sa mạc, có sông Nin dài 6 700 km, chảy từ Trung Phi lên Bắc Phi, phần chảy qua lãnh thổ Ai Cập dài khoảng 700 km, đem lại đồng bằng Hạ Ai Cập màu mỡ.

- Lưu vực sông Nin đất đai phì nhiêu, mềm xốp dễ canh tác, nguồn nước tưới tiêu và sinh hoạt, nguồn thuỷ sản và hệ động thực vật phong phú,...

- Sông Nin là một trong những con sông dài và lớn nhất thế giới (hơn 6.500km), phần chảy qua Ai Cập khoảng 700 km.

à Đem lại lượng nước, phù sa và nguồn thuỷ sản dồi dào, tạo nên đồng bằng Hạ Ai Cập màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp, mang nước tưới cho cây cối, hoa màu tốt tươi, biến Ai Cập từ “một đồng bằng cát bụi” trở thành “một vườn hoa”; là con đường giao thông huyết mạch của đất nước.

=> Đây là điều kiện tự nhiên quan trọng nhất đối với sự hình thành và phát triển nền văn minh Ai Cập cổ đại. Vì vậy, sử gia cổ đại Hy Lạp Hê-rô-dốt từng viết: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin” ngụ ý nói về vai trò và tác dụng to lớn của sông Nile đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá và lịch sử của người Ai Cập.

b. Điều kiện kinh tế

Đời sống kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại gắn liền với sông Nin:

- Trồng trọt theo mùa vụ với các loại cây như lúa mì, lúa mạch, nho, lanh,.., chăn nuôi gia súc như cừu, bò, dê,....

- Phát triển các nghề làm bánh mì,làm bia,

nấu rượu, dệt vải, làm gốm, thuộc da, nấu thuỷ tinh, khai khoáng, chế tác đá, đúc đồng,...

- Buôn bán với các nước láng giềng, trao đổi sản phẩm nông nghiệp và đồ thủ công; tiền tệ xuất hiện dưới dạng những mảnh kim loại.

c. Tình hình chính trị, xã hội

- Các tầng lớp trong xã hội Ai Cập cổ đại: + Đứng đầu là pharaoh (vua) có quyền lực tối cao về chính trị, quân sự, tôn giáo, là đại diện của thần thánh. Tầng lớp quý tộc và tăng lữ là lực lượng thống trị xã hội.

+ Tầng lớp thư lại, nghệ nhân, có học thức, tài năng và được tôn trọng.

+ Thợ thủ công, nông dân, thương nhân, là lực lượng sản xuất chính nuôi sống xã hội, phải nộp thuế và làm nghĩa vụ cho nhà nước.

+ Nô lệ, bị bóc lột nặng nề, phải làm việc nặng nhọc và hầu hạ quý tộc.

- Nhà nước Ai Cập ra đời là một trong những thành tựu nổi bật của văn minh nhân loại, đánh dấu bước phát triển trong tổ chức và quản lí của xã hội loài người.

à Đánh dấu cư dân Ai Cập đã sớm bước vào thời kì văn minh, là yếu tố thúc đẩy văn minh Ai Cập phát triển. Nhà nước chuyên chế Ai Cập cổ đại tạo điều kiện để huy động tối đa sức người, sức của để thực hiện các công trình xây dựng quy mô lớn như thuỷ lợi, kim tự tháp hoặc các đền đài, cung điện.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC, VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC

Giáo án lịch sử 10 chân trời bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Giáo án lịch sử 10 chân trời bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG II: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ- TRUNG ĐẠI

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG III: CÁC CUỘC CÁC MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Giáo án lịch sử 10 chân trời bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh đông nam á cổ - trung đại

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG V: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

Giáo án lịch sử 10 chân trời bài 18: Văn minh đại việt

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG VI: CỘNG ĐÔNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án điện tử bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG II: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ- TRUNG ĐẠI

Giáo án điện tử lịch sử 10 chân trời bài 10: Văn minh tây âu thời phục hưng

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG III: CÁC CUỘC CÁC MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Giáo án điện tử lịch sử 10 chân trời bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh đông nam á cổ - trung đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG V: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

Giáo án điện tử lịch sử 10 chân trời bài 18: Văn minh đại việt

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG VI: CỘNG ĐÔNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay