Giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 6: Trò chơi thú vị (2 tiết)

Giáo án bài 6: Trò chơi thú vị (2 tiết) sách mĩ thuật 3 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của mĩ thuật 3 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 6: Trò chơi thú vị (2 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 3 cánh diều theo công văn mới nhất

 

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 6. TRÒ CHƠI THÚ VỊ (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:
  • Bước đầu tạo được hành động của dáng người trong tranh trò chơi thú vị.
  • Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về tranh trò chơi của mình, của bạn.
  1. Năng lực

- Năng lực mĩ thuật:  

  • Nêu được một số trò chơi có dáng người ở tư thế động và cách vẽ tranh trò chơi thú vị theo ý thích.
  • Vẽ được bức tranh trò chơi yêu thích có các dáng người ở tư thế động và tập trung trao đổi trong thực hành.
  • Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về tranh trò chơi của mình, của bạn.

- Năng lực chung và năng lực đặc thù khác:

  • Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số năng lực chung và năng lực ngôn ngữ, khoa học, thể chất,… như: trao đổi, chia sẻ cách áp dụng các tư thế khác nhau trong hoạt động thể thao, hoạt động vui chơi,… để thể hiện trên sản phẩm; biết lựa chọn trò chơi phù hợp, góp phần rèn luyện sức khỏe, tăng cường thể chất cho bản thân và chia sẻ với mọi người.
  1. Phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm,… thông qua một số biểu hiện như:
  • Có ý thức rèn luyện, bảo vệ cơ thể, tích cực tham gia các hoạt động góp phần phát triển cơ thể hài hòa, cân đối;
  • Tôn trọng sản phẩm mĩ thuật thể hiện trò chơi yêu thích của bạn;
  • Đoàn kết với bạn khi tham gia trò chơi,…
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học: Thuyết trình, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, thực hành sáng tạo, trực quan, luyện tập, đánh giá.
  3. Thiết bị dạy học

- Đối với GV:

  • SGK, SGV
  • Một số tranh, ảnh, video đến trò chơi thú vị.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có)
  • Một số SPMT của HS với chủ đề trò chơi thú vị.

- Đối với HS:

  • SGK, VBT (nếu có)
  • Bút chì, màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, keo dán,…
  • Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. TỔ CHỨC KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS tích cực tham gia vào nội dung bài học mới.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức trò chơi khởi động tạo hứng thú cho HS: GV trình chiếu hình ảnh các bạn HS đang tham gia những trò chơi như: nhảy dây, bịt mắt bắt dê, đá cầu, trốn tìm… để HS quan sát và yêu cầu HS cho biết tên của mỗi trò chơi.

- GV mời HS trả lời và HS khác nhận xét phần trả lời của bạn.

- GV tổng hợp kết quả và giới thiệu nội dung bài mới.

B. TỔ CHỨC DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT VÀ NHẬN BIẾT (tr.24 SGK)

a. Mục tiêu: HS nêu được tên trò chơi và tư thế dáng người trong trò chơi ở hình ảnh trực quan. 

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát, trao đổi và cho biết:

+ Các nhân vật trong hình minh họa đang chơi trò chơi gì?

+ Hình ảnh, chi tiết nào giúp em nhận ra tên của mỗi trò chơi?

+ Trò chơi nào là trò chơi cá nhân? Trò chơi nào là trò chơi nhóm?

+ Em hãy chỉ ra một số dáng người chuyển động khác nhau ở mỗi hình minh họa.

 

- GV mời HS nhận xét phần trả lời của bạn và bổ sung

- GV yêu cầu HS đọc nội dung khung ghi nhớ cuối SGK tr.24: Hình dáng người trong tranh vẽ các trò chơi thường ở tư thế động.  

- GV tóm tắt nội dung kiến thức: Trò chơi dành cho trẻ em ở Việt Nam rất đa dạng, phong phú. Mỗi vùng, miền đều có những trò chơi đặc sắc với nội dung và hình thức trò chơi thú vị, thể hiện rõ đặc trưng văn hóa vùng miền cũng như tính giáo dục thông qua mỗi trò chơi.

c. Cách thức mở rộng:

- GV mời một số HS giới thiệu thêm một số trò chơi và mô tả tư thế động của dáng người (hoặc mời HS lên thể hiện/ minh họa).

- GV tổ chức cho HS xem video/ clip về trò chơi dân gian hoặc tổ chức HS chơi trò chơi ghép hình với chủ đề “Trò chơi dân gian”, góp phần tạo hứng thú cho HS trước khi chuyển sang hoạt động tiếp theo.

 

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, SÁNG TẠO (tr.25 SGK)

Hoạt động 1: Hướng dẫn cách thực hành các bước vẽ tranh trò chơi nhảy lò cò (tr.25 SGK)

a. Mục tiêu: HS nắm được cách vẽ bức tranh nhảy lò cò.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát, trao đổi và cho biết:

+ Các bước vẽ tranh.

+ Hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong bức tranh.

+ Màu sắc ở hình ảnh chính, hình ảnh phụ và màu sắc ở phần nền của bức tranh được thể hiện như thế nào?

+ Hình ảnh, chi tiết nào trong bức tranh giúp em nhận biết được đó là trò chơi nhảy lò cò?

- GV gọi HS trả lời và HS khác nhận xét câu trả lời của bạn. GV nhận xét, đánh giá và tổng kết nội dung đáp án các câu hỏi.

- GV thực hiện trực tiếp hoặc trình chiếu để hướng dẫn HS thực hành theo các bước.

