Giáo án lịch sử 10 chân trời bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

Giáo án bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại sách lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 10 chân trời bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

 

BÀI 4: SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC NGÀNH NGHỀ HIỆN ĐẠI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên; biết vận động mọi người cùng hành động bảo vệ các di sản.
  • Phân tích được vai trò và tác động qua lại của Sử học đối với một số ngành, nghề trong công nghiệp văn hoá; vai trò và tác động qua lại của Sử học với phát triển du lịch và việc bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được các vấn đề liên quan đến Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại.
  • Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy, cô giáo; Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; Lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu.
  • Năng lực riêng:
  • Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác được tư liệu 4.1 đến 4.5 để tìm hiểu mối quan hệ giữa Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại; Khai thác được tư liệu 4.6 đến 4.13 để tìm hiểu mối quan hệ giữa Sử học với các ngành nghề thuộc công nghiệp văn hoá và tác động của các ngành nghề này với việc quảng bá truyền thống lịch sử và giá trị văn hoá của dân tộc; Trình bày được tác động của sự phát triển của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá đối với việc quảng bá cho truyền thống lịch sử và giá trị văn hoá của dân tộc; tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại.
  • Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên; Phân tích được vai trò và tác động qua lại của Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá; Giải thích được vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch thông qua ví dụ cụ thể; Phân tích được vai trò và tác động qua lại của Sử học với sự phát triển của du lịch với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá: du lịch mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá.
  • Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Vận động được các bạn và mọi người ở xung quanh cùng tham gia bảo vệ các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên ở địa phương.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước, hiểu biết về các giá trị lịch sử - văn hoá, có ý thức trân trọng, tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  • Trách nhiệm: Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần phát huy giá trị di sản lịch sử, văn hoá.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
  • Một số tư liệu gắn với nội dung bài học Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
  3. Nội dung: GV trình chiếu Hình 4.1 – Đoan Môn, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) và nêu vấn đề; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trình bày hiểu biết về mối quan hệ giữa Sử học với di sản văn hóa Hình 4.1.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 4.1 SGK tr.18 và trả lời câu hỏi:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Em hãy cho biết Hình 4.1 nói đến di sản nào của Việt Nam?

+ Theo em, Sử học có mối quan hệ như thế nào đối với di sản văn hóa ấy?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức thực tế, hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

+ Hình 4.1 nói về di sản văn hoá Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).

+ Di sản lịch sử văn hoá là cầu nối giữa quá khứ - hiện tại và tương lai. Việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, di sản có phải là việc làm quan trọng, cần thiết của riêng khoa học lịch sử.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Qua hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam đã tạo dựng được nhiều di sản cỏ giá trị to lớn; nhiều di sản và di tích đã được phân loại, xếp hạng, nhiều di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh được UNESCO ghi danh là di sản thế giới. Điều đó đặt ra nhiệm vụ gì cho công tác bảo tồn, phát huy giả trị di sản? Sử học đóng góp gì cho công tác này cũng như cho công nghiệp văn hoá và du lịch ngày nay? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Khai thác được tư liệu 4.1 đến 4.5 để tìm hiểu mối quan hệ giữa Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại.

- Phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên.

- Giải thích được vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch thông qua ví dụ cụ thể.

- Phân tích được vai trò và tác động qua lại của Sử học với sự phát triển của du lịch với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá: du lịch mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá.

- Vận động được các bạn và mọi người ở xung quanh cùng tham gia bảo vệ các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên ở địa phương.

- Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần phát huy giá trị di sản lịch sử, văn hoá.

  1. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu, khám phá tư liệu 4.1 đến 4.4, để tìm hiểu khái niệm di sản văn hoá và các loại hình di sản văn hoá; mối quan hệ giữa Sử học với việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá.

- GV chia HS thành 4 - 8 nhóm chuyên gia, sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, tổ chức cho

các em tìm hiểu, khám phá thông tin tư liệu 4.1 đến 4.4. HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của GV.

  1. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở khái niệm di sản văn hoá và các loại hình di sản văn hoá; mối quan hệ giữa Sử học với việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu, khám phá tư liệu 4.1 đến 4.4, để tìm hiểu khái niệm di sản văn hoá và các loại hình di sản văn hoá; mối quan hệ giữa Sử học với việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá.

