Giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 11: Bạn rô-bốt của em (2 tiết)

Giáo án bài 11: Bạn rô-bốt của em (2 tiết) sách mĩ thuật 3 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của mĩ thuật 3 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 11: Bạn rô-bốt của em (2 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 3 cánh diều theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 11: BẠN RÔ-BỐT CỦA EM (2 TIẾT)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

- Biết được khối tương phản về hình dạng, kích thước. Bước đầu làm quen với tìm hiểu vẻ đẹp của sản phẩm trong đời sống và tác phẩm mĩ thuật có khối tương phản về hình dạng, kích thước.

- Kết hợp được một số khối tương phản về hình dạng hoặc kích thước để tạo sản phẩm rô-bốt theo ý thích và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành.

  1. Năng lực

- Năng lực mĩ thuật

  • Biết được khối tương phản về hình dạng, kích thước. Bước đầu làm quen với tìm hiểu vẻ đẹp của sản phẩm trong đời sống và tác phẩm mĩ thuật có khối tương phản về hình dạng, kích thước.
  • Kết hợp được một số khối tương phản về hình dạng hoặc kích thước để tạo sản phẩm rô-bốt theo ý thích và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành.
  • Trưng bày và chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm rô-bốt của mình/nhóm.

- Năng lực chung: trao đổi, chia sẻ; biết được một số hỗ trợ của rô-bốt trong đời sống; vận dụng hiểu biết về hình khối trong môn Toán vào học tập; kết hợp được một số kĩ năng tạo hình với đất nặn, vật liệu sẵn có để tạo sản phẩm.

  1. Phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng ở học sinh đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm,… thông qua một số biểu hiện, như:

- Chuẩn bị vật liệu, đất nặn,…

- Tìm hiểu ứng dụng của rô-bốt trong đời sống

- Tôn trọng sự sáng tạo của bạn vè và người khác

- Giữ vệ sinh trong thực hành, sáng tạo với vật liệu sẵn có

- Chuẩn bị họa phẩm, vật liệu dạng khối,… phù hợp với yêu cầu của bài học

- Trân trọng, giữ gìn những sản phẩm của bạn và của người khác.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học: Thuyết trình, gợi mở, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm, thực hành sáng tạo, đánh giá, luyện tập.
  3. Thiết bị dạy học

- Đối với GV:

  • SGK, SGV
  • Một số tranh, ảnh, video liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có)

- Đối với HS:

  • SGK, VBT (nếu có)
  • Bút chì, màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu…
  • Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS để dẫn dắt vào bài học.

b. Cách thức thực hiện

- GV tổ chức HS hoạt động nhóm thông qua trò chơi “Những điều em đã biết” và giao nhiệm vụ:

+ Mỗi nhóm nhận một phiếu giấy A4 và một số khối có hình dạng, kích thước, chất liệu khác nhau.

+ Viết tên, chất liệu của từng khối vào phiếu. Nhóm nào viết được nhiều, đúng hơn và hoàn thành nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học.

 

B. TỔ CHỨC DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT, NHẬN BIẾT (tr.43, 44 SGK)

Hoạt động 1: Nhận biết khối tương phản (tr.43 SGK)

a. Mục tiêu: HS biết được cặp khối cơ bản tương phản về hình dạng, kích thước.

b. Cách thức thực hiện

- GV yêu cầu HS quan sát, trao đổi, thảo luận và cho biết:

+Tên mỗi khối cơ bản (khối lập phương, khối cầu).

+ Sự khác nhau về hình dạng của khối ở cặp hình số 1.

+ Sự khác nhau về hình dạng, kích thước của khối ở cặp hình số 2.

- GV mời HS nhận xét.

- GV tóm tắt câu trả lời, nhận xét của HS và giới thiệu rõ hơn ở mỗi cặp hình:

+ Cặp hình 1 gồm khối lập phương, khối cầu là hai hình dạng khác nhau, đặt gần nhau thể hiện sự tương phản về hình dạng của khối.

+ Cặp hình 2 gồm hai khối lập phương là giống nhau về hình dạng, những có kích thước lớn, nhỏ khác nhau, đặt gần nhau thể hiện sự tương phản về kích thước của khối.

- GV tóm tắt kiến thức, kết hợp sử dụng câu kết luận (tr.39 SGK) và nội dung Giải thích thuật ngữ (tr.69 SGK) để giúp HS nắm rõ hơn về khối tương phản.

- GV có thể sử dụng hai khối hộp vuông bằng giấy đã qua sử dụng, một hộp có kích thước lớn, một hộp có kích thước nhỏ và một quả bóng nhựa một màu để thu hút HS quan sát nhận biết khối tương phản.

 

Hoạt động 2: Tìm khối tương phản trong tác phẩm mĩ thuật và sản phẩm rô-bốt (tr.43 SGK)

a. Mục tiêu: HS nhận ra, giới thiệu được hình ảnh dạng khối có tương phản về hình dạng, kích thước ở hình ảnh trong đời sống và tác phẩm mĩ thuật.

b. Cách thức thực hiện

* Sử dụng hình quan sát (tr.43 SGK)

- GV yêu cầu HS quan sát, trao đổi và cho biết:

+ Những khối hình nào khác nhau và hình dạng?

+ Những khối hình nào khác nhau về kích thước?

+ Phần khuôn mặt, cổ của tượn Chân dung Đa-nây giống với khối hình nào mà em biết?

- GV mời HS trả lời, chia sẻ; HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV bổ sung và tổng hợp cho HS:

+ Tượng Chân dung Đa-nây (Danaide) của nhà điêu khắc Bờ-ran-cu-si (Constantin Brancusi, 1876 – 1957) có chất liệu bằng đồng. Bức tượng được hoàn thiện năm 1918 và hiện được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại New York, Mỹ. Đây là bức chân dung được sáng tác cách điệu từ chân dung của cô gái tên là Margit Pogany một sinh viên nghệ thuật người Hungary mà Brancusi gặp ở Paris năm 1910. Sự đơn giản được thể hiện tại các chi tiết trên khuôn mặt đã tạo nên vẻ đẹp tinh tế cho tác phẩm.

+ Brancusi là nhà điêu khắc có ảnh hưởng nhất của thế kỉ XX. Các tác phẩm điêu khắc của ông mang tính trừu tượng đến mức chưa từng có trong nghệ thuật hiện đại và mở đường cho các tác phẩm điêu khắc và các phong trào siêu thực tối giản của những năm 1960.

 

* Sử dụng hình ảnh rô-bốt (tr.44 SGK)

- GV yêu cầu HS quan sát, trao đổi và cho biết:

+ Tên những bộ phận của hình ảnh rô-bốt.

+ Những bộ phận nào trên hình ảnh rô-bốt giống với khối cơ bản?

- GV mời HS trả lời, chia sẻ; HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV tóm tắt câu trả lời, chia sẻ của HS; kết hợp giới thiệu một số công việc rô-bốt có thể hỗ trợ con người trong đời sống.Ví dụ: làm việc nhà, làm y tá chăm sóc bệnh nhân, làm giáo viên, vận động viên, người bán hàng, hướng dẫn viên khách sạn,…

- GV có thể giới thiệu thêm một số sản phẩm, tác phảm mĩ thuật (hình ảnh hoặc nguyên mẫu) và hình ảnh sản phẩm rô-bốt (sản phẩm công nghệ hoặc sản phẩm tạo hình từ đất nặn hay vật liệu sẵn có,…) thể hiện rõ khối tương phản, giúp HS dễ nhận biết và có thể hình thành ý tưởng ban đầu cho thực hành sáng tạo sản phẩm theo ý thích.

- GV tổng hợp kiến thức.

 

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, SÁNG TẠO (tr.44, 45 SGK)

Hoạt động 1: Hướng dẫn cách thực hành (tr.44, 45 SGK)

Nhiệm vụ 1: Tạo hình rô-bốt từ vật liệu tái chế dạng khối (tr.44 SGK)

a. Mục tiêu: HS nắm được cách tạo hình rô-bốt từ vật liệu tái chế dạng khối như: vỏ hộp giấy, lõi giấy vệ sinh,…)

b. Cách thức thực hiện

- GV yêu cầu HS quan sát, trao đổi và nêu các bước tạo hình rô-bốt, nêu các khối và vật liệu sử dụng để tạo nên rô-bốt.

- GV cho HS khác nhận xét.

- GV tổng hợp kiến thức.

- GV có thể thị phạm trực tiếp thao tác tạo hình một vài chi tiết như: đầu, cánh, tay, chân,… kết hợp tương tác với HS (vấn đạp, gợi mở, thực hành,…) và hướng dẫn HS theo các bước:

+ Bước 1: Chọn vật liệu phù hợp để tạo hình rô-bốt. Nên chọn vật liệu tái chế có dạng khối cơ bản như vỏ hộp giấy hình lập phương, chữ nhật (vỏ hộp bánh đậu xanh, vỏ hộp giấy đựng thuốc), lõi giấy vệ sinh, nắp chai nhựa (khối hình trụ), quả bóng nhựa loại nhỏ, quả bóng bàn (khối cầu),…

+ Bước 2: Chọn vật liệu có khối phù hợp với từng bộ phận của rô-bốt (chọn theo ý thích).

+ Bước 3: Tạo hình và trang trí các bộ phận của rô-bốt và một số chi tiết cần thiết (phần thân, phần đầu, tay, chân,…).

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và thảo luận nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tiếp nhận kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và trao đổi với bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời; HS khác nhận xét.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 3 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản powerpoint)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD MĨ THUẬT 3 CÁNH DIỀU 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: SÁNG TẠO CÙNG MÀU SẮC

Giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 1: Những màu sắc khác nhau (2 tiết)
Giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 4: Đồ vật trong gia đình (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: TẠO DÁNG NGƯỜI ĐỘNG

Giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 6: Trò chơi thú vị (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: SỰ KIỆN VUI VẺ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: SỰ KẾT HỢP CỦA CÁC HÌNH, KHỐI KHÁC NHAU

Giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 11: Bạn rô-bốt của em (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: NHỮNG BỀ MẶT KHÁC NHAU CỦA VẬT LIỆU

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT MĨ THUẬT 3 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: SÁNG TẠO CÙNG MÀU SẮC

Giáo án điện tử bài 1: Những sắc màu khác nhau
Giáo án điện tử bài 2: Sáng tạo với vật liệu có màu đậm, màu nhạt

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: HÌNH ẢNH NỔI BẬT

Giáo án điện tử bài 4: Đồ vật trong gia đình

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: TẠO DÁNG NGƯỜI ĐỘNG

Giáo án điện tử mĩ thuật 3 cánh diều bài 6: Trò chơi thú vị

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: SỰ KIỆN VUI VẺ

Giáo án điện tử mĩ thuật 3 cánh diều bài 9: Cùng nhau ôn tập học kì I

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: SỰ KẾT HỢP CỦA CÁC HÌNH, KHỐI KHÁC NHAU

Giáo án điện tử mĩ thuật 3 cánh diều bài 11: Bạn rô – bot của em

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: NHỮNG BỀ MẶT KHÁC NHAU CỦA VẬT LIỆU

Chat hỗ trợ
Chat ngay