- GV có thể kết hợp thị phạm, gợi ý HS cách vẽ các bước nhằm phát huy sự chủ động của HS đồng thời giúp HS khắc sâu kiến thức, kĩ năng.

c. Cách thức mở rộng:

- GV có thể giới thiệu thêm một số bức tranh khác (hình ảnh hoặc nguyên mẫu) về trò chơi nhảy lò cò hoặc trò chơi dân gian thú vị khác.

- GV gợi mở cho HS tìm hiểu thêm cách vẽ tranh ở mục Một số sản phẩm tham khảo (tr.26 SGK) để có thêm ý tưởng thực hành sáng tạo.

Hoạt động 3: Thực hành, sáng tạo sản phẩm

a. Mục tiêu: HS vẽ được tranh trò chơi em yêu thích và tập trao đổi, chia sẻ trong thực hành. 

b. Cách thức thực hiện:

- GV bố trí HS ngồi theo nhóm (có thể tạo sản phẩm cá nhân hoặc sản phẩm nhóm).

- GV giao nhiệm vụ cho HS vẽ tranh về trò chơi em yêu thích (Tiết 1. Vẽ hình; Tiết 2: Vẽ màu).

- GV có thể kết hợp hình ảnh trực quan để gợi ý rõ hơn cho HS:

+ Chọn nội dung trò chơi theo ý thích

+ Vẽ hình dáng nhân vật chính trước ở trung tâm bức tranh; vẽ hình ảnh phụ và chi tiết khác ở xung quanh.

+ Vẽ màu hình ảnh chính trước, sử dụng màu sắc tươi sáng để tạo sức hút người xem; vẽ hình ảnh phụ và chi tiết sau với màu sắc không nổi bật hơn hình ảnh chính.

+ Chọn hình ảnh, chi tiết để làm rõ hơn nội dung trò chơi.

+ Không nên vẽ hình ảnh chính/ phụ quá to hoặc quá nhỏ.

- GV nhắc HS có thể quan sát bạn trong nhóm thực hành, có thể học hỏi, tham khảo cách thực hành của bạn hoặc tham khảo một số sản phẩm trong SGK.  

 

 

 

 

- HS tích cực, hào hứng tham gia chơi trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời và nhận xét câu trả lời của bạn.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Các nhân vật trong hình minh họa đang chơi:

-         Hình 1: Cầu trượt, xích đu

-         Hình 2: Bịt mắt bắt dê

-         Hình 3: Kéo co

-         Hình 4: Đá cầu

+ Hoạt động của họ trong mỗi hình giúp em nhận ra tên mỗi trò chơi:

-         Hình 1: Cầu trượt, xích đu

-         Hình 2: Bịt mắt, con dê

-         Hình 3: Dây kéo co, hai đội

-         Hình 4: Cầu đá

+ Trò chơi cá nhân là trò đá cầu, còn lại là trò chơi nhóm.

+ Chuyển động khác nhau ở mỗi hình minh họa:

-         Hình 1: Ngồi, trượt, leo

-         Hình 2: Chạy

-         Hình 3: Kéo

-         Hình 4: Đá

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS đọc và ghi nhớ nội dung.

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và trao đổi trả lời:

+ Các bước vẽ tranh:

-         Bước 1: Vẽ hình nhân vật chính về trò chơi

-         Bước 2: Vẽ thêm hình nhân vật phụ và các chi tiết cần thiết.

-          Bước 3: Vẽ màu cho nhân vật chính, nhân vật phụ và các chi tiết khác.

-         Bước 4: Vẽ nền và hoàn thành bức tranh.

+ Màu sắc ở hình ảnh chính, hình ảnh phụ và ở phần nền được thể hiện tươi sáng, rực rỡ,…

+ Hình ảnh, chi tiết giúp em nhận ra đó là trò chơi nhảy lò cò là: đường kẻ số, các bạn chơi, động tác nhảy,…

 

 

 

- HS nhận xét câu trả lời và lắng nghe nhận xét.

 

- HS quan sát, lắng nghe và tiếp thu.

 

- HS quan sát và thực hiện theo.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Mĩ thuật 3 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản powerpoint)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD MĨ THUẬT 3 CÁNH DIỀU 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: SÁNG TẠO CÙNG MÀU SẮC

Giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 1: Những màu sắc khác nhau (2 tiết)
Giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 4: Đồ vật trong gia đình (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: TẠO DÁNG NGƯỜI ĐỘNG

Giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 6: Trò chơi thú vị (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: SỰ KIỆN VUI VẺ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: SỰ KẾT HỢP CỦA CÁC HÌNH, KHỐI KHÁC NHAU

Giáo án mĩ thuật 3 cánh diều bài 11: Bạn rô-bốt của em (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: NHỮNG BỀ MẶT KHÁC NHAU CỦA VẬT LIỆU

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT MĨ THUẬT 3 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: SÁNG TẠO CÙNG MÀU SẮC

Giáo án điện tử bài 1: Những sắc màu khác nhau
Giáo án điện tử bài 2: Sáng tạo với vật liệu có màu đậm, màu nhạt

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: HÌNH ẢNH NỔI BẬT

Giáo án điện tử bài 4: Đồ vật trong gia đình

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: TẠO DÁNG NGƯỜI ĐỘNG

Giáo án điện tử mĩ thuật 3 cánh diều bài 6: Trò chơi thú vị

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: SỰ KIỆN VUI VẺ

Giáo án điện tử mĩ thuật 3 cánh diều bài 9: Cùng nhau ôn tập học kì I

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: SỰ KẾT HỢP CỦA CÁC HÌNH, KHỐI KHÁC NHAU

Giáo án điện tử mĩ thuật 3 cánh diều bài 11: Bạn rô – bot của em

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: NHỮNG BỀ MẶT KHÁC NHAU CỦA VẬT LIỆU

Chat hỗ trợ
Chat ngay