- GV chia HS thành 4 - 8 nhóm chuyên gia, sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, tổ chức cho các em tìm hiểu, khám phá thông tin tư liệu 4.1 đến 4.4.

Vòng 1: Nhóm chuyên gia

 

Nhóm 1, 2:

+ Di sản văn hoá là gì?

+ Sử học có vai trò như thế nào với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên?

+ Các hình 4.2 đến 4.4 là những di sản nào của Việt Nam?

Nhóm 3, 4:

+ Phố cổ Hà Nội trong Hình 4.2 và Chùa Cầu (Hội An) trong Hình 4.3 có phải

là di sản văn hoá hay không?

+ Vì sao chúng được bảo tồn đến ngày nay?

Nhóm 5, 6:

+ Quan sát Hình 4.4 và giải thích vì sao phải có ý thức bảo tồn Thánh địa Mỹ Sơn?

+ Vì sao chúng ta phải ngăn chặn việc phá huỷ các di tích lịch sử, văn hoá?

Nhóm 7, 8:

+ Việc bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá không đúng cách sẽ gây ra tác hại gì?

+ Hãy nêu một số biện pháp để bảo tồn các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên.

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

- GV tổ chức cho HS tách nhóm chuyên gia, tham gia vào nhóm mảnh ghép theo số bốc thăm hoặc màu sắc sao cho các nhóm mảnh ghép phải có đủ thành viên từ các nhóm chuyên gia.

- Các chuyên gia lần lượt nêu vấn đề và trình bày kết quả hoạt động, các thành viên khác

góp ý, bổ sung. Thành viên nhóm mảnh ghép tổng hợp kết quả vòng 1 và tìm câu trả lời cho nhiệm vụ vòng 2. Nhóm nào tổng hợp kết quả nhanh nhất sẽ xung phong trình bày.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS tìm hiểu, khám phá tư liệu 4.1 đến 4.4, để tìm hiểu khái niệm di sản văn hoá và các loại hình di sản văn hoá; mối quan hệ giữa Sử học với việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá.

- HS chia thành 4 - 8 nhóm chuyên gia tìm hiểu, khám phá thông tin tư liệu 4.1 đến 4.4.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày về khái niệm di sản văn hoá và các loại hình di sản văn hoá; mối quan hệ giữa Sử học với việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá.

- GV mời các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi, nêu ý kiến (nêu chưa rõ).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuyển sang nội dung mới.

1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

a. Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

- Di sản văn hoá là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (Hình 4.1-4.4).

- Sử học nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, nhân vật,... trong lịch sử xã hội loài người, góp phần phục dựng lại bức tranh lịch sử.

à Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hoá, là cơ sở trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hoá, đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

b. Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

- Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là hoạt động lưu giữ, bảo vệ và lan toả các giá trị những di sản của thế hệ trước để lại, nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn, hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, với cộng đồng xã hội đương đại và với các thế hệ mai sau.

à Có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

- Bảo tồn không phải là xây mới, hiện đại hoá di tích. Nếu làm sai sẽ tàn phá các di sản, di tích, thậm chí làm mất giá trị di tích, có tội với tổ tiên, quốc gia và dân tộc.

- Một số biện pháp để bảo tồn các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên:

+ Đầu tư xây dựng, tôn tạo các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

+ Tổ chức hoạt động du lịch, lễ hội gắn với các di tích lịch sử cách mạng.

+ Tuyên truyền, giáo dục truyền thống công tác giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về di sản văn hoó, di sản thiên nhiên.

+ …..

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC, VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC

Giáo án lịch sử 10 chân trời bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Giáo án lịch sử 10 chân trời bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG II: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ- TRUNG ĐẠI

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG III: CÁC CUỘC CÁC MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Giáo án lịch sử 10 chân trời bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh đông nam á cổ - trung đại

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG V: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

Giáo án lịch sử 10 chân trời bài 18: Văn minh đại việt

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG VI: CỘNG ĐÔNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án điện tử bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG II: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ- TRUNG ĐẠI

Giáo án điện tử lịch sử 10 chân trời bài 10: Văn minh tây âu thời phục hưng

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG III: CÁC CUỘC CÁC MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Giáo án điện tử lịch sử 10 chân trời bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh đông nam á cổ - trung đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG V: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

Giáo án điện tử lịch sử 10 chân trời bài 18: Văn minh đại việt

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG VI: CỘNG ĐÔNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay