Giáo án lịch sử 7 chân trời bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (2 tiết)

Giáo án bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (2 tiết) sách lịch sử 7 chân trời sáng tạo . Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 7 chân trời bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (2 tiết)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 2: TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

BÀI 6: KHÁI LƯỢC TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX (2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

HS học về:

  • Những nét chính về tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.
  • Những đóng góp nổi bật của 3 triều đại tiêu biểu ở Trung Quốc thời kì này: nhà Đường, nhà Minh và nhà Thanh.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
  • Năng lực lịch sử:
  • Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Giải mã được các tư liệu lịch sử (kênh chữ và kênh hình) có trong bài học.
  • Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Lập được sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh); Nêu được những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường; Mô tả được sự phát triển kinh tế dưới thời Minh - Thanh.
  • Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học, liên hệ với thực tiễn lịch sử, phát triển kĩ năng sưu tầm tài liệu, thông tin để giải quyết câu hỏi 3 trong nội dung Luyện tập - Vận dụng “mô tả về nghề sản xuất gốm sứ nổi tiếng ở trấn Cảnh Đức”.
  1. Phẩm chất
  • Giáo dục phẩm chất nhân ái, căm ghét cái xấu, lên án chiến tranh phi nghĩa.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến bài học Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS vận dụng kiến thức hiểu biết thực tế về Trung Quốc thời phong kiến và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Một vài điều HS biết liên quan đến những từ, cụm từ về Trung Quốc thời phong kiến GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS một số từ, cụm từ về Trung Quốc thời phong kiến, HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Hãy viết một điều em biết liên quan đến những từ, cụm từ về Trung Quốc thời phong kiến dưới đây:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức thực tế và hiểu biết của bản thân và thực hiện nhiệm vụ.

- GV nhận xét, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày hiểu biết của bản thân trước lớp: Trung Quốc thời phong kiến

+ Tây Du Kí: là một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung Hoa. Được xuất bản với tác giả giấu tên trong những năm 1590 và không có bằng chứng trực tiếp còn tồn tại để biết tác giả của nó, nhưng tác phẩm này thường được cho là của tác giả Ngô Thừa Ân. Tiểu thuyết thuật lại chuyến đi đến Ấn Độ của nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) đi lấy kinh.

+ Võ Tắc Thiên: là một phi tần ở hậu cung của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau trở thành Hoàng hậu thứ hai của Đường Cao Tông Lý Trị, về sau trở thành Hoàng đế triều đại Võ Chu làm gián đoạn nhà Đường. Bà là mẹ của 2 vị hoàng đế kế tiếp, Đường Trung Tông Lý Hiển và Đường Duệ Tông Lý Đán.

+ Tử Cấm Thành: Tử Cấm Thành từng là hoàng cung và nơi cư trú mùa đông của các Hoàng đế Trung Hoa từ thời nhà Minh (bắt đầu từ Vĩnh Lạc Đế) tới cuối thời nhà Thanh, từ năm 1420 đến năm 1924. Đây vừa là nhà của các Hoàng đế cùng gia đình, vừa là trung tâm nghi lễ và chính trị của chính phủ Trung Quốc trong suốt 500 năm.

+ Giấy, thuốc súng, la bàn, kĩ thuật in: là 4 phát minh vĩ đại của Trung Quốc về khoa học kĩ thuật, đã thúc đẩy sự phát triển chính trị, kinh tế và văn hóa ở Trung Quốc cổ đại. Sau đó được truyền bá sang phương Tây thông qua nhiều con đường khác nhau, ảnh hưởng lớn đến lịch sử văn minh thế giới, đóng góp không nhỏ cho nền văn minh toàn nhân loại.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tiến trình phát triển của lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX là các triều đại phong kiến nối tiếp nhau, hết thịnh rồi suy,

Thống nhất rồi phân tán. Trong hơn 12 thế kỉ đó lịch sử Trung Quốc đã trải qua các thời kì nào? Những biểu hiện nào cho thấy sự thịnh vượng của thời Đường? Kinh tế thời Minh – Thanh phát triển như thể nào? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái lược tiến trình lịch sử của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được các triều đại cơ bản, thời gian tồn tại của từng triều đại.

 - Lập được sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Đường đến thời Thanh).

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1, quan sát hình 6.1,  nắm được các triều đại cơ bản, thời gian tồn tại của từng triều đại.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập - Lập sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Đường đến thời Thanh) vào Phiếu học tập số 1. 

  1. Sản phẩm học tập: Sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Đường đến thời Thanh).
  2. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc thông tin mục 1, quan sát hình 6.1 và thực hiện nhiệm vụ học tập vào Phiếu học tập số 1: Hãy lập sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Đường đến thời Thanh).

- GV hướng dẫn HS:

+ Thời kì này gắn liền với những triều đại nào?

+ Có mấy triều đại ngoại tộc?

+ Vì sao gọi là triều đại ngoại tộc?

à HS có thể vẽ sơ đồ theo trục thẳng đứng hay trục nằm ngang, nhưng phải đảm bảo thứ tự triều đại và thời gian tồn tại (có thể vẽ thêm minh họa cho từng triều đại).

- GV mở rộng kiến thức:

+ Cuối nhà Tuy, tình hình rối ren, sau khi Tuỳ Dượng Đế chết, năm 618 Lý Uyên xưng Hoàng đế, đặt tên nước là Đường. Năm 847, cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàng Sào lãnh đạo làm nhà Đường suy sụp. Đến năm 960, Triệu Khuông Dẫn dẹp tan các thế lực phong kiến đối lập, lập ra nhà Tống.

+ Đầu thế kỉ XII, trên thảo nguyên Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn lên ngôi Đại Hãn (tiếng Mông Cổ tức là “vua của cả thế giới”), tiến đánh Bắc Trung Quốc. Sau đó Hốt Tất Liệt diệt Nam Tống, lên ngôi Hoàng đế, thiết lập triều Nguyên ở Trung Quốc vào năm 1279.

+ Giữa thế kỉ XIV, Chu Nguyên Chương, lãnh tụ của phong trào nông dân, lật đổ nhà Nguyên, lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Minh vào năm 1368. Năm 1644, tộc người Mãn ở phương Bắc kéo vào xâm lược nước Minh, lập ra nhà Thanh (1644 - 1911). Vua, quan nhà Thanh cưỡng bức nhân dân phải theo phong tục của người Mãn, đưa ra nhiều chính sách áp bức dân tộc tàn bạo. Do đó, các cuộc khởi nghĩa, chống đối ngày một nhiều, làm cho triều đại này ngày càng suy yếu.

+ Nhân cơ hội đó, tư bản phương Tây đua nhau nhòm ngó, xâm lược Trung Quốc. Nhà Thanh bất lực, dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1, quan sát hình 6.1,  nắm được các triều đại cơ bản, thời gian tồn tại của từng triều đại.

- HS làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập - Lập sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Đường đến thời Thanh) vào Phiếu học tập số 1. 

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Đường đến thời Thanh) trên sơ đồ.

 - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu khái lược tiến trình lịch sử của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

- Lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX đó là sự thành lập, phát triển và suy vong của các triều đại phong kiến: Đường (618 - 907), thời kì Ngũ đại (907 - 960), Tống (960 - 1279), Nguyên (1271 - 1368), Minh (1368 - 1644) và nhà Thanh (1644 - 1911).

+ Triều Nguyên: do người Mông thành lập.

+ Triều Thanh: do người Mãn thành lập.

- Nhà Đường, nhà Tống và nhà Minh là những triều đại phát triển rực rỡ về cả chính trị, kinh tế và văn hoá.

- Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc.

à Trung Quốc đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KÌ XVI

Giáo án lịch sử 7 chân trời bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu ( 4 tiết)
Giáo án lịch sử 7 chân trời bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo (1 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2: TRUNG QUỐC TỪ THẾ KÌ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

Giáo án lịch sử 7 chân trời bài 10: Đế quốc Mô- Gôn (1 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KÌ XVI

Giáo án lịch sử 7 chân trời bài 13: Vương quốc Lào (1 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KÌ X ĐẾN ĐẦU THẾ KÌ XVI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: TRUNG QUỐC TỪ THẾ KÌ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KÌ X ĐẾN ĐẦU THẾ KÌ XVI

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay