Giáo án lịch sử 10 chân trời bài 16: Văn minh champa

Giáo án bài 16: Văn minh champa sách lịch sử 10 chân trời. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 10 chân trời. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 10 chân trời bài 16: Văn minh champa

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 16: VĂN MINH CHAMPA

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được cơ sở hình thành văn minh Chămpa. TRình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Champa.

  1. Năng lực

* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo

* Năng lực riêng:

- Phát triển NL nhận thức và tư duy lịch sử

+ Khai thác và sử dụng được tư liệu để tìm hiểu về nền văn minh Champa.

+ Nêu được cơ sở hình thành văn minh Champa.

+ Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Champa.

- Phát triển NL vận dụng kiến thức, kĩ năng

+ Nhận thức được giá trị của nền văn minh Champa.

+ Vận dụng hiểu biết về nền văn minh Champa để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam.

  1. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn và và phát huy những tinh hoa văn hoá Chăm.

- Nhân ái: Giáo dục tinh thần tương thân tương ái giữa các cộng đồng người có chung lịch sử và lãnh thổ.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
  • Một số tư liệu, hình ảnh gắn với nội dung bài học
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
  3. Nội dung:

- Tổ chức cho HS thi đoán tranh hình lịch sử với trò chơi “Ai nhanh hơn?".

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Tổ chức cho HS thi đoán tranh hình lịch sử với trò chơi “Ai nhanh hơn?".

GV lần lượt nêu thông tin liên quan đến bài học để HS đoán về một nội dung liên quan đến bài học. Sau mỗi thông tin sẽ mở một góc bức tranh để HS đoán tranh:

+ Toạ lạc ở Duy Xuyên, Quảng Nam, là một trong 23 di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng.

+ Một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á.

+ Năm 1999, được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới.

     

GV đề nghị HS quan sát tranh và cho biết: Khu di tích này tên gì?Những di tích đó có liên quan đến vương quốc cổ nào ở miền Trung Việt Nam hiện nay?

Bước 2 : HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu nhanh những kiến thức HS để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời đại diện HS trả lời nhanh những kiến thức: Thánh địa Mỹ Sơn (Duy Xuyên, Quảng Nam) được người Pháp phát hiện, nghiên cứu, giới thiệu từ 1885 – 1904.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Văn minh Champa hình thành và phát triển trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh, đạt đến giai đoạn thịnh trị, rực rỡ nhất trong các thế kỉ VIII – XIII. Đến nay, hàng trăm di tích lịch sử – văn hoá Champa vẫn hiện diện trên dải đất miền Trung và Tây Nguyên. Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Narp) đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hoá của nhân loại (1999).

Cộng đồng cư dân Champa đã xây dựng một nền văn minh phản ánh đời sống vật chất, đời sống tinh thần giàu sức sáng tạo, có trình độ phát triển cao, đóng góp vào sự phát triển của lịch sử và văn hoá Việt Nam. Thánh địa Mỹ Sơn là chứng tích thời kì hưng thịnh nhất của nền văn minh Champa, một nền văn minh đã tiếp nối và hình thành trên cốt lõi văn hoá Sa Huỳnh (khoảng 1.000 năm TCN đến cuối thế kỉ thứ II) dưới ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ. Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt và dùng trâu, bò kéo cày.

Nguồn sống chủ yếu của họ là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ. Họ còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, núi, sáng tạo ra xe guồng nước từ sông, suối lên ruộng và từ ruộng thấp lên ruộng cao. Họ còn trồng các loại cây ăn quả (cau, dừa, mít,...), cây lấy sợi, dệt vải (bông, gai,...). Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi, sừng tê,...), làm đồ gốm khá phát triển.

Thương mại biển Champa sớm phát triển. Thương nhân Chăm thường trao đổi, buôn bản với thương nhân Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á và phương Tây. Các thương cảng Đại Chăm (Hội An), Cù Lao Chàm và mạng lưới trao đổi ven sông có vai trò quan trọng đối với sự thịnh vượng của vương quốc trong nhiều thế kỉ.

- GV dẫn dắt HS vào bài học:

Trên dải đất ven biển miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn Việt Nam ngày nay, từng tồn tại Vương quốc cổ Chăm-pa có nền văn minh phát triển cao, có quan he thương mại gắn bó với nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực Đông Nam Bài học này sẽ giúp em hiểu cơ sở hình thành và những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Chăm-pa. Chúng ta cùng vào Bài 16: Văn minh Champa.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Cơ sở hình thành

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

+ Khai thác và sử dụng được tư liệu để tìm hiểu về nền văn minh Champa.

+ Nêu được cơ sở hình thành văn minh Champa.

+ Nhận thức được giá trị của nền văn minh Champa.

  1. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo 3 vấn đề: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Champa. GV có thể nêu một số câu hỏi gợi ý cho HS trả lời về cơ sở hình thành văn minh Champa.

  1. Sản phẩm học tập: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến sự hình thành văn minh Champa
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo 3 vấn đề: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Champa. GV nêu một số câu hỏi gợi ý cho HS thảo luận theo cặp, trả lời về cơ sở hình thành văn minh Champa.

1. Điều kiện tự nhiên có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự hình thành văn minh Champa?

2 Điều kiện dân cư và xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Champa?

3. Nêu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Champa.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc theo các cặp đôi, thảo luận, đọc thông tin và tư liệu SGK để giải quyết vấn đề GV đưa ra.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, giải quyết vấn đề:

1. Tác động của yếu tố địa hình và khí hậu gây ra tình trạng khô hạn, thiếu nước kéo dài trong năm, người Chăm phải phát triển hệ thống đập giữ nước và hệ thống giếng đào để lấy nước phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt. Nhờ đó, mỗi năm cư dân có thể trống hai vụ lúa. Người Chăm còn lai tạo được giống lúa có khả năng chịu hạn tốt, gọi là “lúa Chiêm Tiêu biểu là đập Nha Trinh (Ninh Thuận) được vua Po Klong Garai xây dựng từ thế kỉ XII đến nay vẫn tiếp tục phục vụ cho sản xuất mà không thay đổi kết cấu.

Cùng với nông nghiệp, cư dân Sa Huỳnh – Champa cũng hình thành các nghề khai thác lâm sản như trầu, chè, tiêu, quế, mây tre, lá nón, mật ong, đặc biệt là trầm hương,... Ở ven biển, họ phát triển nghề làm ruộng muối, đánh bắt cá cung cấp cho ngành làm nước mắm và các loại mắm. Nghề làm nước mắm của Champa được người Việt học hỏi đã tạo nên một loại gia vị truyền thống trong văn hoá ẩm thực Việt Nam ngày nay.

Lợi thế biển với nhiều cảng, vịnh, đảo và quần đảo đã giúp Champa trở thành nơi thu hút thương nhân phương Tây, Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á tìm đến tránh gió bão và buôn bán. Nhờ đó, Champa trở thành điểm trung chuyển, kết nối quan trọng trên "con đường Tơ lụa” trên biển. Trong thời thịnh vượng, Champa không chỉ phát triển thương mại ven bờ, mà còn kiểm soát cả vùng biển rộng lớn đến tận Philippines. Sự tương đồng rất cao giữa gồm Chăm và gồm Mindanao (Philippines) là minh chứng cho sự phồn thịnh của thương nghiệp hàng hải Champa.

2. Cư dân Chăm cổ gồm hai bộ tộc chính là bộ tộc Dừa và bộ tộc Cau được gọi chung là người Chăm, thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Cộng đồng người Chăm bảo lưu lâu dài chế độ mẫu hệ với vai trò chủ đạo của người phụ nữ trong quan hệ gia đình và hôn nhân.

Kinh tế phát triển đã đẩy nhanh quá trình phân hoá xã hội. Đồng thời, sự tiếp nhận Ấn Độ giáo (từ trước và đầu Công nguyên) và Islam giáo (từ thế kỉ XIII – XIV) có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiết chế xã hội Champa. Hợp thành giai cấp thống trị là giới quý tộc, tu sĩ và quan lại, nắm quyền lực chính trị, kinh tế và tôn giáo. Giai cấp bị trị gồm nông dân công xã, thợ thủ công, thương nhân và một bộ phận nhỏ nô lệ phục dịch trong các gia đình quý tộc, quan lại và trong các đền thờ. Tính thống nhất của nhà nước Champa không cao, do xu hướng tự trị của các thế lực quý tộc địa phương rất mạnh.

Sự tiếp thu chọn lọc những thành tựu văn minh Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiết chế chính trị và xã hội Champa, góp phần đưa nền văn minh Champa phát triển rực rỡ.

3. Người Chăm sớm tiếp thu những thành tựu của văn minh Ấn Độ; ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiết chế xã hội Champa. Giai cấp thống trị là giới quý tộc, tu sĩ và quan lại, nắm quyền lực chính trị, kinh tế và tôn giáo. Giai cấp bị trị gồm nông dân, thợ thủ công, thương nhân và một bộ phận nhỏ nô lệ phục dịch trong các gia đình quý tộc và trong các đền thờ.

 

Đứng đầu bộ máy nhà nước là vua, theo chế độ cha truyền con nối. Dưới vua là hai vị đại thần (một đứng đầu ngạch quan văn, một đứng đầu ngạch quan võ). Ở cấp địa phương là đội ngũ ngoại quan quản lí các châu – huyện – làng. Người Chăm tiếp nhận khá đậm đặc văn hoá chính trị từ Ấn Độ: Tên gọi các vương triều, thiết chế chính trị – xã hội, mô hình nhà nước và chức danh của quan lại. Các vua Chăm đều đặt vương hiệu theo tên các vị thần theo cách của người Ấn như Indravarman, Harivarman, Shihavarman.

Khoảng thế kỉ III, người Chăm đã tiếp nhận chữ Phạn ở miền Nam Ấn Độ để sáng tạo nên chữ Chăm cổ (Akhar Hayap). Những dòng chữ Chăm cổ khắc trên bia đá Vô Cạnh (Khánh Hoà) được các nhà khoa học xem là bằng chứng về chữ Chăm cổ xưa nhất được tìm thấy ở Champa nói riêng, Đông Nam Á nói chung.

Văn học viết Champa phát triển với nhiều thể loại sử thi, trường ca, thơ thể sự gia huấn ca... chịu ảnh hưởng đậm đặc văn hoà Ấn Độ và thấm đượm triết lí Bà La Môn giáo, Hồi giáo. Có khoảng 250 minh văn sáng tác bằng chữ Phạn và chữ Chăm cổ đã được phát hiện cho thầy sức sáng tạo lớn lao của người Chăm.

Ấn giáo trở thành tôn giáo chính ở Champa. Thần Indra (thần của các thần) cùng ba vị thần chính của Ấn giáo là Brahma, Visnu và Shiva được tôn thờ ở khắp nơi. Tuy nhiên, khi du nhập Ấn giáo, người Chăm lại đặt thần Shiva lên trên hết và hình thành Shiva giáo.

Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm cũng tiếp nhận nhiều ảnh hưởng từ nghệ thuật Ấn Độ. Những đền tháp Chăm là một khối vững chắc xây bằng gạch, có cửa chính và cửa giả gồm nhiều tầng, xếp nếp, tầng trên lập lại tầng dưới nhưng nhỏ dần và tụ lại thành đinh nhọn vươn lên cao. Dấu ấn riêng biệt trong kiến trúc Chăm là kĩ thuật làm gạch kết dính để xây tháp và kĩ thuật chạm trổ trên đá. Những phù điều nhấn mạnh vào từng hình tượng và khuynh hưởng thiên về tượng tròn là đặc điểm giàu tính ấn tượng, tạo nên về đẹp độc đáo của nghệ thuật điêu khắc cổ Champa.

Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, nêu kết luận và chuyển sang nội dung mới.

I. Cơ sở hình thành

1. Điều kiện tự nhiên

- Địa hình Chăm-pa phía tây là dãy Trường Sơn, phía đông là biển đảo, xen kẽ là dải đồng bằng nhỏ, hẹp, dọc ven biển, bị chia cắt bởi các con sông ngắn và những núi, đèo hiểm trở.

- Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi, thường xuyên phải hứng chịu những trận bão lụt là những bất lợi lớn của vùng đất này.

- Nguồn lợi: làm thổ sản, các mỏ khoáng sản và nhiều vịnh, cảng tốt.

2. Dân cư và xã hội

- Cư dân Chăm cổ gồm hai bộ tộc chính là bộ tộc Dừa (Na-ri-kê-la-vam-sa) và bộ tộc Cau (Kra-mu-ka-vam-sa) được gọi chung là người Chăm, thuộc ngữ hệ Nam Đảo.

- Cộng đồng người Chăm bảo lưu lâu dài chế độ mẫu hệ với vai trò chủ đạo của người phụ nữ trong quan hệ gia đình và hôn nhân.

- Tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với mô hình ba trục: cảng (phía đông) – thành (trung tâm) - trung tâm tôn giáo (phía tây).

3. Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ

- Sự tiếp thu chọn lọc những thành tựu văn minh Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiết chế chính trị và xã hội Chăm-pa, góp phần đưa nền văn minh Chăm-pa phát triển rực rỡ.

- Đứng đầu bộ máy nhà nước là vua, theo chế độ cha truyền con nối. Dưới vua là hai vị đại thần (một đứng đầu ngạch quan văn, một đứng đầu ngạch quan võ). Ở cấp địa phương là đội ngũ ngoại quan quản lí các châu – huyện – làng.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC, VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC

Giáo án lịch sử 10 chân trời bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Giáo án lịch sử 10 chân trời bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG II: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ- TRUNG ĐẠI

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG III: CÁC CUỘC CÁC MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Giáo án lịch sử 10 chân trời bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh đông nam á cổ - trung đại

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG V: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

Giáo án lịch sử 10 chân trời bài 18: Văn minh đại việt

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG VI: CỘNG ĐÔNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án điện tử bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG II: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ- TRUNG ĐẠI

Giáo án điện tử lịch sử 10 chân trời bài 10: Văn minh tây âu thời phục hưng

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG III: CÁC CUỘC CÁC MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Giáo án điện tử lịch sử 10 chân trời bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh đông nam á cổ - trung đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG V: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

Giáo án điện tử lịch sử 10 chân trời bài 18: Văn minh đại việt

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG VI: CỘNG ĐÔNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay