Giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 1: Những màu sắc khác nhau (2 tiết)
Giáo án bài 1: Những màu sắc khác nhau (2 tiết) sách mĩ thuật 3 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của mĩ thuật 3 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án Mĩ thuật 3 cánh diều (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 1: Những màu sắc khác nhau (2 tiết)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 3 cánh diều theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1: SÁNG TẠO CÙNG MÀU SẮC
BÀI 1. NHỮNG MÀU SẮC KHÁC NHAU
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết, tạo ra và sử dụng được các màu thứ cấp trong thực hành, sáng tạo sản phẩm.
- Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số năng lực chung và năng lực ngôn ngữ, khoa học,… thông qua: trao đổi, chia sẻ trong học tập; biết được màu thứ cấp có thể tìm thấy trong tự nhiên và đời sống; sử dụng đồ dùng, vật liệu, họa phẩm,… phù hợp với hình thức thực hành, sáng tạo sản phẩm,…
- Năng lực mĩ thuật:
- Biết được màu thứ cấp và cách tạo ra các màu thứ cấp từ màu cơ bản. Bước đầu làm quen với tìm hiểu tác giả, tác phẩm mĩ thuật có sử dụng màu thứ cấp và biết được màu thứ cấp có ở xung quanh.
- Tạo được sản phẩm có các màu thứ cấp và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành.
- Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
- Phẩm chất :
- Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái,… thông qua một số biểu hiện như: có ý thức tìm hiểu vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên, đời sống và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm thủ công có các màu thứ cấp.
- Yêu thích, tôn trọng những sáng tạo của bạn bè và người khác.
- Giữ gìn vệ sinh (trang phục, bàn ghế, sách vở, dụng cụ,…) trong và sau khi thực hành.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Hình ảnh liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập:
- Đối với học sinh
- Giấy, bút, tẩy, màu vẽ,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và kích thích hứng thú học tập cho HS trước khi vào bài học mới. b. Cách thức thực hiện: - GV ổn định lớp và giới thiệu 6 màu (GV có thể sử dụng hình ảnh hoặc hộp màu, đất nặn,…): đỏ, vàng, lam, tím, xanh lục, da cam. Kết hợp nhắc lại màu cơ bản và giới thiệu nội dung bài học. - GV dẫn dắt HS vào bài: Để biết được các màu sắc được tạo ra như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 1: Những màu sắc khác nhau.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Quan sát, nhận biết: Hoạt động 1: Nhận biết màu thứ cấp và cách tạo các màu thứ cấp từ màu cơ bản a. Mục tiêu: HS biết được các màu thứ cấp và cách tạo các màu thứ cấp từ màu cơ bản. b. Cách thức thực hiện: - GV hướng dẫn SH quan sát, trao đổi, quan sát hình, đọc tên các màu và trả lời các câu hỏi: + Màu tím được tạo nên từ hai màu cơ bản nào? + Màu xanh lục (xanh lá cây) được tạo nên từ hai màu cơ bản nào? + Màu da cam được tạo nên từ hai màu cơ bản nào? - GV gọi 1 – 2 HS trả lời, chia sẻ. HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét chia sẻ của HS. - GV giới thiệu các màu thứ cấp và giải thích thuật ngữ: Màu thứ cấp là màu được tạo ra từ các màu cơ bản. Màu tím, màu xanh lục, màu da cam là các màu thứ cấp. - GV có thể tạo ra màu thứ cấp bằng 2 cách sau để cho HS quan sát và nhận biết rõ hơn: + Cách 1: Sử dụng giấy bóng kính (loại giấy thường dùng làm đèn ông sao) có màu cơ bản và chồng các màu theo cặp để tạo ra màu thứ cấp. + Cách 2: Sử dụng 3 cốc nước lọc và 3 màu cơ bản. Pha màu đã có vào cốc nước với tỉ lệ tương đương theo từng cặp như sau: đỏ - vàng, lam – đỏ, vàng – lam. Kết quả sau khi pha trộn mỗi cặp màu này là các màu thứ cấp. Hoạt động 2: Tìm màu thứ cấp a. Mục tiêu: HS biết được màu thứ cấp có thể tìm thấy trong tự nhiên, đời sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Bước đầu tìm hiểu làm quen với tìm hiểu tác giả, tác phẩm mĩ thuật có sử dụng màu thứ cấp. b. Cách thức thực hiện: - GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Em cùng bạn quan sát và chỉ ra các màu thứ cấp trong mỗi hình ảnh dưới đây: - GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe và bổ sung. - GV giới thiệu thêm một số thông tin ở mỗi hình ảnh: + Hình 1: Tác phẩm được họa sĩ Phạm Viết Hồng Lam sáng tác năm 2019. Ông sinh năm 1946 tại Vinh. Bức tranh Đan áo cho con được cắt dán từ giấy với màu sắc tươi sáng, trong đó có màu da cam, màu tím là màu thứ cấp; màu đỏ, màu vàng, màu làm là màu cơ bản,… Bức tranh thể hiện tình yêu thương trong gia đình. + Hình 2: Một trong những món ăn truyền thống trong dịp lễ, tết của một số đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam, như: dân tộc Tày, Nùng, Dao,… Màu của xôi được tạo từ nguyên vật liệu sẵn có trong tự nhiên, như: màu trắng là màu tự nhiên của gạo; màu xanh lục từ lá dứa, màu tím từ lá cẩm tím/ cây cơm đen; màu vàng từ nghệ, màu da cam từ cây cơm đỏ/ quả gấc,… → Màu thứ cấp có sẵn trong tự nhiên, có thể tìm thấy trong món ăn và ở xung quanh chúng ta. GV kết hợp bồi dưỡng ở HS tình yêu quê hương đất nước, ý thức tìm hiểu, giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc,… + Hình 3: Bức tranh của bạn Lê Trọng Khá – học sinh ở tỉnh Bạc Liêu – vẽ về một số đồ vật quen thuộc như chai, lọ, ấm, kéo, ca uống nước,… bằng các màu chủ yếu là màu tím, màu da cam, màu xanh lục (xanh lá). → Có thể sử dung màu thứ cấp để vẽ những đồ vật quen thuộc trong gia đình tạo bức tranh tĩnh vật và sử dụng để trang trí (bàn học, căn nhà, trường, lớp) hoặc sử dụng làm món quà (tặng bạn bè, người thân),… - GV gợi mở HS tìm một bức tranh, hình ảnh ở trong lớp, trong trường, trên đường đi học, ở nhà,… và giới thiệu màu thứ cấp xuất hiện trong đó. - GV giới thiệu thêm một số sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm thủ công có màu thứ cấp. - GV tóm tắt nội dung quan sát và kiến thức chính của bài học: Có thể tìm thấy các màu thứ cấp trong thiên nhiên, trong đời sống và trong các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
2. Thực hành, sáng tạo Hoạt động 1: Hướng dẫn cách thực hành Nhiệm vụ 1: Cách tạo màu thứ cấp a. Mục tiêu: HS biết được cách tạo các màu thứ cấp và đọc được tên các màu thứ cấp trong thực hành. b. Cách thức thực hiện: - GV hướng dẫn HS quan sát, trao đổi và nêu cách tạo màu thứ cấp từ cặp màu cơ bản. - GV tổ chức, hướng dẫn HS thực hành: với mỗi cặp màu cơ bản, vẽ một lượt màu thứ nhất và chồng màu thứ hai lên, khi vẽ nên ấn bút nhẹ tay, chồng các nét màu sát nhau cho đến khi tạo ra màu tím (từ màu đỏ và màu lam), màu xanh lục (từ màu lam và màu vàng), màu da cam (từ màu vàng và màu đỏ). - GV có thể giới thiệu cách tạo màu thứ cấp từ màu goát (hoặc màu nước, đất nặn). Nhiệm vụ 2: Cách tạo sản phẩm bằng màu vẽ, giấy màu. a. Mục tiêu: HS nắm được cách thực hành sử dụng màu thứ cấp để tạo sản phẩm tĩnh vật lọ hoa hoặc quả, đồ vật theo ý thích. b. Cách thức thực hiện: * Sử dụng màu sáp, màu nước hoặc bút dạ - GV tổ chức HS quan sát hình, trao đổi và trả lời câu hỏi: Vẽ tranh bằng cách nào? Hình ảnh nào là chính, phụ? Bức tranh có những màu nào? - GV mời HS trả lời, chia sẻ. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét câu trả lời, chia sẻ, bổ sung của HS. GV giới thiệu rõ hơn về hình ảnh chính, phụ và các màu có trong bức tranh. - GV hướng dẫn HS cách vẽ tranh theo các bước sau: + Chuẩn bị: bút chì, bút màu, màu nước/ màu goát hoặc màu sáp/ màu dạ. + Bước 1: Vẽ hình ảnh yêu thích (lọ hoa, quả, ca, cốc) bằng nét bút chì (hoặc bút màu). Hình ảnh chính là lọ hoa vẽ ở trung tâm/ khoảng giữa bức tranh (khổ giấy/trang vở). Các hình ảnh phụ là quả, hoa ở bên cạnh, có thể vẽ cách xa lọ hoa một chút. Hình ảnh phụ nên nhỏ hơn hình ảnh chính.Vẽ thêm nét cong (hoặc thẳng ngang) giống như lọ hoa và quả đang đặt trên bàn, phía sau là bức tường (hoặc cửa sổ,…). + Bước 2: Vẽ màu hình ảnh chính trước, dùng màu tươi sáng để thu hút người xem. Tiếp tục vẽ hình ảnh phụ và phần nền để hoàn thành bức tranh. Màu vẽ ở hình ảnh phụ không nên tươi sáng như màu ở hình ảnh chính, kết hợp màu đậm, màu nhạt. - GV lưu ý: + Chọn các màu thứ cấp để vẽ là chính, có thể thêm các màu khác theo ý thích, nên sử dụng nhiều màu thứ cấp hơn các màu khác. + Nếu HS sử dụng màu goát/ màu nước, GV hướng dẫn HS cách pha màu, cách sử dụng bút lông và lấy lượng màu phù hợp để vẽ. * Sử dụng giấy màu: - GV tổ chức HS quan sát hình, trao đổi và trả lời câu hỏi: Cách thực hành nào được sử dụng? Hình ảnh nào là chính, phụ? Bức tranh có những màu nào? - GV mời HS trả lời, chia sẻ. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét câu trả lời, chia sẻ, bổ sung của HS. GV giới thiệu rõ hơn về hình ảnh chính, phụ và các màu có trong bức tranh. - GV hướng dẫn HS cách thực hành theo các bước sau: + Chuẩn bị: bút chì, bút màu, giấy màu, hồ dán, kéo. + Bước 1: Vẽ hình ảnh yêu thích (ca, cốc, quả,…) bằng nét bút chì (hoặc bù màu). Hình ảnh chính vẽ trước, vẽ ở trung tâm bức tranh; vẽ thêm hình ảnh phụ. Hình ảnh chính vẽ to phù hợp với khổ giấy, hình ảnh phụ không nên to bằng hình ảnh chính. Vẽ thêm nét ngang ở bức tranh (hoặc nét cong) để tạo phần nền đặt cái ca và quả, phần nền còn lại là phía sau các ca và quả. + Bước 2: Xé giấy hoặc cắt tạo hình ảnh chính, phụ, phần nền và dán hoàn thành bức tranh.Giấy để tạo hình ảnh chính cần tươi sáng, thu hút sự chú ý của người xem; giấy tạo hình ảnh phụ và phần nền không quá nổi bật. Các màu trong bức tranh cần có màu đậm, nhạt. - GV lưu ý: Chọn giấy có các màu thứ cấp là chính, có thể thêm màu khác theo ý thích. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục Một số sản phẩm tham khảo theo gợi ý về nội dung, cách thực hành, màu sắc ở sản phẩm,… Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo sản phẩm a. Mục tiêu: HS tạo được sản phẩm có màu thứ cấp và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành. b. Cách thức thực hiện: - GV bố trí HS ngồi theo nhóm (có thể tạo sản phẩm cá nhân hoặc nhóm) và giao nhiệm vụ: + Vận dụng hai cách thực hành để tạo sản phẩm tranh tĩnh vật theo ý thích. + Tìm hiểu ý tưởng thực hành của bạn và chia sẻ ý tưởng của mình với bạn. - GV nhắc HS tạo các hình ảnh như: lọ, quả, hoa, bát/chén, ca, cốc,… và sử dụng màu tím, màu xanh lục, màu da cam là chính và sử dụng thêm màu khác theo ý thích để hoàn thiện sản phẩm. - GV quan sát HS thực hành, trao đổi để hướng dẫn, gợi mở hoặc hỗ trợ HS (nếu cần) và vận dụng vào đánh giá.
|
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: + Màu tím = màu xanh da trời + màu đỏ. + Màu xanh lục (xanh lá cây) = màu xanh da trời + màu vàng. + Màu da cam = màu vàng + màu đỏ.
- HS khác lắng nghe và bổ sung.
- HS lắng nghe và bổ sung. - HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS quan sát GV thực hiện.
- HS trả lời: Các màu thứ cấp trong mỗi hình ảnh là: + Hình 1: màu tím, màu da cam. + Hình 2: màu xanh lục, màu cam, màu tím. + Hình 3: màu xanh lục, màu tím, màu da cam.
- HS khác lắng nghe và bổ sung.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 3 cánh diều theo công văn mới nhất
GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản powerpoint)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)